Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2 Các khái niệm công cụ
1.2.2 Khái niệm về khu vực Nhà nƣớc
Khu vực nhà nƣớc là khu vực do nhà nƣớc làm chủ sở hữu, nhà nƣớc đầu tƣ vốn hoặc một phần do tƣ nhân đầu tƣ vốn đƣợc Nhà nƣớc quản lý nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của nhà nƣớc và xã hội. Những ngƣời làm trong khu vực này phụ thuộc vào định hƣớng chính trị của nhà nƣớc, chịu sự chi phối của nhà nƣớc, chủ yếu do nhà nƣớc đầu tƣ, mục tiêu là phục vụ mục tiêu chung của xã hội, không nhằm mục tiêu
lợi dụng kinh tế. Theo Joseph E. Stiglitz (2000), một cơ quan hay đơn vị đƣợc xếp vào khu vực nhà nƣớc (khu vực công) khi có hai đặc điểm sau:
+ Phƣơng diện lãnh đạo: trong một chế độ dân chủ, những ngƣời chịu trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan công lập đều đƣợc công chúng bầu ra hoặc đƣợc chỉ định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đặc điểm này hàm ý rằng, hoạt động của khu vực nhà nƣớc phải phục vụ cho đại đa số lợi ích của cộng đồng tức là khu vực nhà nƣớc là khu vực phi lợi nhuận.
+ Quyền lực hoạt động: các đơn vị trong khu vực nhà nƣớc đƣợc giao một số quyền hạn nhất định có tính chất bắt buộc, cƣỡng chế mà các cơ quan tƣ nhân không thể có đƣợc. Chẳng hạn, chính phủ có quyền buộc công chúng phải nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Một số hoạt động thuộc khu vực Nhà nƣớc bao gồm hệ thống các cơ quan công quyền:
+ Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nƣớc gồm các cơ quan lập pháp (quốc hội), hành pháp (chính phủ), tƣ pháp (tòa án và viện kiểm sát).
+ Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh (thực chất đây cũng là một bộ phận của chính phủ làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc và đảm bảo trật tự xã hội). + Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công (giáo dục, y tế, thể dục thể thao,…trong đó giáo dục và y tế là 2 dịch vụ công phổ biến nhất).
+ Hệ thống các cơ quan cung cấp an sinh xã hội.
Khu vực nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân và các tổ chức xã hội dân sự là những mô hình quản lý cơ bản của một quốc gia. Khác với các nƣớc phát triển, ở hầu hết các nƣớc đang phát triển, khu vực nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc điều hành đất nƣớc và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.