41 25 30 20 25 35 28 Với mạng đường bay như trên mới chỉ bao phủ hầu hết các tỉnh th ành
2.6.2.2. Nănglực rút ngắn thời gian của nhân viên phục vụ trực tiếp.
Sản xuất nói chung trong thời kỳ của nền văn minh làn sóng thứ hai (nền văn minh công nghiệp sản xuất hàng loạt), các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động bao gồm trình độ lành nghề, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, môi trường
làm việc. Nhưng sản xuất trong nền văn minh làn sóng thứ ba (nền văn minh hậu
công nghiệp) xuất hiện thêm một yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là yếu tố về thông
tin, hay còn gọi là nền sản xuất trong môi trường điện tử. Dù sản xuất trong thời
kỳ của nền văn minh làn song thứ hai hay trong nền văn minh làn sóng thứ ba
thì mục tiêu cuối cùng là nhằm rút ngắn thời gian. Do đó chỉ tiêu đánh giá năng
lực rút ngắn thời gian của nhân viên tuyến đầu trong kinh doanh vận tải HK có
thể được mô hình hoá bằng công thức 2.
(Cb Mb + Db) Min (2)
Trong đó: Cb: Là tổng chi phí bồi thường chậm chuyến,
Mb: Là tổng giá trị bị thiệt hại do huỷ chuyến,
Db: Là tổng doanh thu bị mất từ những khách hàng tủng thành,
Như vậy, nếu (Cb Mb + Db) càng nhỏ thì năng lực rút ngắn thời gian của
nhân viên tuyến đầu càng cao, và ngược lại. Đây là chỉ tiêu đánh giá rất quan
trọng nhằm giúp cho công tác phân công lao động, cũng như công tác đào tạo
hợp lý để có được đội ngũ lao động tuyến đầu có năng suất lao động cao.
2.6.2.3. Doanh thu bình quân 1 hành khách vận chuyển hay 1 kg hàng hoá vận
tải.
Doanh thu bình quân 01 hành khách vận chuyển: Là doanh thu tính bình
quân cho 1 hành khách trong kỳ kinh doanh, được tính toán bằng công thức 3. RVP
PP =
QP (3)
Trong đó: PP : Là doanh thu bình quân vận chuyển 01 hành khách, RVP : Là doanh thu vận chuyển hành khách.
QP : Là khối lượng hành khách vận chuyển.
Doanh thu bình quân 01 kg hàng hoá vận tải: Là doanh thu vận tải hàng
hoá tính bình quân trên 01 kg hàng,và được tính toán bằng công thức 4.
Qc
Trong đó: Pc : Là doanh thu bình quân 01 kg hàng hoá vận tải
RVh : Là doanh thu vận tải hàng hoá. Qc : Là khối lượng hàng hoá vận tải.
Đây là chỉ tiêu giúp các nhà quản lý có căn cứ lập kế hoạch doanh thu kỳ
kinh doanh tiếp theo trên toàn mạng bay, trên từng thị trường, trên mỗi đường
bay, hoặc từng chuyến bay. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu để phân tích dánh giá
hiệu quả kinh doanh vận chuyển hành khách và vận tải hàng hoá giữa các kỳ
kinh doanh của hãng HK, cũng như để phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh
giữa các hãng HK với nhau.
2.6.2.4. Doanh thu bình quân 1 hành khách/Km hay 1 tấn hàng hoá/Km.
Doanh thu bình quân 01 hành khách/Km (Pax Yield): Là doanh thu vận
tải hành khách tính bình quân cho 1 đơn vị hành khách trên 1 Km (HK.Km), và
được tính bằng công thức 5.
RVP Ppk =
RPK (5)
Trong đó: Ppk : Là doanh thu bình quân 01 hành khách/Km. RVp : Là doanh thu vận chuyển hành khách, RPK : Là hành khách/Km.
Doanh thu bình quân 01 tấn hàng hoá/Km (cargo Yield): Là doanh thu
tính cho 01 tấn hàng hoá trên 1 Km; và được tính toán bằng công thức 6.
RV-h Pck =
ATK (6)
Trong đó: Pck : Là doanh thu bình quân 01 tấn/Km.
RV-h : là doanh thu vận tải hàng hoá, hành lý, bưu kiện,
Đây là chỉ tiêu áp dụng để tính tổng thể trên toàn mạng bay, cho từng loại
máy bay, từng đường bay, từng chuyến bay, chặng bay, và trên từng thị trường.
Chỉ tiêu này dùng để phân tích so sánh doanh thu bình quân 01 hành khách và 01 tấn hàng hoá sau khi đã quy đổi trên một đơn vị đo thống nhất. Nhờ đó hãng
HK đánh giá được hiệu quả kinh doanh của chính bản thân hãng HK.
2.6.2.5. Lợi nhuận.
Chỉ tiêu này phản ánh toàn diện lao động phục vụ của hãng HK. Là chỉ
tiêu trọng yếu nhất của việc sử dụng công suất hệ lao động, công nghệ, tài chính của hãng.
Lợi nhuận tối ưu: Là chỉ tiêu kỳ vọng của các hãng HK. Việc có được lợi
nhuận tối ưu là cả một quá trình quản trị và tiến hành hoạt động kinh doanh hết sức
hợp lý đạt đến mức độ nghệ thuật. Nó có thể được lượng hoá bằng công thức 7.
LNmax = RVi - TCi (7) Với các điều kiện: RVi Max
TCi Min
Trong đó: LNmax : Là lợi nhuận tối ưu,
RV : Là tổng doanh thu,
TC : Là tổng chi phí hoạt động kinh doanh (bao gồm cả thuế).
Hiệu quả kinh tế ở đây được biểu hiện thông qua sự so sánh giữa doanh
thu và các loại chi phí phải bỏ ra để thực hiện kinh doanh. Nhưng lợi nhuận ròng của mỗi hãng HK không chỉ phụ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của họ mà còn là phụ thuộc vào yếu tố khách quan khác như chính sách thuế, chính sách tín dụng
v.v…
Tỷ suất lợi nhuận (%): Tỷ suất lợi nhuận có thể tính theo giá thành, vốn
sản xuất hoặc doanh thu. Công thức 8 là tỷ suất lợi nuận tính theo vốn kinh
doanh.
n
i=l i=l n
RV-(TC+TAX-c) Pr =
Vsx * 100 (8)
Trong đó: Pr : Là tỷ suất lợi nhuận,
RV : Là tổng doanh thu,
TC : Là tổng chi phí,
TAX-c : Là thuế được tính vào chi phí, Vsx : Là tổng số vốn kinh doanh.
Trong chỉ tiêu này có điểm đáng chú ý là không phải tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Cụ thể trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận tính
theo doanh thủ có thể quan điểm này không đúng nếu hãng HK đã định sai giá
bán.