Điện thờ Đạo Mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam (Trang 29 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Đạo Mẫu: Điện thờ, truyền thuyết, nghi lễ và lễ hội

1.4.1. Điện thờ Đạo Mẫu

Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh “gạt bỏ những sai biệt có tính địa phương, chắt lọc lấy những cái chung” đã đưa ra “một hệ thống điện thần Đạo Mẫu như sau:

- Ngọc hoàng

- Tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải,

Địa Tiên Thánh Mẫu)

- Ngũ vị Vương Quan (từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ), thường người ta xếp Đức Thánh Trần vào hàng các Quan

- Tứ vị Chầu Bà hay Tứ vị Thánh Bà là hóa thân trực tiếp của Tam tòa Thánh Mẫu

- Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo thứ tự từ Đệ Nhất đến Đệ Ngũ) - Thập nhị Vương Cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12)

- Thập nhị vương Cậu (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12) - Quan Ngũ Hổ

- Ông Lốt (rắn) [57; 22]

Đạo Mẫu hay còn gọi là Đạo Tứ Phủ hay Tam Tòa Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ Nữ thần, Mẫu thần. Từ “một tín ngưỡng vốn tản mạn, rời rạc, nay bước

đầu có một hệ thống tương đối nhất quán về điện thần với các phủ, các hàng tương đối rõ rệt. Một điện thần với hàng mấy chục vị đã dần quy về một vị thần cao nhất là Thánh Mẫu.” [57; 16]

Dạng thức Đạo Tứ Phủ tiêu biểu ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ còn ở Nam Trung bộ và Nam bộ thì tồn tại ở dạng thức hỗn dung thờ Mẫu và Nữ thần.

Đạo Mẫu ở Bắc Trung bộ mà trung tâm là Điện Hòn Chén khuôn theo Đạo Tứ Phủ. Nhưng bốn cõi của Đạo Tứ Phủ ở miền Trung và hệ thống thần linh của

Đạo Tứ Phủ miền Trung có những khác biệt với Đạo Tứ Phủ miền Bắc. Theo quan niệm của tín đồ Đạo Mẫu ở miền Trung thì bốn cõi được xác định theo trục dọc của không gian là: Thượng Thiên, Trung Thiên, Thượng Ngàn và Thủy Phủ

(ở miền Bắc không có cõi Trung Thiên mà có cõi Địa, hay còn gọi là cõi Nhân gian). Sự thay đổi trong cấu trúc tín ngưỡng phản ánh ứng xử của cộng đồng đối với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội của địa bàn cư trú. Dải dất miền Trung khắc nghiệt, khô cằn với ¾ diện tích là đồi núi, nguồn sống chủ yếu của con người dựa

vào lâm, thủy sản. Do đó Thượng Ngàn và Thủy Phủ có vị trí quan trọng trong tâm thức cộng đồng. Cõi Trung Thiên là không gian tín ngưỡng dành cho những người khai hoang mở đất, đó là cách người đi sau bày tỏ tình cảm trân trọng và

biết ơn của mình đối với người đi trước.

Còn khi vào Nam bộ, cùng với những cái gì đã có ở miền Bắc, miền Trung

đưa vào, và tiếp thu thêm những tín ngưỡng của người Chăm, người Khơ me, người Hoa, người Việt tạo nên một sự hỗn dung tín ngưỡng với đông đảo các Mẫu, các Nữ thần: Cửu thiên huyền nữ, bà Chúa Xứ, Chúa Hòn, Chúa Động, bà Chúa Ngọc, bà Hồng, cô Hồng; Ngũ hành nương nương, bà Thủy, bà Hỏa; bà Chúa Tiên (Liễu Hạnh), bà Thiên Hậu (Tứ vị nương nương), bà mẹ Thái Sinh ...

1.4.2. Truyn thuyết Đạo Mu

Nhân vật phụng thờ là đối tượng trung tâm của tín ngưỡng, nghi thức và lễ

hội. Hầu hết các nhân vật phụng thờ trong Đạo Tứ Phủ đều có truyền thuyết. Nếu nhân vật phụng thờ là nhân vật huyền thoại thì truyền thuyết sẽ có xu hướng lịch sử hóa nhân vật phụng thờ ấy còn nhân vật phụng thờ có nguồn gốc là nhân vật

lịch sử có thực thì truyền thuyết sẽ thiên về huyền thoại hóa. Xu hướng lịch sử

hóa làm cho nhân vật phụng thờ có một sự gần gũi với đời sống còn xu hướng huyền thoại hóa làm cho nhân vật phụng thờ có tính thiêng cần thiết. Truyền thuyết về nhân vật phụng thờ phản ánh quan niệm của nhân dân về nhân vật mà

họ phụng thờ, truyền thuyết về nhân vật phụng thờ bao giờ cũng mang nội dung

tín ngưỡng và là xương sống của lễ hội.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu, hai vị Thánh Mẫu có vị trí trung tâm trong Đạo Tứ Phủ giàu huyền thoại nhất. Truyền thuyết về Liễu

Hạnh sớm được cố định hóa bằng Vân t thn nữ lục của Đoàn Thị Điểm đã tập hợp, xâu chuỗi truyền thuyết ở các địa phương về Thánh Mẫu Liễu Hạnh làm

thành một bản truyện phong phú, hấp dẫn đồng thời truyền thuyết về bà trong dân gian vẫn tiếp tục đâm cành trổ nhánh, với huyền thoại về trận Sòng Sơn đại chiến, với hoạt cảnh trừng trị thái tử con vua. Thánh Mẫu Liễu Hạnh “vừa là

Thiên thần (Tiên) vừa là Nhân thần, với đời sống trần gian, với cha mẹ, chồng con, chu du khắp nơi trừ ác, ban lộc, khiến người đời vừa sợ vừa trọng” [57; 25].

Truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu là truyền thuyết của người Việt kể về Thần Mẹ xứ sở của người Chăm, tái hiện lại cốt truyện của người Chăm và chỉ thay đổi, bổ sung một vài chi tiết cho phù hợp với quan niệm của người Việt về Thánh Mẫu. Thiên Y A Na là một nàng tiên làm con nuôi người trần, lấy thái tử Bắc Hải, sinh được một trai, một gái. Nhớ quê hương, bà đưa hai con về quê hương ở núi Đại An, ở đây bà dạy nhân dân trồng lúa, dệt vải. Một

ngày lành, có một con hạc trên trời bay xuống đón bà và hai con về trời. Nhân dân lập đền thờ bà, nhà Nguyễn phong bà là Nhất thượng đẳng thần.

Về Thượng Ngàn Thánh Mẫu thì có hai truyền thuyết. Một truyền thuyết kể Thượng Ngàn Thánh Mẫu là nàng Mị Nương Quế Hoa, con gái của một trong 18 Vua Hùng, nàng lưu lạc đi tìm mẹ giữa trốn rừng núi thâm u, được Tiên Ông

dạy cho phép thần thông, từ đó nàng bảo trợ cho dân làng. Sau khi dân làng có được cuộc sống trù phú, ấm no, nàng theo mây lành trở về trời. Dân làng lập đền thờ, tôn vinh nàng là Bà chúa Thượng Ngàn. Truyền thuyết khác kể Thượng

Ngàn Thánh Mẫu là nàng La Bình, con gái của Tản Viên Sơn Thánh và Mỵ

Nương. Nàng được giao cho công việc coi sóc rừng xanh. Nàng còn cứu giúp cho những người gặp nạn. Ngọc Hoàng phong cho nàng là Bà Chúa Thượng Ngàn, cai quản 81 cửa rừng.

Truyền thuyết về Mẫu Thoải là thần thoại suy nguyên. Ban đầu Mẫu Thoải

chính là Bà Thủy, là thần Thiên nhiên. Ở bước tiếp theo, truyền thuyết kể về bà

với tư cách là mẹ của Lạc Long Quân. Nhưng về sau này, tư cách Mẹ Nước bị nhạt nhòa đi, lại có truyền thuyết kể bà là con gái của Lạc Long Quân.

Trong hàng Ngũ vị quan lớn thì Quan đệ Tam và Quan đệ Ngũ có đền thờ

riêng, có thần tích và huyền thoại. Theo huyền thoại lưu truyền trong dân gian thì

Quan Tam phủ là con Vua Bát Hải, hóa thân thành một võ tướng của Hùng Vương,

thích đi chu du và hay cứu giúp người trần. Người đời rất kính nể và tôn thờ ông.

Các vị Thánh hàng Chầu đều có nguồn gốc người dân tộc ở vùng vúi, thuộc Nhạc phủ, dòng Tiên nữ, đối lập với các Quan thuộc dòng Long Vương

Thủy phủ. Tương truyền, Chầu đệ Nhị “là con gái của một gia đình người Mán ở Động Cuông, tỉnh Yên Bái. Bà sinh ra lúc bố mẹ đã già, ngoài 50 tuổi. Từ nhỏ Bà chỉ làm việc thiện, không lấy chồng. Sau khi mất, Bà hiển linh và luôn cứu giúp dân lành, nên được nhiều nơi lập đền thờ cúng.”; Chầu Lục gốc người Nùng ở

Hữu Lũng (Lạng Sơn); Chầu Mười gốc người Thổ; Chầu đệ Tứ tương truyền “là

công chúa đời nhà Lý, đi tu ở miền thượng”.... [57; 33, 34]

Dưới hàng Chầu là hàng các ông Hoàng, được gọi tên theo thứ tự từ Ông

Hoàng đệ Nhất tới Ông Hoàng Mười. Cũng như các Quan, các Ông Hoàng đều

có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở Hồ Động Đình, tuy nhiên, theo khuynh hướng địa phương hóa thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian, những danh tướng có công dẹp giặc, những người khai sáng, mở mang cho đất nước.

Hàng Cô, Hàng Cậu được biết đến không phải qua truyền thuyết mà chủ

yếu qua văn chầu. Đây là thành phần được đưa vào cho đầy đủ “ban bệ” trên điện thần Đạo Mẫu theo kiểu cung đình hóa gia tộc.

Quan Ngũ Hổ và ông Lốt tồn tại trong đời sống tín ngưỡng như hai vị chúa tể của hai miền rừng núi và sông nước. Hổ là vị chúa cai quản rừng núi còn Rắn thần là ở nơi sông nước.

Đạo Mẫu đưa Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo) vào điện thần, đồng nhất với Vua Cha trong đối sánh với Thánh Mẫu, làm thành dòng Cha và dòng Mẹ.

Tuy nhiên hàng bậc cũng như phủ của Ông trong Tứ Phủ lại rất khó xác định. Với những chiến công thủy chiến vang dội, dân gian quy về dòng thủy thần Long Vương, được thờ phụng cùng với Bát Hải đại vương.

Điện thần Đạo Mẫu quy tụ các nhiên thần, nhân thần ở nhiều miền đất nước, từ miền ngược đến miền xuôi, từ Bắc vào Nam. Truyền thuyết Đạo Mẫu vì

thế cũng rất phong phú và đa dạng, có sự thống nhất nhất định nhưng thể hiện rõ tính địa phương hóa. Song không phải vị nào trong Đạo Tứ Phủ cũng có truyền thuyết. Có những vị lai lịch không rõ ràng và hầu như không nhập đồng thì văn chầu sẽ là nhiệm vụ gii thuyết về các ngài với những lời ca ngợi chung chung.

Điện thần Đạo Mẫu là một “gia tc đã được cung đình hóa. Cao nhất có Cha – Mẹ, Vua Cha – Thánh Mẫu, có các Quan, các Chúa, các Ông Hoàng, có các Cô, các Cậu…” [57; 45 – 46]. Các Thánh được thờ phụng hầu hết đều có truyền thuyết, thần tích thần phả nhưng Đạo Mẫu lại sáng tạo nên rất nhiều gương mặt mới để tạo thành một hệ thống ban bệ theo mô hình cung đình hóa gia tộc. Vị nào

cũng có văn chầu ca ngợi nhưng không phải vị nào cũng có truyền thuyết, thần

phả. Chầu văn thường được “diễn” ra từ truyền thuyết nhưng vốn sự tích về các Thánh của Đạo Mẫu không thể đáp ứng đủ, bên cạnh những Thánh đã có truyền thuyết, thần tích, thần phả, chỉ việc diễn thành bài chầu văn thì người ta phải sáng tạo ra những bài hát văn cho những vị Thánh họ không rõ lai lịch. Khác với các Thánh trong các tín ngưỡng dân dã khác, vị nào được lập đền thờ cũng có thần

tích và thần tích được lập dựa trên truyền thuyết lưu truyền trong dân gian. Lễ hội

sẽ diễn lại phần lớn hoặc một vài chi tiết trong thần tích đó. Còn với các Thánh của Đạo Mẫu, chỉ các bậc Thánh Mẫu như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu thì sự tích mới được tái hiện trong lễ hội còn các vị Thánh khác sẽ được ca tụng qua các bài văn chầu của lễ hầu đồng. Lễ hội Đạo Mẫu vì thế thực chất là lễ hội về Thánh Mẫu đứng đầu Tứ Phủ. 1.4.3. Đạo Mu: Nghi thc và l hi

Hai nghi thức quan trọng trong lễ hội Thánh Mẫu là hầu đồng và múa bóng. Nghi thức hầu đồng là nghi thức đặc trưng của lễ hội Thánh Mẫu Liễu

Hạnh và lễ hội Thiên Y A Na ở Bắc Trung bộ. Nghi thức múa bóng là nghi thức

đặc trưng của lễ hội Tháp Bà Nha Trang và lễ Vía Bà ở Nam bộ.

Nghi thức hầu Thánh (lên đồng, hầu bóng) vốn là hình thức shaman giáo nguyên thủy được đưa vào làm nghi thức đặc trưng của Đạo Mẫu. Lên đồng là hình thức vị Thánh nhập vào ông (bà) đồng một hay nhiều lần. Nghi thức hầu

đồng là một nghi thức đặc trưng và quan trọng của lễ hội Tứ phủ ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Ông đồng, bà đồng cùng con nhang đệ tử từ nhiều vùng miền sẽ về tụ họp và rất nhiều lễ hầu đồng sẽ diễn ra trong suốt lễ hội. Mỗi lễ hầu đồng thường

có 9, 10 giá đồng, hầu giá đồng nào có trang phục và đạo cụ riêng cho vị Thánh ở giá đồng ấy. Các Thánh sẽ giáng, nhập lần lượt từ Thánh Mẫu xuống các hàng chầu. Thánh Mẫu trong tam tòa sẽ chỉ giáng mà không nhập. Nhập nhiều nhất là các quan và các cô. Ông Lốt, ông Hổ thì hiếm khi nhập. Trong suốt lễ hầu đồng

là tiếng đàn sáo không dứt của cung văn, tương ứng với giá đồng nào sẽ có bài

hát văn của giá đồng ấy. Bài hát văn thường kể lại sự tích của vị Thánh và ca ngợi vị Thánh ấy. Hát văn có rất nhiều điệu, khi khoan khi nhặt và tương ứng với

động tác của người hầu đồng. Lễ hầu đồng như một sân khấu tâm linh rất hấp dẫn. Lễ hội Tứ phủ không thể diễn sự tích của tất cả các vị Thánh trong Tứ Phủ vì thế nghi thức hầu đồng là sự bổ sung đầy đủ cho lễ hội, các vị Thánh sẽ hóa thân sống động trong các ông đồng bà đồng, sự tích của họ được hát lên và công

tích của họ được hết lòng ngợi ca.

Còn điệu múa bóng là điệu múa của Chiêm Thành truyền lại, “thực hiện

múa hát bóng là các vũ nữ. Phổ biến của múa hát bóng là giai điệu múa Dâng Bông, tức dâng hoa. (...). Những điệu múa bóng tuy có cải biên, nhưng cơ bản vẫn là uốn thân người, nhích vai, cuộn tay ... hao hao như điệu múa Áp sa ra từ Ấn Độ theo Ấn Độ giáo du nhập vào Chàm, rồi biến tấu vào Nam bộ.” [6; 166 – 167]. Múa bóng mang nặng tính tạp kỹ múa xiếc dân gian chủ yếu nhằm mua vui cho người đến xem hội.

Ở lễ hội Tháp Bà Nha Trang cũng có hầu bóng nhưng rất nhạt và cũng

khác với ở miền Bắc. Hầu bóng ở đây chỉ hầu Thánh Mẫu Thiên Y A Na mà thôi

múa những điệu múa khác thường, dẫn đầu đoàn người vào dâng hương. Ở nghi thức này thì “múa bóng” là chủ đạo. Về đến tháp chính, bà bóng sẽ ngồi trước tượng Bà ban quà phát lộc cho mọi người. Nghi thức này có nét giống hầu đồng

ở miền Bắc nhưng nó rất đơn giản, không làm thành nghi thức đặc trưng của tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na ở tháp Bà Nha Trang. Ngoài Thánh Mẫu Thiên Y A Na thì không có vị nào giáng hay nhập nữa cả, làm sao tổ chức thành một buổi hầu đồng với hàng chục giá đồng như nghi lễ hầu đồng Tứ Phủ như ở miền Bắc

được, cho nên người Việt ở Nam Trung bộ hẳn vẫn lưu giữ trong tâm thức những

giá đồng ở quê hương nhưng vào đến đây họ thấy chỉ cần một nghi thức để biết

Mẹ chứng cho là đủ, được nhận lộc Mẹ ban là đủ. Bởi thế nghi thức múa bóng dâng Bà vẫn là nghi thức hấp dẫn người tham dự hơn cả, nó là nét đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất về lễ hội Tháp Bà Nha Trang.

Vào đến Nam bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu chưa “thành khuôn” như ở Bắc bộ và

Trung bộ. Vị Thánh Mẫu người Việt Nam bộ tôn thờ tồn tại ở dạng ý niệm hơn là

một hình tượng Thánh Mẫu được huyền thoại hóa cụ thể và trọn vẹn. Huyền thoại về Bà chúa Xứ thì không xứng với danh xưng Thánh Mẫu, huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu cũng chưa hoàn tất. Người Việt Nam bộ thờ chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu xuất phát từ tín ngưỡng tôn thờ Thánh Mẫu trong tâm thức,

họ hướng tới Bà Chúa Xứ, tới Linh Sơn Thánh Mẫu là hướng về tín ngưỡng thờ

Mẫu của cội nguồn dân tộc, hướng tới một ý niệm hơn là một hình tượng. Chính vì

thế, lễ hội Thánh Mẫu ở Nam bộ không tiêu biểu cho lễ hội Thánh Mẫu của Việt Nam. Lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu là lễ hội nhà chùa, lễ vía Bà chúa Xứ không kể đến lễ Mộc dục và múa bóng thì hoàn toàn là lễ kỳ yên. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở

Nam bộ không có nhu cầu phát triển thành Đạo Tam Phủ hay Tứ Phủ mà dừng lại

ở niềm tin tâm linh về người Mẹ quyền năng, ban tài phát lộc cho người đến lễ. Với sự hỗn dung văn hóa tín ngưỡng Nam bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu không có được

vị trí, vai trò quan trọng trong tôn giáo, tín ngưỡng nhưở miền Bắc và miền Trung. Nhưng nó cũng cho thấy tâm thức người Việt luôn hướng về Mẫu, về Mẹ, về cội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam (Trang 29 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)