Tôn giáo tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cộng đồng người Bố Y ở phía bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc (Trang 67 - 70)

CHƢƠNG 2 : VĂN HÓA CỦA NGƢỜI BỐ YỞ VIỆT NAM

2.3. Văn hóa tinh thần

2.3.3. Tôn giáo tín ngưỡng

2.3.3.1. Tín ngưỡng vạn vật hữu linh hay vật linh giáo

Dân tộc Bố Y có quan niệm vạn vật hữu linh. Tất cả rừng núi, sông suối, ao hồ, cây cỏ và con người… đều có linh hồn. Đặc biệt, như nhiều dân tộc khác, người Bố Y cũng quan niệm con người có phần linh hồn và phần thể xác. Trong đó phần hồn có 36 “minh phán” (phương mệnh và linh hồn) có khả năng biến hóa khôn lường. Hồn có hai dạng, hồn khôn và hồn dại. Hồn khôn thì phù hộ con cái sức khỏe, làm ăn tấn tới... còn hồn dại chỉ làm hại người ta. Người Bố Y cũng như các dân tộc anh em khác trong vùng, hàng năm đều có các lễ tết như: Tết Nguyên đán (Đân chinh), rằm tháng giêng (síp hả), tết Đoan Ngọ (Toản vù), tết Cơm mới... Trong những dịp nay, đồng bào thường làm xôi nếp nhuộm đỏ, làm bánh dày, bánh chưng, bánh chay... để cúng tổ tiên, trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt, bội thu,...

Người Bố Y rất coi trọng bàn thờ của gia đình, không chỉ đặt bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất của căn nhà (giữa) mà còn kèm theo đó là rất nhiều quy tắc, tục lệ kiêng kỵ để tránh “phạm húy”. Dù là gia đình giàu có hay bình thường trong làng, thì bàn thờ của gia đình Bố Y luôn gồm 3 bát hương: thờ tổ tiên (bát hương đặt giữa, to hơn so với hai bát còn lại), hai bát còn lại thờ thiên địa (trời đất) và thờ nhà ngoại (tổ tiên bà chủ nhà) hoặc thờ ông Táo (thần bếp). Bàn thờ thổ công của gia đình được đặt ngay dưới bàn thờ tổ tiên.

2.3.3.3. Dấu ấn của một số tôn giáo khác

Do có nguồn gốc từ Trung Quốc di cư sang nên người Bố Y cũng chịu ảnh hưởng của tam giáo (Nho, Phật, Đạo). Tư tưởng của tam giáo thể hiện ở niềm tin vào thế giới bên kia, tin con người có số phận do trời định sẵn… và các quan niệm khác do trời chi phối các hoạt động cưới xin, ma chay và quan niệm ứng xử ở hiền gặp lành. Tuy nhiên, tư tưởng Nho giáo là nổi bật hơn cả.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương hai, bằng những kết quả nghiên cứu và phỏng vấn thực địa một số gia đình Bố Y ở Hà Giang, Lào Cai, và nghiên cứu kỹ lưỡng các khái niệm, chức năng, cấu trúc của hệ thống văn hóa, tác giả đã đưa ra cấu trúc văn hóa phù hợp với đề tài và phạm vi nghiên cứu luận văn, trong đó tập trung chủ yếu vào giới thiệu, phân tích những đặc trưng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Bố Y. Qua đó đã giúp người đọc thấy được bản sắc văn hóa độc đáo của người Bố Y được thể hiện qua văn hóa vật chất (ăn uống, ở, đi lại) phong phú, ngày càng đầy đủ hơn và văn hóa tinh thần, được thể hiện qua những phong tục, tập quán (như cưới xin và tang ma) với nhiều nghi thức, nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt; được thể hiện qua những tín ngưỡng tôn giáo thiêng liêng, qua những ngày lễ tết quan trọng như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Rằm tháng bảy...

Cũng qua đó mà chúng ta thấy được sự đổi thay trong đời sống vật chất của người Bố Y, kéo theo sự đổi thay trong đời sống tinh thần. Cùng với quá

trình hội nhập, giao thoa của nhiều nền văn hóa từ những dân tộc anh em láng giềng, nhiều tập tục của dân tộc Bố Y đến nay đã không còn được duy trì nữa, cũng được đơn giản hóa rất nhiều để phù hợp hơn với cuộc sống mới.

Chương 3 tiếp theo, luận văn sẽ tiếp tục so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn hóa của người Bố Y ở Việt Nam và người Bố Y ở Trung Quốc để đưa đến những nhận định, kết luận mang tính nghiên cứu sâu hơn, cung cấp những tư liệu tốt hơn nữa nhằm giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc Bố Y.

CHƢƠNG 3:

VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC BỐ Y Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cộng đồng người Bố Y ở phía bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)