PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng lý luận về dạy học, chúng tôi đã cụ thể hóa lý luận, về mục tiêu, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, quy trình chuẩn bị, thực hiện dự án cho HS. Sau quá trình thực hiện, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
Qua thực nghiệm đề tài tôi thấy học sinh rất hứng thú trong học tập vì học sinh là chủ thể hoạt động, học sinh phải phân chia nhiệm vụ cho nhau tìm tòi kiến thức qua nhiều phương tiện sách, google…. để hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao cho.
Để thực hiện học tập theo đề tài thì học sinh phải tạo ra nhiều sản phẩm học tập dưới dạng clip vì vậy trong bối cảnh dịch covit đang hoành hành những em vắng học trực tiếp phải học online mà chưa nắm bắt kịp có thể xem lại clip để lĩnh hội kiến thức.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển có rất nhiều tác nhân gây hại cho mắt, sau khi áp dụng đề tài để dạy học thì học sinh lĩnh hội được kiến thức khá đầy đủ về mắt từ đó biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt.
3.2. Bài học kinh nghiệm
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn, vẫn rất cần sự góp ý bổ sung của các nhà khoa học, các chuyên gia, các giáo viên trung học.
- GV là yếu tố quan trọng để tổ chức hoạt động dạy học. GV cũng cần sự kiên nhẫn, tâm huyết, nhiệt tình để hỗ trợ các em trong các hoạt động học tập mà phần đa đều diễn ra sau giờ học trên lớp. GV cũng phải bổ trợ thêm các kiến thức của nhiều môn học liên quan, do đó cần phải có sự hợp tác giữa các GV với nhau để xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề.
- Trong quá trình thực hiện dự án, GV có thể theo linh hoạt thay đổi các bước cho phù hợp với từng đối tượng HS; thời gian và không gian tổ chức các hoạt động cũng có thể xê dịch và không cứng nhắc như quy trình có sẵn .
- GV chú ý đến sự phân hóa của các đối tượng HS. Năng lực học tập, sở trường của các em khác nhau cho nên khi giao nhiệm vụ, đánh giá cần có sự phù hợp với từng đối tượng. GV nên chú ý tới sự thay đổi của chính các em trước và sau khi thực hiện dự án bên cạnh việc đánh giá giữa các HS với nhau.
- GV nên tập trung hướng dẫn một số HS có năng lực nổi trội (ví dụ công nghệ thông tin) để sau đó các em trở thành “trợ giảng” hướng dẫn lại công việc cho các bạn khác. Như vậy, HS phát huy được hết khả năng, năng lực của mình. GV cũng sẽ giảm tải được khối lượng công việc.
3.3. Kiến nghị
- Nhà quản lí, giáo viên cần nhận thức đầy đủ, có tư duy khoa học trong việc vận dụng những phương thức giáo dục hiện đại của thế giới vào thực tiễn nhà trường Việt Nam một cách sáng tạo. Để có được điều đó cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà khoa học giáo dục, nhà quản lý, giáo viên trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
- Trong năm học cần có kế hoạch cho các dự án đối với đơn môn và liên môn ngay từ đầu năm học để hoạt động dạy và học sẽ diễn ra chủ động và đạt hiệu quả cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông.
2. Đại học Sư Phạm (2016), Dạy Học Tích Hợp – Phát Triển Năng Lực Học Sinh- Quyển 2 , NXB Đại học Sư Phạm
3. Trần Trung Ninh (chủ biên)(2018) Dạy học tích hợp Hoá học-Vật lí-Sinh học. NXB Đại học Sư Phạm.
4. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên) (2019) Dạy học tích hợp phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh THPT. NXB Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
5. Sách giáo khoa vật lí 11. 6. Sách giáo viên vật lí 11. 7.Tra cứu google.
CÁC PHỤ LỤC
Các minh chứng của hoạt động thực nghiệm Địa chỉ video các sản phẩm học tập của học sinh https://youtu.be/6dNyXg1fM5g https://youtu.be/MDt3Qi78A-8 https://youtu.be/DDgTMGZ4ZDE https://youtu.be/r8Pg-trVMZ8 https://youtu.be/MIHyG1UNDcw https://youtu.be/bNxexEstZPI https://youtu.be/Q9MQu8OqcYM https://youtu.be/9JCkULT64Vo