Các yếu tố môi trường bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Khu Công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang (Trang 34 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển cho vay khách hàng cá nhân

1.3.3 Các yếu tố môi trường bên trong ngân hàng

Thứ nhất, chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay là chính sách do Hội đồng Quản trị ban hành trong từng thời kỳ, được thiết kế nhằm hướng dẫn, kiểm tra và định hướng hoạt động của ngân hàng. Nếu ngân hàng với định hướng phát triển cho vay khách hàng cá nhân thì đây là lĩnh vực được trọng tâm ưu tiên và có thể phát triển mạnh mẽ.

Nội dung của chính sách tín dụng thể hiện các tiêu chuẩn về cho vay, quy định cho vay, quy trình cho vay, phương thức bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay, các giới hạn về rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được và yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu…

Chính sách cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay, nó là công cụ dẫn đường cho các cán bộ tín dụng thực hiện cho vay đúng với yêu cầu ngân hàng.

Một chính sách tín dụng năng động, linh hoạt, thay đổi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Ngân hàng và lợi ích của khách hàng, cũng như cân bằng giữa lợi ích và rủi ro sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, là căn cứ để hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển.

Ngược lại, với một chính sách tín dụng cứng nhắc, không phù hợp ngân hàng sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, khó có thể mở rộng tín dụng và làm giảm tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, năng lực tài chính và khả năng quản lý của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng xác định dựa trên một số yếu tố như quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tổng tài sản, quy mô tín dụng, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, quy mô hoạt động rộng, tổng tài sản lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn tốt, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở rộng trong đó cho vay khách hàng cá nhân sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng mà năng lực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay khách hàng cá nhân sẽ không được mở rộng. Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Thứ ba, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và thẩm định cho vay đối với khách hàng, vì vậy có thể nói chất lượng khoản vay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng. Đội ngũ cán bộ tín dụng đông đảo cùng

với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Ngân hàng có đội ngũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng quy mô. Vì đội ngũ cán bộ tín dụng thể hiện cho hình ảnh hữu hình của ngân hàng, cho nên họ sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

Thứ tư, chính sách marketing của ngân hàng

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng chịu tác động rất nhiều từ hoạt động marketing, thông qua các chương trình khuyến mại, các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giảm lãi suất, tặng quà nhân ngày lễ… của các ngân hàng tạo được sự thân thiện từ khách hàng và thu hút họ đến giao dịch nhiều hơn. Nếu ngân hàng chú trọng đến hoạt động marketing thì hoạt động cho vay sẽ phát triển và ngược lại nếu hoạt động marketing ngân hàng không hiệu quả thì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng không hiệu quả.

Thứ năm, mạng lưới của ngân hàng

Số lượng các phòng giao dịch nói lên quy mô của chi nhánh ngân hàng, cũng như khả năng phục vụ khách hàng tại các địa bàn. Từ thực tế cho thấy, các ngân hàng có nhiều điểm giao dịch sẽ có lợi thế trong tìm kiếm khách hàng vì khách hàng thường mong muôn giao dịch tại các điểm gần và thuận tiện, tiết kiệm chi phí thời gian đi lại. Vì vậy các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn. Tại đây chi nhánh ngân hàng dễ dàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiến hàng thẩm định, giải ngân và thu nợ.

Thứ sáu, cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng

Trên cơ sở nguồn thông tin thu thập từ khách hàng và bên thứ ba, ngân hàng thực hiện thẩm định khoản vay để đánh giá tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh, uy tín, tài sản bảo đảm, về sử dụng vốn, cũng như khả năng

hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tính huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay. Khoa công nghệ có thể giúp ngân hàng nắm bắt thêm rất nhiều thông tin từ khách hàng như: Lịch sử nợ vay, tình hình thu nhập, giao dịch qua tài khoản thanh toán, các chi phí thường xuyên của khách hàng như điện, nước, điện thoại, các hàng hóa tiêu dùng…. Đây có thể là các cơ sở thẩm định cho vay quan trọng với ngân hàng.

Trong khi đó, đặc thù của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là giao dịch với số lượng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lượng lớn các hợp đồng cho vay. Do đó, hệ thống công nghệ hiện đại có thể giúp tiết kiệm được thời gian công sức của cán bộ tín dụng trong tác nghiệp hồ sơ, hệ thống đồng thời vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình giao dịch với khách hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH TRÁM, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Khu Công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)