Khán giả trong chƣơng trình “Thần tƣợng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã chủ động nhƣ thế nào:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình (Trang 94 - 107)

- Tính linh hoạt để phản kháng: Trong một cuộc hội thoại, ln ln có cơ

9 Gala chung kết:

2.3. Khán giả trong chƣơng trình “Thần tƣợng Âm nhạc – Vietnam Idol 2010” đã chủ động nhƣ thế nào:

2010” đã chủ động nhƣ thế nào:

- Đầu tiên, xét về loại hình phương tiện truyền thơng đại chúng mà ba đối

tượng: học sinh, sinh viên, công chức tiếp cận với chương trình có sự khác biệt

khá rõ nét.

+ Nếu như học sinh tại Hà Nội đánh giá cao nhất việc xem và tiếp cận chương trình qua mạng internet và các mạng xã hội với thang điểm tuyệt đối 5/5, thì đối tượng sinh viên lại đánh giá cao cả truyền hình với thang điểm tương tự 5/5; cịn đối tượng công chức lại đánh giá cao cả: báo hình, báo mạng, mạng internet và các mạng xã hội nhưng chỉ ở thang điểm 4/5. + Không chỉ ở Hà Nội mà cả ở thành phố Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh: học sinh đều đánh giá cao mạng internet và các mạng xã hội cùng báo hình là phương thức tiếp cận nhiều nhất với chương trình.

+ Hai loại hình phương tiện truyền thông đại chúng này đều được đánh giá cao với hai đối tượng cịn lại là sinh viên và cơng chức. Tuy nhiên điểm khác biệt là ở thành phố Vinh, phương tiện báo nói (báo phát thanh) được đánh giá khá cao: giữ mức 3/5(với học sinh, sinh viên) và 2/5 với công chức; trong khi ở thành phố Hà Nội nó chỉ được đánh giá ở mức 1/5 với học sinh, sinh viên và 2/5 với cơng chức;cịn thành phố Hồ Chí Minh, báo nói chỉ được đánh giá ở mứcc 1/5 ở cả hai đối tượng: học sinh, sinh viên nhưng riêng công chức cũng được đánh giá cao ở mức 3/5.

 Có thể thấy, với đối tượng học sinh, sinh viên: phương tiện truyền thông đại chúng dễ tác động đến họ nhất là mạng internet, các trang mạng xã hội và báo truyền hình. Trong khi đó đối tượng cơng chúng mức độ tác động của

mạng internet và báo hình khơng phải là cao nhất mà chia thêm mức ảnh hưởng với báo nói(báo phát thanh).

- Chương trình được đón xem có chọn lọc, chứ không vu vơ hay ngẫu nhiên.

+ Thành phố Hà Nội: học sinh chủ yếu xem trên youtube – nghĩa là chương trình được họ lưu giữ, và họ đi tìm lại để xem lại hoặc họ bỏ lỡ trên truyền hình và lên mạng để xem (60%), tỷ lệ này cũng cao ở đối tượng sinh viên (56%), và công chức (52,7%). Việc chờ đợi để xem đúng giờ trên truyền hình cũng duy trì ở mức cao (học sinh là 36,25%, sinh viên 27,5%, công chức là 31%). Việc click vào các clip đi kèm khi đọc báo mạng cũng khẳng định tính chủ đích của khán giả với chương trình này với tỷ lệ cao như học sinh 35,75%, sinh viên 41%; công chức 60%.

+ Thành phố Vinh: việc chủ đích chờ đợi trên truyền hình để xem hoặc tìm kiếm trên youtube cũng được duy trì: học sinh chủ yếu xem trên truyền hình (50%), rồi đến xem trên youtube (43,5%); sinh viên thì xem trên youtube nhiều (33,8%), rồi mới đến truyền hình (27,7%); với cơng chức xem trên youtube cũng chiếm ưu thế với 46,7% và đọc báo mạng cùng xem clip đi kèm chiếm 35%.

+ Thành phố Hồ Chí Minh, cả học sinh và sinh viên đều xem youtube nhiều nhất (học sinh: 60%, sinh viên: 56%).

 Điều quan trọng nhất là: hầu hết khán giả đều xem có CHỌN LỌC

chương trình này, số lượng ngẫu nhiên xem chương trình khơng cao, hầu hết dao động từ 7 – 12%.

- Việc chọn lọc này được diễn ra khác nhau ở mỗi đối tượng:

+ Nếu như đối tượng học sinh nhìn chung sự chọn lọc tuân theo sự sắp xếp của chương trình, họ chủ yếu xem theo kiểu chương trình có gì, ta xem nấy, xem

theo đúng tiến trình mà nhà sản xuất và chương trình đưa ra: cụ thể ở Hà Nội, học sinh xem từ đầu đến cuối: 16%; bỏ lỡ vài phút đầu và xem đến cuối: 32%; ở thành phố Vinh: xem từ đầu đến cuối hoặc xem và thỉnh thoảng chuyển kênh vào khoảng 25%. Ở thành phố Hồ Chí Minh: dù sự chọn lọc có rõ hơn song chủ yếu vẫn là xem theo tiến trình của nhà sản xuất: việc xem và thỉnh thoảng chuyển kênh: 29,5% sau đó là bỏ lỡ vài phút đầu và xem đến cuối: 26%.

+ Sự chọn lọc này được nâng lên ở đối tượng sinh viên: ở Hà Nội, sinh viên chỉ xem các tiết mục thí sinh mà mình u thích: 48%; ở Vinh, điều này cũng ở tỷ lệ cao 31,1%; ở thành phố Hồ Chí Minh là 31,4%. Dù đối tượng này vẫn duy trì việc xem theo tiến trình của chương trình; cụ thể, viêc xem từ đầu đến cuối vẫn ở tỷ lệ cao: Hà Nội: 18,5%, Vinh: 22,2%, Thành phố Hồ Chí Minh: 25,8% nhưng đã có sự chọn lọc trong việc sinh viên muốn xem gì? Và xem như thế nào?

+ Lên đến đối tượng công chức, sự lựa chọn của họ càng tăng lên: họ khơng

chỉ xem 1 chương trình, mà trong cùng 1 khoảng thời gian, họ cùng lúc muốn

xem nhiều chương trình khác nhau, tạo nên kiểu xem “xem mỗi thứ một ít”, thứ nào kém hấp dẫn một chút, họ sẽ chuyển kênh và lại chuyển lại để xem thứ hấp dẫn hơn nữa: việc xem và thỉnh thoảng chuyển kênh có tỷ lệ khá cao: Hà Nội: 38% (cao nhất trong các cách xem); Vinh: 35,2% (cao thứ hai trong các cách xem, cách cao nhất là chỉ xem các tiết mục thí sinh bạn thích: 43,3%); thành phố Hồ Chí Minh: 40% (cao thứ hai trong các cách xem, cách xem cao nhất là bỏ lỡ vài phút đầu và xem đến cuối: 42%).

 Có thể thấy, theo độ tuổi càng tăng thì sự lựa chọn càng tăng theo: đặc biệt là những người đi làm, họ có nhiều nhu cầu hơn và muốn được đáp ứng nhiều hơn khi xem truyền hình theo mục đích của họ.

- Một lần nữa để khẳng định cho câu nói: khơng có nhiều người xem truyền hình là một phản ứng vô thức, xem chẳng vì mục đích gì. Tính vị lợi bắt đầu được xem xét khi khán giả xem chương trình “Thần tượng âm nhạc – VietNam Idol 2010” đều vì một mục đích nào đó: có thể là giải trí, có thể là phục vụ một

nhu cầu riêng.

- Tính cố ý của chương trình được thể hiện không đồng nhất với từng đối tượng: đầu tiên, xét trên phương diện bình luận, bình phẩm,

Bảng biểu tỷ lệ khán giả xem chương trình để giải trí

đánh giá chương trình – một cách để xem xét tính cố ý khi nghiên cứu khán giả của chương trình “Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2010”:

+ Ở Hà Nội: học sinh tin rằng hình thức để khán giả bầu chọn là cơng bằng, khán giả được nói lên tiếng nói của mình: 42% (cao nhất trong các cách nghĩ); sinh viên dao động ở giữa với 30%, và công chức cũng ở mức cao nhất với 40,75%.

+ Ở Vinh: học sinh và sinh viên đều cho rằng cách thức này khơng an tồn và nên dựa vào BGK quyết định với tỷ lệ lần lượt là 50% và 48,9%. Riêng với công chức tỷ lệ này lại rất thấp chỉ có 12,3%. Và cơng chức tin rằng cách thức này là công bằng 50,8%.

+ Ở thành phố HCM: học sinh cũng tự tin vào quyền quyết định, quyền được lên tiếng của mình nhất khi chương trình đưa ra hình thức bầu chọn: ai là người được khán giả bầu chọn nhiều nhất sẽ là người được đi tiếp. Theo đó, học sinh tự tin vào quyền quyết định của mình: cơng bằng, được nói lên tiếng nói với 40% (cao nhất trong khi nghĩ về cách thức bầu chọn này). Sinh viên 23,7% (gần thấp nhất khi nghĩ về cách bình chọn này), cơng chức thì dao động ở giữa với 36,2%.

 Có thể thấy, học sinh, đối tượng ít tuổi nhất là đối tượng dễ tin tưởng nhất và tin rằng mình là người được quyết định nhất. Ở Hà

Nội và thành phố Hồ Chí Minh: khi họ tin tưởng thì họ mới làm: bằng chứng họ là đối tượng tham gia bầu chọn, nhắn tin nhiều nhất trong cả ba đối tượng: (Hà Nội: học sinh/sinh viên/công chức là: 72%/61,5%/42%; thành phố Hồ Chí Minh: học sinh/sinh viên/cơng chức: 81,2%/80,7%/56,2%. Ngược lại, ở Vinh khi họ cho rằng cách thức để khán giả bầu chọn là khơng an tồn, nên để BGK quyết định, họ cũng ít tham gia bình chọn, nhắn tin hơn: học sinh/sinh viên/công chức: 40%/55,8%/41,8% - thấp nhất trong cả ba đối tượng.

 Tuy nhiên, khi tìm hiểu: học sinh là người tin rằng họ là người có quyền quyết định nhưng quyết định đó hầu như lại không xuất phát từ bản thân họ, mà chủ yếu chịu tác động từ những người xung quanh.

Có thể thấy trên bảng biểu kia, học sinh ở cả ba miền đều chủ yếu nhắn tin do bạn bè, người thân hoặc người xunh quanh lơi kéo, nhờ vả… cịn bản thân muốn lại chiếm tỷ lệ ít hơn.

Trong khi đó, khi càng lớn tuổi hơn thì quyết định của khán giả phụ thuộc

vào bản thân nhiều hơn. Theo đó vì bản thân muốn, tỷ lệ tăng dần theo lứa tuổi: ở

Hà Nội: học sinh/sinh viên/công chức là 32% - 45% - 47%; ở Vinh: 35% - 52,8% - 61%; ở thành phố Hồ Chí Minh là: 42% - 47,5% - 58,7%.

+ Và khi càng lớn tuổi thì quyết định của khán giả càng phụ thuộc vào bản thân nhiều hơn nhưng tính cố ý thể hiện ở phương diện tỉnh táo, nhìn nhận sự thật khi bình luận cũng cao hơn. Theo đó học sinh – ít tuổi nhất lựa chọn dựa trên ý kiến của người xunh quanh và cảm tính của bản thân với từng thí sinh, cơng chức – đối tượng lớn tuổi nhất dựa trên ý kiến của bản thân và cảm nhận vào từng tiết mục.

Tương tự như bảng biểu trên đã phản ánh, tình trạng này lặp lại ở thành phố Vinh và Hồ Chí Minh: cơng chức nhìn vào chất lượng tiết mục hơn là thí sinh biểu diễn, học sinh thì ngược lại, học sinh nhìn vào việc thí sinh đó là ai hơn là người đó có biểu diễn hay khơng: lý do nhắn tin của đối tượng càng lớn tuổi càng phù thuộc nhiều vào ý kiến bản thân họ và chất lượng tiết mục hơn. Ở Vinh: vì tiết mục đó hay mà được nhắn tin, tỷ lệ học sinh/công chức là: 43,7% - 63,7%; vì bạn yếu thích thí sinh đó, khơng liên quan đến hát tốt hay không: học sinh – cơng chức; 31,2% - 24,1%. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, vì tiết mục đó hay tỷ lệ học sinh – cơng chức là: 31,2% - 51,2%; vì bạn u thích thí sinh đó dù hát tốt hay khơng, tỷ lệ học sinh – công chức là: 47,5% - 22,5%.

+ Do lựa chọn nhắn tin vì chất lượng tiết mục nên đối tượng cơng chức ít khi hối tiếc vì đã khơng bình chọn hơn đối tượng học sinh: ở Hà Nội, tỷ lệ hối tiếc khi khơng bình chọn giữa học sinh – công chức là: 45% - 28%; Ở Vinh cũng xảy ra tình trạng này: học sinh hối tiếc nhiều hơn (27,7%) so với công chức (20%). Thành phố Hồ Chí Minh cũng vậy: học sinh hối tiếc 42,5% trong khi đó cơng chức thấp hơn, chỉ có 32,5%.

+ Một điểm nữa là nếu do bản thân muốn thì số lượng tin nhắn bình chọn sẽ cao hơn là do bị bạn bè, người xung quanh lôi kéo, rủ rê. Cụ thể với đối tượng sinh

viên tại Hà Nội vì bản thân họ muốn nhắn tin bình chọn(45%) trung bình là 8 lần, trong khi học sinh tại Hà Nội chủ yếu do bị nhờ vả, lơi kéo (41%) thì trung bình số lần nhắn tin là 5. Tương tự ở Vinh, khi tỷ lệ sinh viên nhắn tin vì bản thân mình muốn là 52,8% thì số lượng tin nhắn trung bình là 5, trong khi học sinh tại đây nhắn tin do bị lôi kéo (46%) nên số lượng tin nhắn trung bình chỉ là 3. Tương tự, tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng tin nhắn trung bình của học sinh là 3 và tỷ lệ nhắn tin vì bạn bè xung quanh cao nhất: 47,5%; cịn sinh viên nhắn tin vì họ muốn 47.5% và số lượng trung bình tin nhắn là 5.

Điều này cũng thể hiện sự đối nghịch giữa nhà sản xuất và khán giả:

+ Học sinh là người bình chọn nhiều nhất (như ở trên đã đề cập), và họ bình chọn cho người họ thích hơn là chất lượng tiết mục, điều này đã được chứng mình trong chương trình: các thí sinh được BGK đánh giá hay, là tốt thì lại bị loại (ví dụ trường hợp thí sinh Nguyễn Thị Phương Anh (siu con) – khi nhà sản xuất nói “CĨ” thì khán giả, cụ thể là đối tượng học sinh lại nói “KHƠNG”. Điều này

không phải do khác biệt về lứa tuổi hay địa vị xã hội mà do khác biệt về “sở thích”, gu thẩm mỹ giữa nhà sản xuất và đối tượng học sinh.

+ Ý kiến giữa khán giả và nhà sản xuất luôn luôn vênh nhau nhất là trong

một chương trình mang tính chất một cuộc thi như “Thần tượng Âm nhạc Việt

Nam 2010”, cụ thể là hầu như thí sinh nào bị loại cũng có đối tượng khán giả khơng bằng lịng dù tỷ lệ thấp hay cao.

+ Yếu tố lứa tuổi, công việc và địa vị xã hội dần dần tạo ra nhiều khoảng cách trong các đối tƣợng khán giả, tính cố ý khi phân tích khán giả chủ động được

đẩy lên cao hơn ở việc khơng dừng lại ở bình phẩm, đánh giá mà bằng cách thay đổi, cố ý thay đổi chương trình theo ý mình. Càng nhỏ tuổi thì tính cố ý thay đổi

thấp: sau khi chương trình diễn ra khơng theo ý họ muốn (ví dụ thí sinh họ yêu

thích bị loại): Xét về ý muốn, cảm nhận, suy nghĩ: trong khi tỷ lệ học sinh nuối tiếc, khơng làm gì cả thấp nhất trong ba đối tượng thì cơng chức lại cao nhất: ở Hà Nội: học sinh 25% - công chức là 33%, Ở Vinh: học sinh là 33,5% cịn cơng chức là 42%; ở thành phố Hồ Chí Minh: học sinh là 31,25% - công chức là 30,75%. Nhưng học sinh nghĩ thì nghĩ vậy nhưng nếu bảo họ cần thay đổi chương trình bằng hành động thì tỷ lệ này lại thấp hơn so với đối tượng công chức. Học sinh và sinh viên chủ yếu bày tỏ sự không đồng ý bằng việc chia sẻ, than vãn với bạn bè, mọi người xung quanh hơn là hành động nhắn tin bình chọn. Ngược lại, khi đối tượng công chức muốn thay đổi chương trình theo ý mình, họ trực tiếp dùng hành động nhắn tin bình chọn hơn là lựa chọn việc chia sẻ sự bất bình với mọi người.

Ngược lại, cơng chứng lại muốn thay đổi chương trình bằng hành động hơn ý thức, đơn giản bởi họ trưởng thành hơn để hiểu làm thế nào để thực sự thay đổi chương trình theo ý mình.

- Để tạo uy tín và sức nặng cho chương trình, nhà sản xuất mời ngồi lên ghế GK những con người có tiếng nói trong lĩnh vực âm nhạc hoặc có tầm ảnh hưởng đến giới trẻ. Ý kiến của BGK là cơ sở để định hướng cho khán giả nhưng trong trường hợp “Thần tượng âm nhạc Việt Nam 2010”, yếu tố này được thực hiện không tốt ở thời kỳ đầu và càng về cuối càng chứng tỏ được hiệu quả hơn.

+ Hầu hết khán giả tin rằng cảm nhận của bản thân chính xác hơn so với BGK: tại Hà Nội, việc đánh giá một thí sinh hát tốt dựa vào cảm nhận cá nhân cao hơn nhiều so với phân tích của BGK: ở học sinh tỷ lệ này là 35% (ý kiến bản thân) và 23% (ý kiến BGK); sinh viên tỷ lệ này là 41% (ý kiến cá nhân) và 18% (ý kiến BGK); Công chức tỷ lệ này là 43,5% - 9,5%. Tương tự như vậy với thành phố Vinh: cụ thể học sinh tin vào bản thân mình 42,1% - tin vào BGK là 30,2%; sinh viên tỷ lệ này là 59,2% so với 20,4%, và cơng chức cịn chênh nhiều hơn với 62,7% với 4,4%. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tình huống này chỉ duy nhất không đúng với đối tượng học sinh: họ tin vào BGK (38,75%) hơn bản thân mình (27,5%); tuy nhiên với sinh viên và cơng chức, tình trạng lại giống với Hà Nội và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và phát triển lớp công chúng chủ động trong chương trình truyền hình (Trang 94 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)