Hành vi của Nhân viên xã hội trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 002 (Trang 67 - 76)

CHƢƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của Nhân viên xã hội đối với nghề Công tác xã hội

2.1.1.3. Hành vi của Nhân viên xã hội trong công việc

a. Công việc cụ thể của NVXH

Những công việc mà NVXH đang đảm nhận khá đa dạng và có sự khác nhau ở mỗi cơ sở, tổ chức xã hội tùy theo đối tƣợng phục vụ. Để ngƣời đọc có thể hình dung về cơng việc của NVXH, chúng tôi xây dựng bảng tổng hợp với các mức độ. Ý nghĩa của các mức độ:

 Rất thƣờng xuyên: Tất cả các NVXH tại cơ sở/tổ chức đều thực hiện hàng ngày;

 Thƣờng xuyên: Hầu hết các NVXH đều thực hiện cách ngày;

 Thỉnh thoảng: Một số NVXH thực hiện hàng tuần hoặc định kỳ; Dƣới đây là bảng tổng hợp các công việc của NVXH:

Cơ sở, tổ chức Công việc Mức độ TTBTXH tỉnh Lâm Đồng

Tắm rửa cho các cụ, cho các cụ uống thuốc, cho các cụ/trẻ ăn uống, quản lý giờ giấc ngủ nghỉ, chăm sóc sức khỏe.

Rất thƣờng xuyên

Hƣớng dẫn, kiểm tra trẻ học văn hóa, dạy cho trẻ các chuyên đề về kỹ năng sống, giá trị đạo đức.

Rất thƣờng xuyên

Phối hợp với bác sỹ theo dõi phác đồ điều trị cho bệnh nhân tâm thần.

Thƣờng xuyên

Giúp đối tƣợng giải quyết các mâu thuẫn trong mối quan hệ với ngƣời khác.

Thƣờng xuyên Đại diện cho trẻ tại trƣờng học, đề đạt ý kiến nhằm

làm giảm tình trạng phân biệt đối xử của giáo viên,

phụ huynh và học sinh với trẻ.

Liên hệ xin lớp học thêm miễn phí cho trẻ. Thỉnh thoảng TT 0506 Đức

Trọng

Quản lý giờ giấc, đảm bảo các nhu cầu của học viên về ăn uống, nƣớc nôi, sinh hoạt...

Rất thƣờng xuyên

Chấm điểm, đánh giá thi đua. Rất thƣờng xuyên

Tƣ vấn tâm lý theo cá nhân và theo nhóm nhằm giải tỏa cảm xúc cho học viên, giúp học viên thích nghi với môi trƣờng trong TT.

Thƣờng xuyên

Lên lớp dạy văn hóa, dạy các chuyên đề về kỹ năng sống, giá trị đạo đức

Thƣờng xuyên Tiếp nhận và phân loại học viên, lập hồ sơ quản lý

học viên.

Thỉnh thoảng

Tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ. Thỉnh thoảng

Vãng gia gia đình thân chủ Thỉnh thoảng

Công tác xã hội cá nhân, cơng tác xã hội nhóm Thỉnh thoảng Hội Chữ thập

đỏ

Lập danh sách thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo, ngƣời đồng bào. Phát tiền cho ngƣời nghèo. Rà sốt các hộ khó khăn, nhà dột nát, kiểm tra cây trồng vật nuôi…..

Thƣờng xuyên

Tuyên truyền, tập huấn, viết tin bài đƣa trên cổng thông tin, mở các lớp tập huấn về sơ cấp cứu, nâng cao năng lực cho cán bộ hội,...

Thƣờng xuyên

Tƣ vấn về sức khỏe, các bệnh xã hội Thƣờng xuyên Tổ chức các hoạt động nhƣ cấp xe lăn cho ngƣời

nghèo, tàn tật, phối hợp mổ tim cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, khám chữa bệnh từ thiện, và hiến máu tình nguyện.

b. Hành vi thực hành nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp

Tƣơng ứng với kết quả nghiên cứu về nhận thức của NVXH về đạo đức nghề nghiệp, về mặt hành vi, ngƣời nghiên cứu khám phá thấy các NVXH vẫn có những hành vi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp. 20/20 NVXH đã chia sẻ về những hành vi vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp của bản thân hoặc của ngƣời khác. Tất cả NVXH cho biết mình đã từng hoặc thƣờng xuyên kể cho lãnh đạo, đồng nghiệp hoặc ngƣời thân trƣờng hợp của thân chủ mà không thực hiện nguyên tắc khuyết danh; đôi khi do họ chịu sức ép từ lãnh đạo buộc phải nói. Cụ thể:

Hành vi Số lƣợng

Vi phạm nguyên tắc bí mật 20/20

Khơng lên án những hành vi vi phạm đạo đức nghề của đồng nghiệp 20/20

Cho lời khuyên 19/20

Nói xấu, dèm pha, đối xử không công bằng, thiếu tôn trọng với đồng nghiệp

9/20

Cho biết đồng nghiệp của mình bịn rút của thân chủ về sử dụng cho bản thân

04/20

Cho biết đồng nghiệp của mình mƣợn tiền thân chủ khơng trả 02

"Bòn rút, tranh giành quyền lực, lấy của đối tượng làm của riêng cho mình...Chính

vì thế khiến mình thấy mơi trường này không xứng đáng để mình cống hiến...Hàng ngày bữa ăn của trẻ, của các cụ thì mỗi người bớt xén một tí. Những điều này khơng phải riêng em nhìn thấy mà chính trẻ cũng thấy, rồi trẻ bức xúc, trẻ nói nó coi thường những thầy cơ đó. Cũng vì vậy mà trong giáo dục trẻ tụi em rất khó vì thầy cơ đã mất hình ảnh trong trẻ rồi...Lúc đầu em cũng xốc nổi, cũng bức xúc dùm trẻ, nhưng rồi mình cũng nghĩ lại. Thay vì mình cào xới cho sự việc thêm nặng nề thì mình cũng tìm cách khuyên nhủ trẻ, bảo là do đồ ăn các con ăn không hết, mấy má mấy cô sợ hư nên lấy về một ít vậy thơi, các con đừng có chú ý việc đó làm gì. Nhưng trẻ lại bảo tụi nó cịn thấy mang cả đồ trong kho về nữa, trong khi đó tụi con xin cái gì thì cũng bảo

khơng cho, phát hết rồi, tụi con hư....Mình cũng là thầy cơ nên khơng thể đi nói xấu thầy cơ khác được. Phải giải thích cho trẻ là ở xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt xấu, mơi trường nào cũng khắc nghiệt, hướng cho trẻ đến những giá trị tích cực, giúp chúng suy nghĩ về cuộc sống mở hơn" (NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi)

Vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề là một điều khó tránh khỏi khi nhận thức của NVXH về vấn đề này còn hạn chế, chúng ta cũng chƣa xây dựng đƣợc Quy tắc đạo đức nghề cho NVXH tại Việt Nam, mặt khác, chƣa có một Hiệp hội hay tổ chức nào kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề của NVXH để có thể xử lý những tình huống khi NVXH vi phạm. Tuy nhiên vấn đề đáng quan ngại hơn là cách các lãnh đạo cơ sở và các NVXH phản ứng với hành vi vi phạm đạo đức nghề. Tất cả họ đều chấp nhận thực tế đó, khi họ biết đồng nghiệp của mình làm sai, mặc dù bức xúc nhƣng họ khơng lên án, tố cáo vì sợ bị "tẩy chay" và vì cho rằng đó khơng phải là việc của mình. Cịn lãnh đạo thƣờng lý giải những hành vi đó là do NVXH phải làm việc vất vả trong khi chế độ lƣơng và phụ cấp chƣa thỏa đáng nên cũng "khơng thể địi hỏi nhiều".

Có thể thấy giữa nhận thức của NVXH tại TTBTXH về giá trị nghề nghiệp, chuẩn

mực đạo đức và mục đích làm việc với hành vi của họ cịn có khoảng cách khá lớn khi một bộ phận NVXH không giữ được các chuẩn mực đạo đức và một bộ phận khác lại không đủ dũng cảm để chống lại cái xấu. Thậm chí chính bản thân lãnh đạo cơ sở khi biết những sai phạm này cũng chỉ nhắc nhở mà chưa có các hình thức xử lý phù hợp để chấm dứt và ngăn chặn sự tái diễn.

c. Cam kết gắn bó với cơng việc của NVXH

Dù đa số NVXH chƣa hài lòng với cơng việc của mình, nhƣng họ vẫn cam kết gắn bó với cơng việc. Chỉ có 1

4 NVXH cho biết họ khơng có ý định gắn bó lâu dài với cơng việc này, và 3/15 ngƣời "sẽ suy nghĩ lại" nếu có một cơ hội việc làm khác tốt hơn. Có nghĩa là 12 ngƣời còn lại cam kết gắn bó lâu dài với cơng việc. Số NVXH chuyên nghiệp cam kết gắn bó cơng việc cao hơn so với NVXH bán chuyên nghiệp, lần lƣợt là so với 7/8 so với 5/12. Đồng thời, NVXH tại TT0506 cam kết cao hơn so với NVXH tại TTBTXH và Hội CTĐ. Cả 7/8 NVXH tại TT0506 cho biết họ khơng hề có ý định

thay đổi cơng việc, 01 ngƣời cịn lại có thể sẽ phải chuyển cơng tác vì lý do hợp thức hóa gia đình. Trong 05 ngƣời khơng cam kết làm việc lâu dài, có 04 ngƣời đang làm việc tại TTBTXH và 01 ngƣời làm việc tại Hội CTĐ; 03 ngƣời sẽ suy nghĩ lại nếu có cơ hội khác tốt hơn bao gồm 02 ngƣời của TTBTXH và 01 ngƣời của Hội CTĐ.

Lý do chính khiến họ muốn gắn bó lâu dài với cơng việc là vì họ thấy mình đang làm đƣợc những việc có ý nghĩa để giúp đỡ thân chủ và xã hội (11/20 NVXH), vì đã quen việc khơng muốn thay đổi (7/20), vì xin việc khó (5/20), vì thấy hài lịng (2/20) hoặc vì họ đã lớn tuổi (1/20).

Tuy nhiên cũng khơng ít ngƣời đang làm việc trong tâm thế chờ đợi những cơ hội tốt hơn: Các bạn trẻ vào đây mà phải đi thứ nhất là không chịu được áp lực công việc, thứ hai là lương thấp thì khi có một cơng việc tốt hơn là người ta sẽ phải đi...Có nhiều người cũng tâm huyết đó, nhưng làm thì lương tháng 2 triệu hơn hai triệu rồi dần dần tâm huyết của người ta cũng lụi tàn, không phát huy được."

(NVXH bán chuyên nghiệp, nam, 38 tuổi) Theo trao đổi với lãnh đạo các cơ sở về thực trạng cán bộ trong một số năm lại đây, tại Hội Chữ thập đỏ và TT0506,

lƣợng cán bộ đƣợc tuyển vào khá ổn định, hiếm có tình trạng cán bộ đƣợc tuyển vào sau đó chuyển/bỏ việc, trừ một vài trƣờng hợp đặc biệt phải chuyển để hợp thức hóa gia đình. Cịn tại TTBTXH, lƣợng cán bộ lớn tuổi rất ổn định, tuy nhiên cán bộ trẻ thƣờng chỉ vào làm khoảng 2, 3 năm sau đó đều chuyển đi, tổng cộng trong 5 năm đã có 05 cán bộ chuyển đi cơ quan khác. Lãnh đạo TTBTXH nói: "Nói chung các bạn trẻ

khi vào đây thì đều nghĩ là chỗ làm tạm thời khi chưa xin được công việc. Các bạn coi Em trụ tới bây giờ cũng do thương bố thương mẹ, nhưng nếu có cơ hội tốt hơn là em sẽ đi vì em chưa bao giờ thôi nghĩ là mình sẽ khơng gắn bó ở đây. Thương trẻ thì rất thương. Nếu đúng như em nghĩ thì mơi trường này cần cái tâm, cần cái tình thương, nhưng khi em vào làm việc thực tế không như vậy. Tự nhiên ước mơ, mộng tưởng của mình vỡ ịa. Nó làm mình hụt hẫng, thất vọng trong một thời gian dài...Nếu có cơ hội, em vẫn muốn làm CTXH nhưng không phải trong một môi trường như ở đây.

(NVXH bán chuyên nghiệp, nữ, 24 tuổi)

đây như bàn đạp để tìm kiếm một cơ hội khác tốt hơn. Thì cũng đúng thơi vì lương như hiện nay thì cũng khơng thể địi hỏi người ta ở lại khi có một cơng việc khác."

Một NVXH hiện là trƣởng phịng chun mơn tại TTBTXH cho biết việc cán bộ cứ vào vài năm, quen việc thì chuyển đi khiến cho cơng việc rất khó sắp xếp. Mình tuyển một ngƣời mới coi nhƣ phải đào tạo từ đầu, bản thân đối tƣợng, đặc biệt là trẻ cần có thời gian để chấp nhận cán bộ, trong thời gian chờ cho NVXH mới thích nghi với mơi trƣờng, làm quen với cơng việc thì mọi việc gần nhƣ dồn hết lên vai một vài ngƣời cũ, áp lực càng áp lực.

Lý giải về hiện tƣợng NVXH tại TTBTXH bỏ việc cao hơn tại hai địa bàn nghiên cứu cịn lại có thể vì: 1/ Thu nhập thấp. Xét trong 3 địa bàn, NVXH tại TTBTXH có mức thu nhập thấp hơn cả; 2/ Môi trƣờng làm việc. NVXH chịu nhiều áp lực từ đồng nghiệp và đối tƣợng, công việc nhàm chán, tồn tại các tiêu cực gây bất bình, ít có cơ hội giao lƣu học hỏi.

Có thể thấy, Mặc dù tỉ lệ NVXH cam kết gắn bó với cơng việc khá cao (12/20)

nhưng điều đó chưa phản ánh được tình cảm tích cực của họ đối với nghề vì lý do khiến họ khơng thay đổi cơng việc chủ yếu là vì họ ngại thay đổi, khó kiếm việc làm và do đã lớn tuổi.

Tiểu kết

Nhƣ vậy, với việc khám phá và đánh giá nhận thức, cảm xúc, hành vi, kết quả cho thấy thái độ của NVXH đối với công việc chƣa tốt. Theo đó, thái độ của NVXH chuyên nghiệp tích cực hơn NVXH bán chuyên nghiệp. Có sự khác biệt về thái độ của NVXH tại TT0506, Hội CTD và TTBTXH. Với tất cả các chỉ báo, NVXH tại TTBTXH đều thể hiện mức độ hiểu biết thấp hơn hai địa bàn nghiên cứu còn lại, cảm xúc của họ đối với công việc khá tiêu cực và họ cũng có nhiều hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghiêm trọng hơn.

Giữa nhận thức và hành vi của NVXH có một khoảng cách khá rõ rệt. Cụ thể, với nhận thức và hành vi về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp hoặc giữa cam kết gắn bó và hành vi gắn bó với cơng việc.

Các biểu hiện của thái độ đối với

công việc Ý kiến trả lời Số lƣợng Nhận thức Nhận thức trƣớc khi đến với nghề

Khơng biết gì về nghề CTXH trƣớc khi lựa chọn. 20/20 Khơng tìm hiểu hay đƣợc định hƣớng khi lựa chọn. 17/20 Gặp khó khăn khi tìm kiếm thơng tin về nghề. 03/20 NVXH chuyên nghiệp thi vào ngành này vì nghĩ nó

dễ đậu.

06/20

NVXH bán chuyên nghiệp làm cơng việc hiện tại vì khơng xin đƣợc cơng việc khác.

12/12

Nhận thức sau khi đến với nghề

CTXH là nghề giúp đỡ con ngƣời 15/20

Mơ hồ chƣa xác định đƣợc 03/20

Chƣa từng nghe đến 02/20

Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp

Rất cần thiết 20/20

Tơn trọng thân chủ, giữ bí mật và quyền tự quyết 13/20

Mối quan hệ con ngƣời 01/20

NVXH tự ý thức về bản thân 01/20

Nhầm lẫn với các phẩm chất cá nhân 07/20

Khó áp dụng nguyên tắc đạo đức vào thực tế 20/20 Nhận thức về tác

động của nghề nghiệp

CTXH là nghề hữu ích, cao cả và cần thiết 20/20 Tác động tích cực tới thân chủ và xã hội 20/20 Giúp thân chủ thay đổi nhận thức và hành vi 10/20 Phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần vào an sinh

xã hội

07/20

Khiến thân chủ ỷ lại, ì trệ 02/20

trạng và tƣơng lai của nghề

CTXH chƣa phải là một nghề 01/20

Lực lƣợng NVXH cịn ít, trình độ thấp 18/20 Xã hội chƣa biết, chƣa đánh giá cao 20/20

CTXH phát triển chƣa đúng tầm 20/20

Phát triển CTXH là xu hƣớng tất yếu 20/20

Cần nhiều thời gian 06/20

Khơng hình dung đƣợc những thay đổi xảy ra trong tƣơng lai

20/20

Nhận thức về công việc cụ thể

Công việc đơn giản 09/20

Không cần đào tạo cũng làm đƣợc 04/20

Cịn mang nặng tính từ thiện 03/20

Khó khăn và địi hỏi nhiều hy sinh. Các khó khăn cụ thể:

Đối tƣợng đa dạng, đông

Nhận thức của xã hội, cơ quan ban ngành về nghề CTXH thấp

Xã hội kỳ thì thân chủ Quy định cơ quan

Khó thích nghi mơi trƣờng làm việc

20/20 20/20 20/20 12/20 10/20 6/20

Cảm xúc Tự hào, vui, u thích vì giúp đỡ đƣợc ngƣời khác 20/20

Áp lực 20/20

Khơng hài lịng với cơng việc 16/20

NVXH trẻ bất ngờ, thất vọng với thực tế công việc trong thời gian đầu mới đi làm

13/13

Hành vi

Hành vi thực hành nguyên tắc đạo đức

Đã từng vi phạm hoặc thấy đồng nghiệp vi phạm 20/20

Vi phạm ngun tắc bí mật 20/20

Khơng lên án những hành vi vi phạm đạo đức nghề của đồng nghiệp

20/20

Cho lời khuyên 19/20

Nói xấu, dèm pha, đối xử khơng cơng bằng, thiếu tôn trọng với đồng nghiệp

09/20

Cho biết đồng nghiệp của mình bịn rút của thân chủ về sử dụng cho bản thân

04/20

Cho biết đồng nghiệp của mình mƣợn tiền thân chủ khơng trả

02/20

Cam kết gắn bó với cơng việc

Muốn gắn bó lâu dài với cơng việc hiện tại

Trong số đó, sẽ suy nghĩ lại nếu có cơ hội tốt hơn

15/20 03/15

NVXH chuyên nghiệp cam kết gắn bó 07/8

NVXH bán chuyên nghiệp cam kết 05/12

Cam kết gắn bó vì:

Làm đƣợc những việc có ý nghĩa; Vì đã quen việc khơng muốn thay đổi; Vì xin việc khó; Vì thấy hài lịng; Vì họ đã lớn tuổi. 11/20 07/20 05/20 02/20 01/20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ của nhân viên xã hội đối với nghề công tác xã hội (nghiên cứu tại một số cơ sở, tổ chức xã hội tỉnh lâm đồng) 002 (Trang 67 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)