Tiếp cận qua các chính sách của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực nhà nước nghiên cứu trường hợp cồng đồng ba na và gia rai ở tỉnh kon tum (Trang 68 - 71)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Những động lực thu hút và cơ hội việc làm trong khu vực Nhà nƣớc của

2.3.2.1 Tiếp cận qua các chính sách của Nhà nƣớc

Mặc dù công việc nhà nƣớc có sức thu hút lớn đối với phụ nữ dân tộc thiểu số và nhiều đối tƣợng khác nhau, tuy nhiên để có thể đạt tiêu chuẩn vào đó thì không phải chuyện giản đơn. Đối tƣợng đồng bào dân tộc thiểu số muốn có một công việc trong bộ máy nhà nƣớc thì cần có trình độ học vấn đảm bảo đủ điều kiện. Chúng ta đƣợc biết theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đã nhận định rõ hình thức cử tuyển là tuyển sinh không qua thi tuyển vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp nhằm đào tạo cán bộ, công chức, viên chức cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc

biệt khó khăn và các dân tộc thiểu số chƣa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp (điều 2, khoản 1 của Nghị định). Các trƣờng dân tộc nội trú và bán trú ở vùng sâu vùng xa và miền núi đóng vai trò hết sức quan trong trong việc tăng tỉ lệ nhập học và tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh dân tộc thiểu số. Trong vòng từ 1999 - 2009, cả nƣớc đã thực hiện cử tuyển đƣợc 19.720 học sinh các dân tộc thiểu số vào học tại 79 trƣờng đại học, cao đẳng Trung ƣơng và 30 trƣờng cao đẳng địa phƣơng. Nhiều học sinh sau khi ra trƣờng đã đƣợc bố trí công việc vào các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội và từng bƣớc giữ các vị trí trọng trách ở địa phƣơng. Đó là những thành tựu lớn trong thực hiện chính sách cử tuyển - một chính sách chuyên biệt nhằm đào tạo đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo bền vững của các địa phƣơng.

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó sửa đổi quy định đối tƣợng cử tuyển. Các chính sách hiện có và những điều chỉnh cần thiết về chính sách. Chính sách cử tuyển học sinh ở các vùng đặc biệt khó khăn vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là cơ hội tốt để đào tạo nguồn cán bộ, trí thức có trình độ chuyên môn cao cho địa phƣơng. Tuy nhiên, việc xét cử tuyển ở Kon Tum thực hiện chƣa chặt chẽ, thiếu chính xác, tuyển sai khu vực, có một số nơi không đúng đối tƣợng. Bên cạnh, các địa phƣơng cũng chƣa có sự thống nhất trong xác định vùng cần đƣợc ƣu tiên, dân tộc cần đƣợc quan tâm, nhất là ở những nơi điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, có nhiều dân tộc, dẫn đến tình trạng lãng phí, nơi thừa, nơi thiếu chỉ tiêu, hoặc tập trung quá nhiều vào một dân tộc.

Ngoài ra, trong giai đoạn 1999-2010, thực hiện chính sách về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ ĐH, CĐ, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Tỉnh đã cử đi đào tạo ĐH, CĐ đƣợc 647 ngƣời. Riêng năm 2010, cử đi đào tạo đƣợc 150 thí sinh trong các nhóm ngành y - dƣợc, kinh tế - luật, khoa học xã hội nhân văn và văn hóa - nghệ thuật - thể thao.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số thí sinh cử đi đào tạo cử tuyển giai đoạn 1999-2010

Nguồn: Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum

Hiện nay ở Kon Tum, đối tƣợng và địa bàn cử tuyển là các dân tộc sống tại các xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, địa bàn này thƣờng rất ít đối tƣợng đủ điều kiện cử tuyển, nhất là những dân tộc rất ít ngƣời. Điều này dẫn đến tình trạng phần lớn số học sinh đủ tiêu chuẩn xét tuyển tập trung vào dân tộc thiểu số có dân số đông. Trong khi đó, các dân tộc khác rất thiếu cán bộ cần đƣợc đào tạo lại không có nguồn. Đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi đƣợc biết hầu nhƣ ngƣời dân không biết gì về chỉ tiêu cử tuyển của bộ giao về tỉnh, tỉnh giao về huyện xã; nếu có, không chỉ hàng trăm, mà hàng ngàn con em các dân tộc đang sống trong những vùng đặc biệt khó khăn cũng nhƣ vùng sâu, vùng xa đều có đủ

điều kiện để dự tuyển. Hay đơn giản là những ngƣời có chức có quyền nhận cho con cháu họ:

“Trƣớc cấp 3 học nội trú, họ xét từ năm mình học cấp dƣới, mình là con em của các bà trong xã, họ giấu đi cho con họ, đến chừng con em họ không đi thì họ nói, hết hạn rồi, giờ có bất cập đó, dân có lên án có cơ sở để nói đâu.”

(Nữ, Ga Rai, 33 tuổi, bác sĩ, tháng 6/2012) Hay có thông báo chỉ là hình thức, còn hạn chót nên có đủ tiêu chuẩn cũng không làm kịp hồ sơ

“Ở xã em có 5,6 ngƣời học cao đẳng nhƣng không có việc làm, có đi xin nhƣng một phần trong xã họ có thông báo tuyển giáo viên, nhƣng bên văn thƣ chậm, có anh nhìn thấy bản thông báo tuyển nhƣng còn hai ngày hết hạn rồi, để trong sọt rác, ngƣời văn thƣ là ngƣời kinh, bọn em làm bên thanh niên nên làm trạm cũ, cách xã hàng rào, em cũng làm biếng không có công việc em không lên.”

(Nữ, Ba-na, 25 tuổi, Phó bí thƣ Đoàn, tháng 6/2012)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của phụ nữ dân tộc thiểu số vào khu vực nhà nước nghiên cứu trường hợp cồng đồng ba na và gia rai ở tỉnh kon tum (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)