Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 87 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông

cổng thông tin điện tử

3.3.1. Nhóm giải pháp về nội dung

Cho đến nay đã có khá nhiều văn bản quan trọng cho phát triển khoa học và công nghệ đƣợc ban hành. Gần đây là chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ; Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Chiến lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến KH&CN là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển KH&CN Việt Nam: “Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật về KH&CN, về vai trò động lực then chốt của KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cƣờng, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động khoa học và công nghệ; tạo không khí thi đua lao động sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.”

lƣợc phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng nhấn mạnh cần: “Nhân rộng và tăng cƣờng mô hình phổ biến kiến thức KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phƣơng.”

Để phát duy trì và phát triển tốt cổng TTĐT thì các Sở Khoa học và Công nghệ cần nâng cao chất lƣợng nội dung thông tin. Cụ thể là những nội dung và giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tập trung tuyên truyền về đƣờng lối chính sách phát triển khoa

học công nghệ: Là kênh thông tin chính thống của Sở KH&CN, các nội dung thông tin trên cổng TTĐT phải đảm bảo và thể hiện đƣợc đƣờng lối, chiến lƣợc, chính sách phát triển khoa học công nghệ của Đảng và Nhà nƣớc. Nội dung công tác truyền thông KH&CN cần tiếp tục đi sâu tuyên truyền các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về lĩnh vực KHCN; những kiến thức khoa học kỹ thuật hữu ích phục vụ đời sống và sản xuất, cổ vũ sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nƣớc; đồng thời chú ý suy tôn những thành tựu KH&CN ứng dụng thiết thực vào đời sống và biểu dƣơng, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong các lĩnh vực KH&CN và nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tác dụng của KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, tập trung tuyên truyền những mô hình thực tiễn. Đƣờng lối chính

sách phát triển khoa học công nghệ là rất cần thiết nhƣng sẽ rất khô khan nếu không có những mô hình thực tiễn để cụ thể hóa những vấn đề mang tính chiến lƣợc đó. Đây chính là phần thông tin ấn tƣợng, dễ thuyết phục công chúng trong việc học tập và làm theo những mô hình ứng dụng hiệu quả.

Thứ ba, tập trung đƣa các thông tin về tƣ vấn kiến thức khoa học và công

nghệ. Để thực hiện chuyên mục này cần có sự phối hợp của các chuyên gia, nhà khoa học. Nội dung sẽ là những bài phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ. Chẳng hạn nhƣ: giải pháp để cây thanh long cho trái trái vụ, giải pháp tiết kiệm năng lƣợng trong tòa nhà, hay thông tin làm thế nào để nhân giống thành công giống chồn hƣơng?...

Thư tư, tập trung đƣa thông tin theo sự kiện, hoạt động của ngành. Tất cả

những hoạt động của Sở có liên quan đến ngƣời dân và doanh nghiệp cần phải thông tin dƣới dạng tin tức, sâu hơn là bài viết, phóng sự, phỏng vấn… Theo đó, cần có những chủ đề truyên truyền về ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học, những sáng kiến sáng tạo ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống, những vấn đề về tiêu chuẩn - đo lƣờng - chất lƣợng…

Thứ năm, tập trung đƣa thông tin về những chính sách, ƣu đãi trong lĩnh vực

khoa học công nghệ. Có tới 157 ngƣời khảo sát (chiếm 52,3%) cho rằng cổng TTĐT các Sở KH&CN cần tăng cƣờng thông tin về những chính sách, ƣu đãi trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Thứ sáu, tập trung đƣa thông tin về những phát minh khoa học công nghệ

trên thế giới. Có 98 ngƣời khảo sát (chiếm 32,7%) cho rằng cổng TTĐT các Sở KH&CN cần tăng cƣờng thông tin về những phát minh khoa học công nghệ trên thế giới.

Để thực hiện đƣợc những nội dung trên, cần có những giải pháp thực hiện sau:

Trước hết, phải có sự đặt hàng với các nhà khoa học, các phòng ban chuyên

môn viết những bài viết chuyên sâu; đồng thời cử cán bộ làm công tác truyền thông thƣờng xuyên bám sát hoạt động của các phòng ban chuyên môn, bám sát những đề tài nghiên cứu khoa học để có những ghi nhận, đánh giá và phản ánh sinh động. Để có những đề tài hay, vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của công chúng thì không chỉ đòi hỏi những cán bộ truyền thông phải nhạy bén, tích cực phát hiện vấn đề mới mà còn phải có phƣơng pháp tổ chức tuyên truyền thông tin hiệu quả.

Thứ hai, cần xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể từng năm. Ngoài những

chủ đề, đề tài cụ thể, cần dự trù kinh phí thực hiện và các giải pháp thực hiện. Cần quan tâm đầu tƣ xây dựng nhiều chuyên mục, hƣớng vào thông tin nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của ngành KH&CN.

Thứ ba, cần làm mềm thông tin khoa học và các ngôn ngữ học thuật, ngôn

ngữ hành chính. Dù là cổng thông tin khoa học và công nghệ nhƣng việc sử dụng ngôn ngữ học thuật và ngôn ngữ hành chính quá nhiều sẽ khiến công chúng khó hiểu và khô cứng. Do đó, trong những bài viết tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách hay đánh giá hiệu quả cần đại chúng hóa những thuật ngữ khó bằng những cách diễn giải dễ hiểu hoặc có chú thích bên cạnh những thuật ngữ viết tắt.

Thứ tư, mở rộng đề tài về lĩnh vực khoa học công nghệ. Đề tài là phạm vi

đời sống hiện thực đƣợc phản ánh vào các tác phẩm báo chí. Đề tài thƣờng nảy sinh từ hiện thực cuộc sống. Trong báo chí, có rất nhiều đề tài mà phóng viên có thể phát hiện và khai thác để tạo thành tác phẩm báo chí mang tính thời sự nóng hổi, mang tính hơi thở của thời đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng. Đối với cổng TTĐT các Sở KH&CN, đề tài thƣờng hẹp hơn trong phạm vi liên quan đến lĩnh vực KH&CN. Tuy nhiên, chỉ liên quan đến KH&CN cũng có nhiều đề tài có thể khai thác và phản ánh trên cổng TTĐT có sức thu hút các đối tƣợng và có tầm ảnh hƣởng đến các đối tƣợng là nhà khoa học, đội ngũ trí thức, ngƣời dân và doanh nghiệp...nhƣ những kết quả triển khai đề tài, dự án, những gƣơng điển hình, những phát minh khoa học có sự ảnh hƣởng lớn đến con ngƣời, những câu chuyện nghiên cứu khoa học, những vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, hay về chất lƣợng xăng dầu, vấn đề an toàn bức xạ, tiết kiệm năng lƣợng, những vấn đề về ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi...

Thứ năm, tăng cƣờng thông tin về những phát minh khoa học trên thế giới

bằng việc tổ chức dịch thuật, biên tập những thông tin khoa học và công nghệ trên thế giới thông qua những tạp chí chuyên ngành hay các trang báo điện tử chuyên ngành đƣợc xếp hạng trên thế giới. Về thông tin này, cổng TTĐT Sở KH&CN Đồng Nai cung cấp hàng ngày những phát minh, những nghiên cứu của khoa học thế giới thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, thiết bị - chất liệu mới, nông nghiệp, môi trƣờng - khí hậu và năng lƣợng. Trong khi thông tin này trên cổng TTĐT Sở KH&CN Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh còn rất hạn chế.

Thứ sáu, đảm bảo tính chính xác, tính kịp thời, tính chân thật của thông tin.

Bên cạnh nội dung thông tin bài viết phong phú, đa dạng cũng cần phải đảm bảo chất lƣợng thông tin, bài viết hay, xúc tích và cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Là kênh thông tin chính thống của Sở KH&CN nên thông tin đƣa lên phải đảm bảo độ chính xác 100%. Do đó, đối với những thông tin chuyên ngành, cần có sự tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học trƣớc khi công bố đến công chúng. Tránh đăng tải những thông tin sƣu tầm, những thông tin khoa học chƣa đƣợc kiểm chứng hay những thông tin không rõ nguồn gốc.

Thứ bảy, đảm bảo nội dung hình ảnh đi kèm tin, bài. Bên cạnh đó, hình ảnh

đi kèm cũng cần lƣu ý đến chất lƣợng và giá trị thông tin của bức ảnh. Cần đƣa nhiều hình ảnh hoạt động của Sở và hình ảnh ứng dụng khoa học công nghệ trong thực tiễn. Trong số 300 ngƣời khảo sát thì có 53 ngƣời (chiếm 17,7%) cho rằng các cổng TTĐT cần tăng cƣờng hình ảnh hoạt động có tính chất báo chí thay cho hình ảnh hội họp. Thực tế cho thấy có tới 80% hình ảnh sử dụng trên cổng TTĐT là những hình ảnh hội nghị. Do đó cần nâng cao chất lƣợng hình ảnh hoạt động bằng việc đầu tƣ máy chụp ảnh kỹ thuật cao, đào tạo nhân lực biết chụp ảnh sự kiện và bản thân ngƣời làm công tác truyền thông phải xông xáo, tích cực đeo bám vấn đề, sự kiện và có nhiều sáng tạo trong quá trình tác nghiệp thì mới có những bức ảnh đẹp.

3.3.2. Nhóm giải pháp về thông tin dịch vụ

Đối với cổng TTĐT các cơ quan nhà nƣớc, thông tin dịch vụ giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu. Tuy nhiên để thực hiện tốt nội dung thông tin này không chỉ đơn giản là việc cung cấp thông tin lên mạng Internet mà còn phải tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn những đối tƣợng liên quan sử dụng dịch vụ. Do đó, để đạt đƣợc hiệu quả cao khi triển khai các thông tin dịch vụ thì các Sở KH&CN cần thực hiện những nội dung sau:

Trước hết, cần tăng cƣờng thông tin về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

cho phép tải về và cung cấp công cụ tìm kiếm văn bản. Trong 3 cổng TTĐT thì Sở KH&CN Đồng Nai là đơn vị thực hiện khá tốt nội dung này. Cụ thể đã cung cấp 20.170 văn bản pháp luật, 84 văn bản chỉ đạo điều hành, 26 thủ tục hành chính về lĩnh vực khoa học công nghệ và đặc biệt đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 để phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Dịch vụ này đƣợc chính thức triển khai trên cổng TTĐT Sở KH&CN Đồng Nai từ đầu năm 2014. Với dịch vụ này, ngƣời dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ và nhận giấy phép hoàn toàn qua Internet mà không cần liên hệ trực tiếp, kể cả các giao dịch phát sinh trong quá trình xử lý cũng nhƣ các yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Trong khi đó, cổng TTĐT Sở KH&CN Bình Dƣơng cung cấp đƣợc 194 văn bản pháp luật, 29 thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Cổng TTĐT Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh cung cấp 38 văn bản pháp luật, 17 thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công mức độ 3. Với kết quả này cho thấy cơ sở dữ liệu về văn bản pháp luật chƣa phong phú. Mặc dù cả 2 cổng TTĐT này đều thực hiện việc cung cấp văn bản pháp luật nhƣng cách trình bày chƣa đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của các văn bản hiện hành, cụ thể còn thiếu nội dung ngày có hiệu lực. Vì vậy cần phải tăng cƣờng thông tin văn bản pháp luật bằng cách cập nhật, tạo liên kết hoặc dùng công nghệ cập nhật tự động từ cổng TTĐT Bộ KH&CN để hệ thống văn bản pháp luật đƣợc phong phú, đa dạng hơn trên hai cổng TTĐT này.

Thứ hai, về thông tin chỉ đạo điều hành, cần cập nhật những ý kiến chỉ đạo,

điều hành của thủ trƣởng cơ quan đã đƣợc thống nhất và chính thức ban hành bằng văn bản; ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của tổ chức, cá nhân; thông tin khen thƣởng, xử phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và lịch làm việc của cơ quan. Qua rà soát cho thấy cổng TTĐT Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dƣơng chƣa có chuyên mục này, cả hai cổng TTĐT mới chỉ dừng lại ở việc công bố lịch hoạt động trong tuần. Đây cũng là chuyên mục cần phải có trên cổng TTĐT nên việc thiết lập và cập nhật thông tin là việc làm cần thiết. Để thực hiện chuyên mục này, cần có sự phối hợp

giữa các phòng, đơn vị trong Sở hoặc giao nhiệm vụ cập nhật thông tin cho các đơn vị chuyên môn nhằm đảm bảo thông tin mới liên tục.

Thứ ba, thông tin về đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phải đƣợc cung cấp

đầy đủ về mã số, tên, cấp quản lý, lĩnh vực, đơn vị chủ trì, thời gian thực hiện. Đối với thông tin này phải giao cho phòng chuyên môn cử cán bộ cập nhật thông tin về tất cả các đề tài, dự án. Trên ba cổng TTĐT đều có sự hiện diện của chuyên mục này. Đối với Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh, ngoài cung cấp thông tin về đề tài, dự án còn cung cấp một cơ sở dữ liệu tra cứu với tổng dữ liệu là 1.700 đề tài, dự án đƣợc nghiên cứu từ năm 1990 đến nay, tại địa chỉ http://www.cesti.gov.vn/k-t- qu-nghi-n-c-u-hcm/. Sở KH&CN Đồng Nai cung cấp đầy đủ các thông tin về mã số, tên, cấp quản lý, lĩnh vực, đơn vị chủ trì, thời gian thực hiện. Riêng Sở KH&CN Bình Dƣơng, thông tin về các đề tài dự án chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và chƣa thực hiện đầy đủ các đề mục nhƣ yêu cầu, điều này khiến cho việc tìm kiếm thông tin đề tài khó khăn. (Phụ lục 6)

Thứ tư, về dịch vụ công trực tuyến, hiện cả 3 cổng TTĐT đều có dịch vụ này

ở mức độ 3 và 4. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho phép ngƣời sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ đƣợc thực hiện trên môi trƣờng mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả đƣợc thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép ngƣời sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) đƣợc thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể đƣợc thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đƣờng bƣu điện đến ngƣời sử dụng.

Để thực hiện nội dung này cần có kế hoạch cụ thể về biểu mẫu; hƣớng dẫn cách lập hồ sơ, gửi hồ sơ, theo dõi hồ sơ; đảm bảo về mặt kỹ thuật, công nghệ, đƣờng truyền và nhân lực thực hiện. Đặc biệt là giải pháp nâng cao nhận thức của công chức thực hiện cũng nhƣ của đối tƣợng đƣợc cung ứng các dịch vụ công trực tuyến. Bởi, một chính quyền điện tử không thể hoạt động đƣợc nếu nhƣ thiếu công

mở rộng nhƣng hiệu quả sử dụng chƣa cao. Do đó, để đạt đến mục tiêu lâu dài, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 87 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)