Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ tổng bí thư tại kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 26)

9- Bố cục của luận văn

1.2. Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu các phông lƣu trữ Tổng Bí

1.2.1. Vai trò của các Tổng Bí thư đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong thời kỳ kháng chiến đặc biệt là giai đoạn 1930-1945, Ban Chấp hành Trung ƣơng chƣa ban hành quy chế làm việc của Trung ƣơng. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, ngày 13-9-1955 Bộ Chính trị họp thông qua Nghị quyết số 23-NQ/TW quyết nghị về phân công và lề lối làm việc của Trung ƣơng trong đó có nêu: “Ban Bí thƣ, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thƣ, có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch làm việc của Bộ chính trị, Đồng chí bí thƣ phụ trách văn phòng có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình, kế hoạch làm việc của Ban Bí thƣ”.

Tháng 8-1982, Hội nghị toàn thể lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá V đã thông qua quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng số 04- NQ/TW, tại điều 5 đã quy định “đồng chí Tổng Bí thư là người đứng đầu Ban

Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Đặc biệt, chăm lo nắm đường lối, xem xét các vấn đề về đường lối, chiến lược và các vấn đề trọng yếu của Đảng trong từng thời gian, có tác dụng lớn đến chỉ đạo mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước”.

Ngày 28-8-1987, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VI đã thông qua quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng số 15- QĐ/TW chỉ rõ : “đồng chí Tổng Bí thư chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Trực tiếp nắm những vấn đề trọng yếu và cơ mật về quốc phòng, an ninh. Chăm lo xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp chủ chốt của Đảng” [29, tr5].

Trách nhiệm quyền hạn của Tổng Bí thƣ ở các khoá tiếp theo đƣợc quy định nhƣng cũng chỉ chung chung nhƣ : đồng chí Tổng Bí thƣ chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng, của Bộ Chính trị và Ban Bí thƣ. Trực tiếp nắm những vấn đề trọng yếu và cơ mật về quốc phòng, an ninh. Chăm lo xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ cao cấp chủ chốt của Đảng hay là đề xuất những vấn đề về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách lớn về đối nội, đối ngoại, những vấn đề quan trọng về xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng để Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị bàn quyết định.

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ngày 22-8-2001 Ban Chấp hành Trung ƣơng đã ban hành Quyết định số 06-QĐ/TW về quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ trong đó có nêu rõ trách nhiệm quyền hạn của Tổng Bí thƣ đã đƣợc quy định rõ ràng hơn, cụ thể là Tổng Bí thƣ Trung ƣơng Đảng là ngƣời đứng đầu Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, đồng thời là Bí thƣ Quân ủy Trung ƣơng, có trách nhiệm và quyền hạn sau :

- Cùng Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ chịu trách nhiệm trƣớc toàn Đảng, toàn dân về sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực;

- Chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ. Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ kết luận các hội nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ;

- Đề xuất những vấn đề về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách lớn để Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ bàn, quyết định. Chỉ đạo và định hƣớng chuẩn bị các đề án trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng và một số đề án quan trọng trình Bộ Chính trị;

- Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng; công tác nghiên cứu lý luận; cải tiến và đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Giữ mối liên hệ với các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thƣ, ủy viên Ban Chấp hành Trung ƣơng và các đồng chí Bí thƣ tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ƣơng;

- Trực tiếp chỉ đạo các vấn đề trọng yếu và cơ mật về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Thay mặt Ban Chấp hành Trung ƣơng giữ mối quan hệ làm việc với Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

- Ký các nghị quyết và văn bản quan trọng của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ;

- Chủ trì tổ chức các cuộc làm việc với các đồng chí Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Thƣờng trực Ban Bí thƣ, đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thƣ phụ trách vấn đề liên quan để chỉ đạo, xử lý kịp thời những công việc hệ trọng, cấp bách của quốc gia trên cơ sở các chủ trƣơng của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị. Kết luận của đồng chí Tổng Bí thƣ tại các cuộc làm việc này đƣợc thông báo để các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện và báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp gần nhất.

Tuy nhiên, mỗi cá nhân đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thƣ ở từng giai đoạn khác nhau, hoạt động của họ cũng có những điểm khác nhau, nhƣng trách nhiệm chính của Tổng Bí thƣ là làm thế nào để xây dựng Đảng vững mạnh, lãnh đạo toàn Đảng toàn dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Đảng đề ra trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử.

Ngoài cƣơng vị giữ trọng trách lãnh đạo Đảng, các Tổng Bí thƣ còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo Nhà nƣớc hoặc các tổ chứ chính trị xã hội nhƣ Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam… Ở những thời điểm nhất định.

Để dễ hình dung vai trò và ảnh hƣởng của các Tổng Bí thƣ đối với cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử, dƣới đây chúng tôi xin giới thiệu khái quát về cuộc đời và hoạt động cách mạng của các đồng chí Trƣờng Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh là những ngƣời đã từng giữ chức vụ Tổng Bí thƣ Đảng.

1) Tổng Bí thư Trường Chinh

Đồng chí Trƣờng Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 09-02-1907 ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trƣờng, tỉnh Nam Định, nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định.

Năm 1925, đồng chí tham gia cuộc vận động đòi đế quốc Pháp ân xá cho nhà yêu nƣớc Phan Bội Châu và năm 1926, đồng chí là một trong những ngƣời lãnh đạo cuộc bãi khóa để truy điệu nhà yêu nƣớc Phan Chu Trinh ở Nam Định.

Năm 1927, đồng chí gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.

Năm 1929, đồng chí tham gia cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ở Bắc Kỳ.

Năm 1930, đồng chí đƣợc chỉ định vào Ban Tuyên truyền cổ động Trung ƣơng của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Cuối năm đó, đồng chí bị đế quốc bắt và kết án 12 năm tù cấm cố, đày đi Sơn La.

Cuối năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp và do phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam đòi quyền tự do dân chủ và thả chính trị phạm, đồng chí đƣợc trả tự do.

Từ cuối năm 1936 đến năm 1939, đồng chí hoat động hợp pháp và nửa hợp pháp ở Hà Nội, là Uỷ viên Xứ ủy Bắc Kỳ và đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Chiến trành thế giới thứ hai nổ ra, đồng chí liền chuyển vào hoạt động bí mật.

Năm 1940, đồng chí là chủ bút báo Giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ. Tại Hội nghị lần thứ 7 của Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, đồng chí đƣợc cử vào Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng.

Năm 1941, tại Hội nghị lần thứ 8 của Trung ƣơng Đảng, đồng chí đƣợc bầu làm Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng, Trƣởng ban Tuyên huấn kiêm làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan Trung ƣơng của Đảng và Tạp chí Cộng sản, cơ quan Trung ƣơng của Đảng, Trƣởng ban Công vận Trung ƣơng.

Năm 1943, đồng chí bị Tòa án binh của thực dân Pháp ở Hà Nội kết án tử hình vắng mặt.

Ngày 09-3-1945, chủ trì Hội nghị Thƣờng vụ Trung ƣơng mở rộng ra Chỉ thị về Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta và chủ trƣơng tổng khởi nghĩa.

Tháng 8 năm 1945, đồng chí đƣợc Hội nghị toàn quốc của Đảng cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí đƣợc bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ƣơng, là Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Lao

động Việt Nam (ở Đại hội này, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc đổi tên là Đảng Lao động Việt Nam) đến tháng 10 năm 1956.

Năm 1958, đồng chí là Phó Thủ tƣớng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc.

Năm 1960, tại Đại hội lần thứ III của Đảng, đồng chí đƣợc bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ƣơng và ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác Quốc hội và công tác tƣ tƣởng của Đảng.

Năm 1976, tại Đại hội lần thứ IV của Đảng, đồng chí đƣợc bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ƣơng ĐảngCộng sản Việt Nam (ở Đại hội này, Đảng Lao động Việt Nam đƣợc đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam). Đồng chí là ủy viên Bộ Chính trị, phụ trách Trƣởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ƣơng và Trƣởng ban Lý luận của Trung ƣơng.

Năm 1976, đồng chí đƣợc bầu là Chủ tịch Ủy ban Dự thảo Hiến Pháp của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng chí là đại biểu Quốc hội khóa II (1960-1964), khóa III (1964-1971), khóa IV (1971-1975), khóa V (1975-1976), khóa VI (1976-1981), khóa VII (1981-1987). Từ khóa II đến khóa VI, đồng chí là Chủ tịch ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội.

Năm 1981, đồng chí đƣợc Quốc hội bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năm 1982, tại Đại hội lần thứ V của Đảng, đồng chí đƣợc bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam và là ủy viên Bộ Chính trị.

Tháng 7-1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí đƣợc bầu lại làm Tổng Bí thƣ của Đảng.

Tháng 12-1986, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đồng chí đƣợc cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó

Trƣởng ban soạn thảo Cƣơng lĩnh và Chiến lƣợc kinh tế kiêm Trƣởng Tiểu ban soạn thảo Cƣơng lĩnh của Đảng.

Đồng chí mất năm 1988.

Đồng chí Trƣờng Chính là ngƣời học trò xuất sắc, ý hợp tâm đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà thiết kế chiến lƣợc của công cuộc đổi mới năm 1986.

2) Tổng Bí thư Lê Duẩn

Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 07-4-1907 tại làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Khi còn nhỏ đƣợc gọi là Lê Nhuận.

Năm 1926 đồng chí Lê Duẩn giác ngộ cách mạng và tham gia bãi khoá ở Huế, sau đó đồng chí cùng một số học sinh vào Đà Nẵng vận động phong trào yêu nƣớc.

Năm 1927 đồng chí ra Hà Nội liên lạc với Tân Việt và Thanh niên cách mạng Đồng chí Hội.

Từ năm 1928 đến năm 1929 đồng chí tham gia và hoạt động trong Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tiền thân của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm 1930, đồng chí vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ở chi bộ Nhà ga xe lửa Hà Nội.

Năm 1931, đồng chí là ủy viên Ban Tuyên huấn của xứ uỷ Đảng ở Bắc bộ. Cùng năm đó, đồng chí bị bắt và bị thực dân Pháp kết án 20 năm tù cấm cố và lần lƣợt bị giam ở các nhà lao Hoả Lò (Hà Nội), Sơn La và Côn Đảo. Tại các nhà tù này, đồng chí Lê Duẩn đã cùng nhiều đảng viên cộng sản lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống chế độ giam cầm hà khắc và tổ chức học tập chính trị.

Năm 1936, do cuộc đấu tranh của nhân dân ta và thắng lợi của Mặt trận nhân dân ở Pháp, đồng chí đƣợc trả tự do. Ra tù, đồng chí Lê Duẩn cùng với các đồng chí khác xây dựng cơ sở Đảng ở Trung bộ, thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng tập hợp quần chúng

đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống nguy cơ phát xít và chiến tranh.

Năm 1937, đồng chí đƣợc cử giữ chức Bí thƣ Xứ uỷ Trung bộ.

Năm 1939, đồng chí Lê Duẩn đƣợc cử vào Ban Thƣờng vụ Trung ƣơng Đảng.

Năm 1940, đồng chí lại bị địch bắt ở Sài Gòn, bị kết án 10 năm tù và bị đày đi Côn Đảo lần thứ 2.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí đƣợc Đảng và Chính phủ đón về tham gia cuộc kháng chiến ở Nam bộ. Năm 1946, đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng Trung ƣơng Đảng chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuối năm đó, đồng chí đƣợc Bác Hồ và Trung ƣơng Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Tháng 02/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đồng chí đƣợc bầu vào Ban Chấp hành Trung ƣơng và sau đó đƣợc Trung ƣơng cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng. Từ năm 1946 đến 1954, đồng chí giữ chức Bí thƣ Xứ uỷ Nam bộ đồng thời là Bí thƣ Trung ƣơng Cục miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1954 đến năm 1957, sau khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, đồng chí Lê Duẩn ở lại miền Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Đến giữa năm 1957 đồng chí ra Bắc, Trung ƣơng cử đồng chí lãnh đạo công việc chung của Đảng bên cạnh Bác Hồ.

Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí đƣợc bầu vào Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, giữ chức Bí thƣ thứ nhất và Bí thƣ Quân uỷ Trung ƣơng (1978-1984).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) và lần thứ V (năm 1982) của Đảng đồng chí Lê Duẩn lại đƣợc Trung ƣơng cử vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí Lê Duẩn là đại biểu Quốc hội từ khoá II đến khoá VII (từ năm 1960-1986).

Hồi 03 giờ 30 phút ngày 10-7-1986, sau một thời gian dài lâm bệnh nặng đồng chí Lê Duẩn đã từ trần.

Đồng chí Lê Duẩn là ngƣời học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3) Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 01-7- 1915 trong một gia đình công chức tại xã Giai Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hƣng Yên.

Năm 1929, đồng chí tham gia Học sinh đoàn do Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội lãnh đạo. Ngày 01-5-1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp, đồng chí đƣợc trả tự do, đƣợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, tham gia hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội. Đồng chí đã xây dựng cơ sở đảng, thành lập nhiều chi bộ và Thành ủy lâm thời Hải Phòng.

Năm 1939, Đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Cuối năm đó, đồng chí đƣợc phân công tham gia lập lại Xứ ủy Trung kỳ.

Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, chúng đƣa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, đồng chí đƣợc đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn - Chợ Lớn trực tiếp lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sưu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu các phông lưu trữ tổng bí thư tại kho lưu trữ trung ương đảng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)