Giải pháp nâng cao chất lƣợng Việt hóa truyền hình thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 107 - 119)

3.2.1. Nhóm giải pháp chung

Quán triệt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về truyền hình

Nhận thức tầm quan trọng của truyền hình nói riêng và báo chí nói chung trong công cuộc phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều đường lối, chính sách tạo điều kiện để truyền hình phát triển toàn diện. Quan điểm chung là phát triển truyền hình hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; là công cụ tuyên truyền hữu hiệu của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị quốc gia trong mọi tình huống. Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới, bảo đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế. Đảng và Nhà nước tạo mọi điều kiện để truyền hình phát triển trên cơ sở gắn kết các yếu tố nội dung, kỹ thuật, kinh tế; từng bước đổi mới kỹ thuật và công nghệ truyền hình theo hướng hội tụ công nghệ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đảng và Nhà nước khuyến khích tăng cường xã hội hóa việc sản xuất các CTTH. Tuy nhiên, xã hội hóa truyền hình phải đi đến mục đích thống nhất, đó là sản xuất được những chương trình hay, hấp dẫn, bổ ích và người được hưởng lợi

truyền thông, hay thể hiện sự trốn tránh, yếu k m của các ĐTH thì đó không phải là mục tiêu đặt ra của xã hội hóa. Dung hòa các lợi ích, trong đó đề cao lợi ích của khán giả là hướng đi đúng đắn của việc xã hội hóa sản xuất các CTTH.

Phát biểu tại hội thảo về vấn đề này được tổ chức trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc ở Nha Trang tháng 1/2006, ông Đỗ Kim Cuông - Vụ trưởng Vụ Văn Nghệ - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương khi đó (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: V n đề xã hội hóa li n quan nhiều đến v n đề tiền bạc trong mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, v n đề được nhìn nhận dưới góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hóa không chỉ các đơn vị Nhà nước mà còn có nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. V n đề là nhận th c của nhà đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu. Nếu các đài có thể cầm trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì xã hội hóa truyền hình nh t định sẽ đạt được thành công.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển nở rộ đến mức bão hòa của THTT, vấn đề xã hội hóa truyền hình đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, khiến nhiều người phải đặt câu hỏi: Xã hội hóa, liên kết sản xuất hay là phân lô, bán sóng ? Xã hội hóa hay là tư nhân hóa ... Sự mất chủ động của các Đài, đặc biệt là ĐTH quốc gia trong cuộc chơi xã hội hóa sẽ khiến cho một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước không phát huy được hiệu quả. Chính vì vậy, cần phải có sự nhận thức đúng đắn về vai trò và phương thức xã hội hóa truyền hình phù hợp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các ĐTH, đội ngũ phóng viên, biên tập viên các Đài, các đối tác tư nhân tham gia quá trình xã hội hóa và cả khán giả.

Và phải chăng, đã đến lúc các cơ quan quản lý cần có chỉ đạo cụ thể đối với các ĐTH về quy mô, định hướng phát triển của THTT trong thời gian tới, thậm chí là quy định về số lượng chương trình mua bản quyền nước ngoài được lên sóng trong một năm, số lượng chương trình được sản xuất theo mô hình xã hội hóa... Tại Trung Quốc vừa qua, Tổng cục Báo chí, Xuất bản, Phim truyện, Phát thanh và Truyền hình nước này đã ra quyết định hạn chế số lượng các chương trình THTT tìm kiếm tài năng có bản quyền nước ngoài vì cho rằng chúng đang lũng đoạn, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành truyền hình nước này. Theo đó,

mỗi ĐTH chỉ có thể phát sóng một năm một chương trình mua bản quyền nước ngoài. Và các chương trình này không được lên sóng vào giờ vàng (từ 19h 30 đến 22 h).

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để có cơ chế quản lý, xử phạt rõ ràng Ở nước ta, cũng như mọi lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quản lý nhà nước đối với báo chí trong đó có truyền hình, chủ yếu là thông qua pháp luật. Pháp luật hiện nay có quy định khá cụ thể về hoạt động của truyền hình, trong đó chú trọng nhất là hoạt động liên kết sản xuất chương trình, vì đây là mầm mống của quá trình tự phát, tư nhân hóa báo chí (Thông tư 19/2009 của Bộ Thông tin & Truyền thông:

Quy định về việc li n kết trong hoạt động sản xu t chương trình phát thanh, truyền hình). Cùng với đó, Nghị định 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xu t bản cũng đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để xác định đối tượng chịu trách nhiệm, nội dung x phạt và mức phạt hành chính đối với các chương trình truyền hình, trong đó có THTT.

Mới đây, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định x phạt 15 triệu đồng đối với VTV, vì hành vi một nhóm nhạc đã s dụng chiếc khăn Piêu để làm khố trong chương trình Nhân tố bí ẩn phát sóng trên VTV3 là “không thích hợp, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận,” được quy định tại Điểm C, Khoản 3, Điều 8 Nghị định nêu trên.

Ngoài ra, các chương trình truyền hình có yếu tố biểu diễn văn hóa nghệ thuật, với sự tham gia của các nghệ sĩ cũng đã bắt đầu được đưa vào khuôn khổ khi chịu sự ràng buộc, điều chỉnh của các chế tài do các cơ quan quản lý về văn hóa ban hành (Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012: Quy định về biểu diễn nghệ thuật;trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm; ghi hình ca múa nhạc, sân kh u). Tuy nhiên, các nhà quản lý cần tiếp tục nghiên cứu, quan sát thực tế, làm cơ sở để ban hành các thông tư, nghị định bổ sung, cụ thể hóa, lấp các kẽ hỡ trong luật hiện nay, cũng như mức x phạt hợp lý đủ

sức răn đe hơn, nhằm theo kịp sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của ngành truyền hình.

Năm 2012, chương trình Thailand's Got Talent đã vấp phải sự chỉ trích của dư luận khi phát sóng phần trình diễn một thí sinh nữ thả rông ngực vẽ tranh. Mặc dù có quan niệm khá thoáng về tình dục, tuy nhiên, Thái lan vẫn là một đất nước Phật giáo và việc xuất hiện các hình ảnh khỏa thân, gợi dục trên truyền hình là điều cấm kỵ. Cho rằng màn biểu diễn này có nội dung không phù hợp, Bộ trưởng Văn hóa nước này đã đề nghị một cuộc gặp với các đơn vị tổ chức chương trình. Kết quả, ĐTH Thái Lan bị chê trách đã không biên tập cẩn thận vì đây rõ ràng là một chương trình được ghi hình từ trước chứ không phải là truyền hình trực tiếp. 500 nghìn bạt (khoảng 300 triệu đồng) được xem là khoản tiền phạt cảnh cáo (mức cao nhất) đối với kênh truyền hình ThaiTV3. Những ví dụ thực tế để thấy sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời, với mức x phạt đủ sức răn đe của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đưa ra hình thức x lý đích đáng là cách cảnh tỉnh các NSX, khiến họ có trách nhiệm hơn với mỗi sản phẩm mình làm ra.

3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể

Đối với các NSX tư nhân và ĐTH:

- Lựa chọn các chương trình phù hợp để mua bản quyền: Hiện nay, trên thế giới, THTT vẫn đang không ngừng phát triển, cả về số lượng format mới ra đời và tính đa dạng của nội dung chương trình. NSX của Việt Nam không thể cứ bạ đâu mua đấy, thấy format nào đang nổi tiếng là tìm mọi cách để mua bằng được mà phải dựa trên một số tiêu chí nhất định để đưa ra quyết định có nên mua hay không. Trong đó, những tiêu chí quan trọng nhất là nội dung và hình thức chương trình có phù hợp với văn hóa và thị hiếu của công chúng truyền hình Việt Nam hay không NSX có đủ trình độ kĩ thuật và nhân lực để Việt hóa tốt format đó không Format chương trình độc đáo và mới mẻ ở chỗ nào, có trùng lặp với ý tưởng, hình thức của chương trình đang phát sóng khác Thị hiếu, nhu cầu của công chúng Việt thời điểm này đã phù hợp để đón nhận dạng chương trình đó ... Việc cân nhắc, lựa chọn kỹ càng để đưa ra những quyết định đúng đắn vừa giúp chính NSX không phải tốn

công sức và tiền bạc, đồng thời góp phần làm cho sóng truyền hình không bị bão hòa bởi những chương trình k m chất lượng, không phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khán giả.

Với cái tên Người gi u mặt, phiên bản Việt hóa mùa đầu tiên của format THTT nổi tiếng nhất thế giới Big Brother không đạt được thành công như mong đợi tại Việt Nam. Một trong những lí do là format này khai thác triệt để mô tip "ngôi nhà chung" chưa phù hợp với thị hiếu xem truyền hình của người Việt hiện tại. Trong khi đó, format Topstar to Operastar - Chinh phục đỉnh cao lại thất bại vì nội dung xoay quoanh loại hình nghệ thuật không phổ biến với công chúng Việt Nam là thính phòng opera... Thiết nghĩ phải trải qua những thất bại vì lựa chọn sai lầm như vậy, NSX của Việt Nam mới rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình trong tương lai.

- Gia tăng liều lượng và sử dụng đích đáng các yếu tố văn hóa dân tộc trong quá trình Việt hóa

Qua phân tích quá trình Việt hóa 5 chương trình THTT mua bản quyền tiêu biểu ở chương 2 của luận văn, có thể thấy, đa phần các chương trình đều mắc một hạn chế chung là còn ít tận dụng các yếu tố văn hóa dân tộc để xây dựng ý tưởng nội dung và hình thức trong quá trình tái sản xuất các format có tính toàn cầu. Việc gia tăng liều lượng các yếu tố văn hóa Việt Nam đối với các format ngoại là một cách hữu hiệu để tránh được những cú sốc văn hóa cho khán giả, đồng thời góp phần làm cho chương trình dễ được công chúng đón nhận hơn.

Mặt khác trong nhiều trường hợp, các yếu tố văn hóa truyền thống hoặc vấn đề xã hội thời sự xuất hiện kh o l o, đúng thời điểm trong chương trình lại thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Ví dụ như hiện tượng nhí Phương Mỹ Chi với dòng nhạc dân ca trong Giọng hát Việt nhí 2013; hay nghệ thuật hát xẩm và hình ảnh nghệ nhân Hà Thị Cầu được tái hiện trên sân khấu Gương mặt thân quen

2014 qua phần trình diễn của nam ca sĩ trẻ Hoài Lâm... Tại đêm chung kết Vietnam Idol 2014 mới đây, trong tiết mục sau khi đăng quang, thí sinh Nhật Thủy đã hát ca

đổi ở phút cuối của NSX thực sự là một lựa chọn khôn ngoan. Bài hát về tinh thần cống hiến tuổi thanh xuân cho tổ quốc vang lên đúng vào thời điểm vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc đang vô cùng căng thẳng, đã góp phần khơi gợi lòng yêu nước trong mỗi khán giả ngồi trước màn hình theo dõi chương trình và trên các diễn đàn mạng xã hội...

NSX phải luôn nhận thức rằng: "Người Việt dù xem THTT format nước ngoài nhưng lại đòi hỏi r t cao về ch t Việt. Đó là lý do vì sao người ta ủng hộ hết mình cô bé Phương Mỹ Chi trong The Voice Kid vì trung thành hát nhạc dân ca và phản ng gay gắt với tình trạng hát tiếng Anh quá nhiều trong Giọng hát Việt. Chỉ cần nhìn vào đó là th y một phần vai trò của Việt hóa". Phóng viên Lê Giang, Báo điện t Vnexpress.net bày tỏ quan điểm.

Đạo diễn truyền hình Nguyễn Hà - Giám đốc sản xuất chương trình Gương mặt thân quen cho biết: "Sự dàn dựng khéo léo của kíp để những tiết mục cổ truyền xu t hiện tr n sân kh u hiện đại có hình th c (format) quốc tế, góp phần thu hút sự y u thích của giới trẻ cũng như hâm nóng chính những khán giả ruột của các bộ môn này. Đối với những chương trình THTT thì lợi ích là tiếp cận được nguồn tác phẩm phong phú trong dân gian hay từ sự sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ đi trước. Đặc biệt, các tiết mục dân gian sẽ giúp chương trình của nước ta có bản sắc ri ng, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với các nước khác"

Tất nhiên, việc s dụng yếu tố văn hóa dân tộc nào và khai thác như thế nào để xây dựng ý tưởng cho chương trình cho hợp lý không phải là một chuyện dễ, đòi hỏi ở trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của ê kíp sản xuất. Sau mỗi mùa phát sóng, NSX nên tổ chức thăm dò dư luận để đánh giá được những thành công và hạn chế trong nội dung, hình thức chương trình, làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp. Điều này là cần thiết đối với lộ trình phát triển của một format truyền hình nếu muốn hướng tới sự chuyện nghiệp, bên cạnh việc đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kĩ thuật...

- Lưu ý tới những khác biệt về văn hóa và thị hiếu công chúng để điều chỉnh cho phù hợp

Như đã phân tích, bản thân các format THTT ngoại đã hàm chứa nhiều yếu tố văn hóa phương Tây - vốn có nhiều khác biệt với văn hóa Việt Nam. Với những ràng buộc về bản quyền, NSX Việt Nam không thể triệt tiêu tất cả các yếu tố văn hóa nước ngoài, mà phải tỉnh táo kế thừa những điểm tích cực, đồng thời điều chỉnh, giảm bớt những gì không phù hợp. Chỉ có như vậy mới tránh được tình trạng khán giả bị sốc trước những hình ảnh, hành động phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục trên truyền hình đại chúng.

Về vấn đề này, ông Trương Văn Minh, Trưởng Ban Chương trình Đài Truyền hình TP. HCM chia sẻ: "Với vai trò thẩm định, chỉnh lý và bằng phương pháp quan sát tham dự, chúng tôi nhận th y các lưu ý về khác biệt văn hóa sau đây đóng vai trò chính trong quá trình bản địa hóa các phi n bản Việt Nam: ý th c tập thể đối lập với tự do cá nhân; tư tưởng dân chủ ở phương Đông khác với tư tưởng dân chủ kiểu phương Tây; quan điểm xem truyền hình là công cụ giáo dục định hướng hơn là phương tiện giải trí thuần túy; thái độ chia sẻ của cộng đồng với khó khăn của các cá nhân..." [46]. Để dẫn chứng cho quan điểm của mình, ông Minh phân tích quá trình "Việt hóa" format So you think you can dance - Thử thách cùng bước nhảy, phát sóng trên kênh HTV7 từ năm 2012. So với định dạng gốc, HTV đã yêu cầu NSX Đông Tây Promotion đưa thêm vào chương trình những chi tiết chuyên môn để làm nổi bật bốn vấn đề: Một là các giám khảo chuyên môn sẽ nhiều lần nhắc tới tính nghệ thuật và sự lao động sáng tạo trong nghệ thuật múa; Hai là các thí sinh sẽ tập trung trình bày quan điểm của mình theo hướng khẳng định con đường nghề nghiệp mình đã chọn và phấn đấu đạt đỉnh cao trong nghề nghiệp bằng đam mê nghệ thuật và lao động nghệ thuật chân chính; Ba là nói không với bất cứ “chiêu trò” thu hút dư luận và bốn là thống nhất quan điểm không cay cú ăn thua trong thí sinh, loại bỏ tính từ “tài năng” ra khỏi danh hiệu quán quân và thay bằng tính từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 107 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)