10. Kết cấu của luận văn
1.5. Yêu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phƣơng vì phát triển
vững.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng nông thôn ở địa phương hiện đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý CTRSH không hiệu quả khiến nguồn nước ngầm, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Do đó, việc thu gom, xử lý thế nào nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, BVMT và phát triển nông thôn bền vững đang là bài toán khó đối với nhiều địa phương. Hiện trạng tỷ lệ thu gom CTRSH ở địa phương chưa đáp ứng nhu cầu, nên rác vẫn tràn ngập khắp nơi công cộng, ao, hồ... Nhiều nơi tại địa phương xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hoặc đổ thải lộ thiên, không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Một số khác lại sử dụng phương pháp ủ phân compost. Tuy nhiên, hai phương pháp này chưa thể áp dụng rộng rãi tại KVNT. Trong những năm gần đây, một số nơi đã đầu tư, lắp đặt các lò đốt CTRSH với công suất nhỏ, phục vụ việc xử lý CTRSH cho một vùng nông thôn hoặc cho một khu vực dân cư. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý cũng như quá trình vận hành có đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hay không là vấn đề chưa được kiểm tra, xác nhận.
Tuy nhiên, do việc thu gom và xử lý rác thải KVNT còn rất hạn chế, dẫn tới tình trạng rác thải tồn đọng nhiều tại các điểm đổ rác, không vận chuyển đi xử lý kịp thời làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH ở nước ta còn chưa đầy đủ, chưa thống nhất hoặc chồng chéo, việc phân công trách nhiệm quản lý CTRSH giữa các bộ, ngành còn chưa rõ ràng, nhất là quản lý CTRSH ở nông thôn.
* Tiểu kết chƣơng 1
Chương 1, tác giả đã tập trung xây dựng cơ sở lý luận về CTRSH, chính sách công nghệ xử lý CTRSH, lý luận về PTBV, các công nghệ xử lý CTRSH và yêu cầu xử lý CTRSH ở địa phương. Trong đó, chính sách công nghệ xử lý CTRSH (chính sách, chính sách công, công nghệ…) là chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay, nhằm phát triển kinh tế-xã hội-môi trường của đất nước với nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tích cực, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại. Luận văn cũng đưa ra lý luận về PTBV KVNT và yêu cầu đối với công nghệ xử lý CTRSH.
34
Chính sách công nghệ là một lĩnh vực trong chính sách KH&CN tác động trực tiếp vào các hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm đổi mới quản lý kinh tế-xã hội, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế, các ưu đãi khác, đảm bảo thân thiện với môi trường. Kết quả cuối cùng mà chính sách công nghệ muốn đạt được là tạo ra những biến đổi trong xã hội phù hợp mục tiêu PTBV mà chủ thể của chính sách đã đề ra.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA