7. Kết cấu của luận văn
2.1. Tình hình quốc tế và trong nƣớc tác động đến phát huy vai trò của
2.1.1. Tình hình quốc tế
Trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều nhân tố tác động, ảnh hưởngbất lợi đến công tác phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Sau chiến tranh lạnh, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, tình trạng đối đầu hai cực Đơng - Tây đứng đầu là Liên Xô và Hoa Kỳ đã chấm dứt. Dựa trên sức mạnh to lớn kinh tế, đối ngoại, quân sự, Hoa Kỳ đã dần trở thành siêu cường duy nhất, lãnh đạo và chi phối trật tự thế giới. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng thiết lập “thế giới đa cực” chống lại “thế giới đơn cực” do Hoa Kỳ đứng đầu đã và đang diễn ra mạnh mẽ do sự vươn lên không ngừng củaNga và Trung Quốc trên các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Nga và Trung Quốc ngày càng có vai trị quan trọng trong việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, to lớn của quốc tế và khu vực. Trước thực trạng đó, mặt dù vẫn là siêu cường số một thế giới, song vị thế và sức ảnh hưởng về mọi mặt của Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với giai đoạn trước đây. Nguyên nhân là Hoa Kỳ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố, can dự vào tình hình chính trị của nhiều quốc gia, trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ lại chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tồn cầu giai đoạn 2008 - 2011.Thế cân bằng đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định, giao lưu, hợp tác, cùng phát triển,hạn chế được những sung đột, giải quyết những
sung đột trên cơ sở hịa bình, ổn định, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự của Việt Nam có nhiều sự thuận lợi. Tuy nhiên, quan hệ giữa các nước lớn tiếp tục diễn ra theo xu hướng vừa hợp tác, thỏa hiệp, dàn xếp lợi ích, vừa đấu tranh, kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau. Các nước lớn sẽ tìm cách thỏa hiệp ngầm trong giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp để phân chia lợi ích, điều này gây phương hại khơng nhỏ đến lợi ích, hịa bình, ổn định, đến sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam cũng như các quốc gia khác.
Hiện nay, hịa bình, hợp tác, giao lưu và phát triển vẫn là xu hướng lớn, phản ánh nguyện vọng và nhu cầu bức thiết của các quốc gia, dân tộc trên thế giới tuy nhiênthế giới ngày nay vẫn còn tồn nhiều mâu thuẫn, cạnh tranh giành ảnh hưởng, sự bất ổn về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phịng diễn ra vơ cùng phức tạp, khó lường. Trên bình diện quốc tế tiềm ẩn nhiều nhân tố tác động gây nguy cơ mất ổn định, nguy cơ sung đột tôn giáo, sắc tộc chiến tranh cục bộ, can thiệp, lập đổ chính trị, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai - tự trị đang bùng phát mạnh mẽ ở nhiều quốc gia; tình trạng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cả trên biển và trên đất liền giữa một số quốc gia trên thế giới đang diễn ra gay gắt, nguy hiểm, đe dọa không những đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của những quốc gia đang tranh chấp mà còn đe dọa đến lợi ích, hịa bình, an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề này, đã tạo thêm sự bất ổn của tình hình thế giới và khu vực, đòi hỏi nhiều quốc gia trên thế giới chung phải chung ta giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chiến tranh quy mơ lớn khó xảy ra, song chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp vẫn xuất hiện do sự cạnh tranh và xung đột lợi ích giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn, làm cho thế giới bất ổn. Sự lật đổ một đảng cầm quyền và thay đổi chính quyền của nhà nước đang độc lập
dưới dạng “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu” có thể diễn ra rất nhanh chóng và lan rộng.Thời gian qua, chiến lược “diễn biến hịa bình”, “bạo loạn lật đổ”biểu hiện qua“cách mạng đường phố”, “cách mạng hoa nhài” là nguyên nhân gây ra những sự biến động chính trị lớn tại nhiều quốc gia tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi.Những diễn biến của tình hình thế giới trên đây tạo ra những bất lợi cho sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội của Việt Nam, trong đó có những yếu tốt tác động gây khó khăn cho việc phát huy vai trị của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự.
Bên cạnh những nguy cơ đe dọa an ninh truyền thống, các quốc gia trên thế giới cũng đồng thời phải đối diện với những nguy, hiểm họa, đe dọa từ an ninh phi truyền thống. Đó chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan; chủ nghĩa khủng bố; phổ biến vũ khí hạt nhân; vũ khí giết người hàng loạt; nguy cơ khủng hoảng tài chính, tiền tệ; nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng; vấn đề an ninh lương thực; an ninh mạng; biến đổi khí hậu; ơ nhiễm mơi trường sống; thiên tai; buôn lậu; dịch bệnh truyền nhiễm; di cư bất hợp pháp… Những nguy cơ trên đã gây ra cảm giác lo sợ, bất an chonhân dân, buộc các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải quan tâm, nghiên cứu đề ra những phương hướng, giải pháp để chủ động ứng phó, nhằm đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự tạo sự ổn định về chính trị, xã hội để phát triển đất nước.Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống địi hỏi, chúng ta cần có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có khu vực Đơng Nam Á với tiềm năng lớn và xu thế phát triển năng động đang trở thành vịng xốy tranh giành ảnh hưởng, phát triển lợi ích kinh tế và địa chính trị của các nước lớn. Khu vực này cũng đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột, nhất là liên quan vấn đề tranh chấp biên giới, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền biển đảo
hết sức căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác có liên quan, trong đó có Việt Nam, đã và đang đe dọa trực tiếp đến An ninh quốc gia của chúng ta. Tình hình đó đã và đang là những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, đã và đang được thế lực thù địch lợi dụng triệt để để tuyên truyền, kích động, phá hoại cơng tác phát huy vai trị của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của chúng ta.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển cao đã tác động, thúc đẩy việc hợp tác, giao lưu, hội nhập về mọi mặt giữa các quốc gia và con người khắp mọi nơi trên thế giới.Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ dẫn tới khoảng cách về không gian biên giới ngày càng thu hẹp lại, công dân của các quốc gia trên thế giới có thể dễ dàng giao lưu, chia sẽ,tiếp thu, tìm hiểu văn hóa, xã hội, mơi trường, điều kiện sốngvới nhau. Song, khoa học công nghệ mới cũng làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ truyền thống, khiến các quốc gia, dân tộc có quan hệ tác động, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều phương diện; khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Sự phát triển của khoa học, công nghệ đồng thời dẫn tới việc chế tạo ra các loại vũ khí huy diệt.Khoa học công nghệ phát triển dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn an ninh, chính trị ở các khu vực khác nhau dễ tác động, phản ứng lan truyền vào trong nước, tác động đến tâm lý, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; nguy cơ các thế lực thù địch lợi dụng khoa học, cơng nghệ để tun truyền, kích động, gây chiến tranh tâm lý, dụ dỗ, mua chuộc nhân dân thiếu hiểu biết gây rối trật tự, an ninh, bất hợp tác, khơng đồng tình, ủng hộ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự. Khoa học và công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, truyền thơng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là mạng xã hội facebook…trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của nhân loại và môi
trường quan hệ quốc tế. Đồng thời đây cũng là nhân tố nảy sinh những loại tội phạm mới, diễn biến phức tạp, đa dạng hơn ảnh hưởng đến sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của Việt Nam. Tuy nhiên, ở một góc độ khác khoa học, công nghệ cũng đã tạo ra điều kiện thuận lợi đến việc phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Khoa học công nghệ hiện đại cho phép chúng ta ứng dụng để xây dựng những phương pháp, cách thức mới phi truyền thống để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự của Tổ quốc một cách dễ dàng, thuận lợi hơn so với giai đoạn trước đây.
Xu hướng hợp tác, giao lưu, phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Cơng dân có điều kiện thuận lợi học tập, giao lưu, trao đổi, tiếp thu, tìm hiểu về văn hóa, đời sống, tiếp thu tri thức mới, công nghệ tiên tiến của nhân loại tồn diện trên nhiều lĩnh vực.Qua đó có nhiều kinh nghiệm quý báu giúp nhân dân nhận thức rõ ràng hơn vai trị, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, giao lưu, hợp tác cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cơng tác phát huy vai trò của nhân dân trong bảo vệ an ninh, trật tự, như: Những tiêu cực về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới có thể nhanh chóng tác động đến Việt Nam và nhân dân; luồng văn hóa, tư tưởng ngoại lai khơng phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam khơng được kiểm sốt tốt du nhập vào trong nước, tác động, ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, lối sống của mỗi người dân;các thế lực thù địch và bọn tội phạm tranh thủ tối đa, lợi dụng hội nhập chống phá chúng ta về mọi mặt; lợi dụng những thiếu sót, sơ hở của chúng ta để thực hiện âm mưu “diễn biến hịa bình” tun truyền những luận điểm sai trái, thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất thiện cảm của nhân dân đến với các cơ quan, chức năng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự.