II. CÁC TÀI LIỆU KHÁC:
HARALD ROSENLOEW EEG VỚI LUẬN VĂN CAO HỌC VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
GIÁO VIỆT NAM
Harald Rosenloew Eeg, 25 tuổi, là nghiên cứu sinh Khoa Tôn Giáo học Trường Đại học Oslo, Na Uy. Ngồi thời gian học, cậu cịn làm việc bán thời gian cho một Trung tâm khuyết tật - tâm thần trẻ em ; sáng tác nhạc và viết tiểu thuyết (có một quyển đã ấn hành và được bình chọn là tác phẩm hay trong năm 1995). Đầu tháng 12-1995, Harald đến Việt Nam để nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, chúng tơi đã có dịp tiếp xúc và Harald cho biết lý do tại sao anh muốn nghiên cứu đạo Phật tại Việt Nam. Anh nói : Năm cuối của tơi ở đại học là thời gian dành để nghiên cứu và viết luận văn Cao học tốt nghiệp. Mỗi sinh viên được quyền tự chọn đề tài cho luận văn của mình. Tơi hy vọng, luận văn tốt nghiệp của tôi sẽ viết về Phật giáo ở VN.
* Vì sao bạn chọn đề tài về Phật giáo VN ?
Ngày nay, sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa và Tơn giáo là điều không thể tránh khỏi. Qua các phương tiện truyền thông hiện đại, giúp ta hiểu biết nhiều hơn về các nền văn hóa và tơn giáo khác nhau trên khắp thế giới. Qua hai lần viếng thăm VN, cộng với môn đang học, khiến tôi chú ý đến Phật giáo VN và muốn làm một tiểu luận về tơn giáo này.
* Xin nói rõ hơn.
Tôi đặc biệt chú ý đến sự hòa nhập của Phật giáo vào lòng xã hội VN. Theo tôi, Phật giáo là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người VN. Tín ngưỡng và triết lý đạo Phật thật sự sống động qua sinh hoạt của họ. Một điểm khác, giáo lý và tư tưởng của Tịnh độ và Thiền rất thiết thực, gần gũi và phù hợp với mọi Phật tử VN dù họ thuộc tông phái nào. Đây là điểm khác biệt giữa Phật giáo VN và các nước Phật giáo láng giềng.
* Qua hơn hai tháng nghiên cứu, bạn thu nhập được những gì ?
Tơi đã ghi chép được hơn 100 trang bản thảo. Tôi đã khám phá ra một điều mà trước đây tôi không hề biết, PGVN mang nặng tính tín ngưỡng dân gian,
mà các nước láng giềng khơng có. Điều đó rất tốt, tuy nhiên cần phải loại bỏ những cái khơng phù hợp (vì cịn rất nhiều sinh hoạt mê tín dị đoan ở một số chùa ở nông thôn miền Bắc VN) với chánh pháp. Tơi may mắn khi được giải thích về điều đó.
* Việc thu thập tài liệu có gặp khó khăn gì khơng ?
Có, vì phần lớn các chùa tơi có dịp ghé thăm, các thầy cơ khơng nói được tiếng Anh mà tơi khơng rành tiếng Việt, vì thế tơi đã bỏ lở rất nhiều cơ hội học hỏi. Tuy nhiên, tôi may mắn được sự giúp đỡ của giáo sư Minh Chi ở Viện Nghiên cứu Phật học VN (do Thượng tọa Passadika ở Đức giới thiệu) và Đại đức Tịnh Tuệ ở Trường CCPHVN, giúp tơi tìm tài liệu, phiên dịch và giải thích những vấn đề khó. Giáo sư Minh Chi đang giúp tơi tìm hiểu về Phật giáo thời Lý Trần. Ngồi ra, cịn một số vị ở chùa Cổ Thạch (tỉnh Bình Thuận) cũng giúp đỡ tơi.
* Biết đạo Phật từ khi nào, vì sao bạn chọn học khoa Tôn giáo ở đại học ?
Tôi biết đạo Phật lần đầu tiên qua khoa Tôn giáo học và đặc biệt là qua hai lần viếng thăm VN trước đây. Tôi chọn học khoa Tôn giáo là để có dịp nghiên cứu rộng các tơn giáo khác trên thế giới và có thể đóng góp một cái gì đó cho nền văn hóa của chúng tơi. Phần lớn người dân Na Uy đều mù tịt về các tơn giáo ở nước ngồi, thậm chí cả tơn giáo gốc (Gia Tơ giáo) của họ cũng thế. Mặt khác, nhiều vị Phật và Bồ tát theo giáo lý Bắc truyền làm bối rối cho nhiều sinh viên chúng tơi, vì chúng tôi chỉ được truyền đạt hệ tư tưởng duy nhất là Phật giáo Nam truyền. Do vậy, trong dịp này tơi cố gắng học hỏi và tìm kiếm những tài liệu có liên quan để giúp cho khoa Tơn giáo trường chúng tôi ngày càng phong phú hơn.
* Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm gì ?
Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và viết về các tơn giáo và có thể tơi sẽ dạy môn này ở đại học của tôi.
* Câu hỏi cuối cùng : Nhiều người cho rằng phương Đơng có những chân lý quan trọng đáng kể cho người Tây phương nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người Tây phương phải quay về Đông phương để trở về với quê hương tinh thần. Bạn nghĩ gì về lời phát biểu đó ?
Khơng cịn chối cãi gì nữa nếu nói người Tây phương đang hướng về phương Đông. Ở Na Uy và một số quốc gia ở phương Tây, tôn giáo đã trở nên rất phổ biến, đặc biệt là đạo Phật, đang lan tỏa khắp đó đây, và mọi người đang đổ xơ
đây là một biến cố lớn cho thế giới phương Tây, một biến cố mà nó sẽ giúp cho phương Tây quân bình đời sống giữa vật chất và tâm linh của họ.
Thích Nguyên Tạng (thực hiện ngày 10 tháng 3 năm 1996) Link: http://old.thuvienhoasen.org/pgtg-219-Harald.htm
Các tác giả nữ trên tạp chí Viên Âm
(Nguyệt san Giác Ngộ, 11/04/2009)
Ngày 1-12-1933, Nguyệt san Viên Âm - cơ quan hoằng pháp của Hội An
Nam Phật học (Hội Phật học Trung kỳ) ra số đầu tiên. Ban Biên tập gồm hai Chứng minh Đạo sư là Hòa thượng Giác Tiên - trụ trì chùa Diệu Đế, Hịa thượng Giác Nhiên - trụ trì chùa Túy Ba và cư sĩ Lê Đình Thám. Chủ nhiệm là Chánh Hội trưởng Nguyễn Đình Hịe, Chủ bút là Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Tịa soạn đặt tại số 113 (5) đường Champeau (tức đường Hà Nội hiện nay), Huế. (từ 1940 là Route Nam Giao, Huế), in tại nhà in Viên Đế, Huế (từ năm 1943, in tại nhà in Đuốc Tuệ, 73 phố Richaud tức phố Qn Sứ, Hà Nội ngày nay). Tạp chí có khổ 145 x 220 mm, dày từ 62-70 trang (từ năm 1939 trở đi chỉ có 31 - 34 trang)
Có lẽ do hồn cảnh, đội ngũ cộng tác viên mỏng, bài vở không đủ hoặc do điều kiện tài chính khó khăn, có lúc khơng có giấy mà Viên Âm ra thất thường: kể từ ngày ra số đầu tiên (1-12-1933) đến ngày đình bản, Viên Âm chỉ ra được 78 số
(1)
.
Trong 78 số Viên Âm xuất bản từ năm 1935 đến năm 1945, có 19 bài của 10 cây bút nữ là Sa di ni và Tỷ khiêu ni. Dưới đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 cây bút tiêu biểu, đại diện cho giới Ni lưu ba miền.
Tỷ khiêu ni Huệ Tâm
Ni sư Huệ Tâm là tác giả đầu tiên xuất hiện trên tờ Viên Âm số 13, ra tháng
1+2 năm 1935 ở mục Diễn đàn, bài "Chúng ta phải nên tín ngưỡng Phật pháp, tín ngưỡng Phật pháp khơng phải là mê tín" dài tới 14 trang. Đây là bài Ni sư giảng tại Chi hội Phật giáo chùa Đồng Quang, Hà Đông (nay là chùa Nam Đồng, phố Tây Sơn, Hà Nội) đã đăng trên báo Đông Pháp số 2966, ra ngày 17,18 tháng 6 năm 1935. Trong bài viết, Ni sư chỉ rõ khoa học dẫu có lợi ích cho đời về đường thực tế chăng nữa, nó cũng chỉ là một sự tiến hóa tương đối riêng về mặt vật chất mà thơi, chứ về mặt tinh thần thì chưa thấy bổ ích gì. Sự tiến hóa đó khơng có ý nghĩa gì sâu xa để bổ cứu cho nhân tâm thế đạo, không chữa được tham, sân, si… ba cái độc dẫn tới vọng tâm, làm cho người ta cứ mê đường lạc lối mãi. Văn minh vật chất càng tiến lên thì lịng thị dục của người đời lại càng sinh nhiều ra, sự khốc hại lại tăng thêm lên bội phần. Như thế, khoa học cứu sao được sự khổ của đời. Khoa học đã không phải là diệu dược cứu đời, thì chi bằng ta theo Phật pháp mà nương tựa dưới bóng Bồ đề, Phật pháp cứu cánh là trí tuệ, là giải thốt, là từ bi bác ái. Và, bà khuyên mọi người nên “tín ngưỡng Phật pháp, đừng vội chê Phật pháp là dị đoan. Người mê tín dị đoan thì chưa phải là tín đồ nhà Phật”. “Tơi rất muốn cho các ông các bà đi lại chùa chiền. Nhưng tôi mong các ông các bà lấy cái lòng sáng suốt mà thờ Phật chứ đừng lấy cái bóng mờ tối mà thờ Phật, và đừng lấy cái tư tâm tư dục mà hiểu đạo Phật”. Bà cầu mong: sao cho mọi người được cùng nhau chung hưởng cái hạnh phúc tự do bình đẳng, cùng dắt tay nhau lên nhà Phật học, để mong ngày kia thốt khỏi cái cuộc biến đổi vơ thường.
Trong bài "Ý kiến phụ nữ đối với Phật học ở xứ ta", số 17, ra tháng 9+10 năm 1935, Tỷ khiêu ni Huệ Tâm chỉ rõ: hiện nay phong trào chấn hưng Phật học đã sôi nổi lan khắp ba kỳ. Nhiều Hội Phật học được thành lập nhằm hai mục đích cốt yếu là chỉnh đốn Tăng già và Hoằng dương Chánh pháp. Bà trông mong những vị chủ trương các Hội dầu là Tăng sĩ hay cư sĩ, hãy gắng sức thực hành Phật pháp để làm gương cho đời, ném phứt bả lợi danh, xé tan màn vật chất, để cho ai nấy trơng vào đều sinh lịng tín ngưỡng. Vậy mới gọi là Phật pháp đống lương, Thuyền lâm long tượng. Theo bà, cái cốt yếu cần phải làm trước để cho thiên hạ trông vào là các Hội cần phải thực hành chủ nghĩa Lục hòa, hợp nhất cùng nhau để chung lo Phật sự.
Bà đề xướng các Hội Phật học hợp nhất để bàn luận cùng nhau giải quyết những vấn đề trọng yếu, nhất là bốn việc sau: