1 .Thực nghiệm sư phạm
3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
Qua bảng thành tích trên có thể thấy rằng các biện pháp mà tác giả áp dụng để bồi dưỡng HSG tại trường THPT Lê Lợi là hợp lý. Ở một ngôi trường miền núi phía Tây xứ Nghệ với đầu vào tương đối thấp mà sau một thời gian rèn dũa các em đạt được kết quả như trên thực sự đáng ghi nhận. Do vậy có thể khẳng định tính đúng đắn và khả thi của đề tài.
Phần III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm đạt kết quả tốt trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh” tác giả thấy:
+ Các em đã tự tin giải được các bài toán từ cơ bản đến đơn giản và phức tạp vì vậy đã không còn "sợ" môn học Toán nữa.
37
+ Tác giả vận dụng linh hoạt các biện pháp để bồi dưỡng nên kích thích niềm đam mê, hứng thú trong học tập cho học sinh.
+ Khi áp dụng đề tài để giảng dạy tác giả rất tự tin thấy rằng mình đã làm chủ được kiến thức. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Đề tài đã được các giáo viên trong nhóm toán đánh giá cao trong công tác bồi dưỡng HSG môn toán của trường và đã được các đồng nghiệp trong tổ cũng như trong trường áp dụng và đạt kết quả đáng ghi nhận.
*Bài học kinh nghiệm
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả đã rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:
- Đối với giáo viên:
+ Dù giảng dạy cho đối tượng HS nào cũng vậy, người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, yêu nghề và có tâm huyết thật sự đối với nghề dạy học. Luôn là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
+ Ngoài ra giáo viên cần phải đổi mới về tư duy, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người thời đại 4.0.
+ Khi dạy phải linh hoạt tùy từng đối tượng học sinh mà đưa ra các bài tập phù hợp để các em khỏi bị "ngợp". Có như vậy các em mới hứng thú, đam mê, ngày càng yêu thích môn học.
+ Phải thường xuyên cập nhật những thay đổi trong cấu trúc đề thi,bổ sung thêm vốn kiến thức chuyên môn …
- Đối với học sinh:
+ Mỗi học sinh phải có vở ghi chép, sách giáo khoa và sách tham khảo + Phải học bài cũ, làm bài tập và đọc bài mới trước khi đến lớp.
+ Trong giờ học phải chăm chú nghe giảng, khi được giáo viên giao nhiệm vụ phải tích cực tham gia hoạt động cá nhân, nhóm.
+ Khi trình bày bài chữ viết phải rõ ràng lời giải phải ngắn gọn súc tích, suy nghĩ thấu đáo rồi mới viết.
+ Khi học mỗi chuyên đề phải nắm chắc kiến thức liên quan, nhớ được các kỹ năng để giải các dạng toán trong chuyên đề đó, đồng thời tự tạo ra cho mình các bài toán tương tự và các bài mới từ đó các em sẽ linh hoạt và chủ động hơn.
2. Kiến nghị
Để áp dụng thành công hơn nữa đề tài này vào giảng dạy kính mong BGH, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện.
Nhà trường cần có những động viên kịp thời, khuyến khích với những người viết sáng kiến kinh nghiệm.
38
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Đại số 10 cơ bản và nâng cao
2. Sách bài tập Đại số 10 cơ bản và nâng cao
3. SGK đại số 11 cơ bản và nâng cao
4. Sách bài tập Đại số 11 cơ bản và nâng cao
5. Phương pháp dạy học môn toán của GS.TSKH Nguyễn Bá Kim
6. Đổi mới phương pháp dạy học- NXB Đại học sư phạm Hà Nội
7. Hệ phương trình của Phan Kim Chung, Đào Văn trung, Dương Văn Sơn
8. Đề thi HSG tỉnh Nghệ An các năm
9. Tuyển tập đề thi olimpic 30.4 hàng năm
10. Đề thi HSG các tỉnh khác hàng năm
11. Đề ôn luyện, chọn đội tuyển, khảo sát đội tuyển của các trường bạn.
39
PHẦN V: PHỤ LỤC