Khái niệm Thánh Mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Khái niệm Thánh Mẫu

Trong đông đảo các Nữ thần không phải ai cũng được tôn xưng là Mẫu và càng ít Thánh Mẫu. Vũ Ngọc Khánh trong N thn và Thánh Mu Vit Nam

điểm tên 19 Thánh Mẫu nhưng chỉ những Thánh Mẫu tiêu biểu mới có truyền thuyết. Trong Đạo Thánh Vit Nam [28], ông điểm tên 21 Thánh Mẫu và nhiều Thánh Mẫu chỉ được giới thiệu bằng vài dòng ngắn gọn. Tác giả không hề trình bày cơ s pháp lý (dựa vào thần tích, thần phả chẳng hạn) của việc xác lập nên danh sách Thánh Mẫu này, qua cả hai cuốn sách.

Thực chất trong những con số một vài chục này, chỉ có năm, bảy Thánh Mẫu xứng đáng với danh xưng Thánh Mu. Đã là N thn, v nào cũng có công tích nhưng nhng N thn xng đáng vi danh xưng Thánh Mu không nhng có vẻ đẹp toàn din c v hình thc ln tâm hn, trí tu và sc mnh mà còn là

nhng n thn siêu nhiên hin hách oai linh và là nhng Thánh M vi tm lòng nhân đạo bao la. Tương ứng với ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ lần lượt có các N

thn Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Thiên Y A Na Thánh Mẫu và Linh Sơn Thánh Mẫu. Ngoài ra, ở Nam bộ, Linh Sơn Thánh Mẫu còn có ch em là Chúa Xứ

Thánh Mẫu. Vũ Ngọc Khánh không xếp Bà chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vào hệ thống Thánh Mẫu, trong khi nhiều nhà nghiên cứu không chỉ công nhận Bà chúa Xứ là Thánh Mẫu của An Giang mà còn của cả Nam Bộ. Chúng tôi cũng tán thành với quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Minh San: “Có quan niệm cho rằng Bà chúa Xứ chính là Bà chúa hoa Sứ (tức hoa đại) một trong những loài cây bất tử (mía, đa, si, dâu) hay trồng nơi khuôn viên đền, phủ ở các tỉnh phía Bắc. Theo chúng tôi, Bà chúa Xứ chính là vị Thần Mẹ xứ sở - Đức Mẫu (Địa Mẫu) như quan niệm ngoài Bắc, nhưng trong Nam có thói quen gọi người

phụ nữ tôn quí bằng Bà, vì thế vị Mẫu ở Nam được gọi là Bà” [46; 30].

Ngoài ra các Mẫu trong Đạo Tam Phủ (ba cõi Trời, cõi Non, cõi Nước) và Tứ phủ (bốn Phủ, 4 cõi: cõi Trời, cõi Non, cõi Nước, cõi Trần gian) đều được gọi là Thánh Mẫu. Mẫu cửu trùng (Thượng Thiên Thánh Mẫu) cai quản cõi Trời, Thượng Ngàn Thánh Mẫu cai quản cõi Non, Thánh Mẫu Thoải cai quản cõi Nước, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là Địa Tiên Thánh Mẫu (cai quản cõi nhân gian) nhưng Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn có thể hóa thân vào tất cả các Thánh Mẫu khác của Tứ phủ, bà là vị Thánh trung tâm và là vị Thánh của quyền uy tối thượng trên

điện thờ Mẫu.

Cá biệt, bà Ỷ Lan là bậc Mẫu nghi thiên hạ, có công lớn trong việc chăm lo quốc thái dân an, làm nên hậu phương vững chắc để vua Lý Thánh Tông dốc sức

đánh bại Chiêm Thành. Sau khi bà mất, nhân dân tôn bà lên hàng Thánh Mẫu (còn một vài trường hợp nhà vua phong cho mẹ mình là Thánh Mẫu thì quan niệm này không phải là quan niệm của nhân dân). Do vậy, trong quan niệm dân gian thì Thánh Mẫu là danh xưng dành cho các Mẫu thần ở địa vị tối cao trên

điện thờ hoặc là vị Mẫu thần cai quản cả một vùng rộng lớn (Bà Chúa Xứ, Bà

Đen ở Nam bộ).

(Thống kê từCác N thn Vit Nam [14]; N thn và Thánh Mu Vit Nam [29]) N thn là thiên thn Nữ thần Nthn là thn thiên nhiên Nữ thần mặt trời và mặt trăng; Nữ thần Lửa; Nữ thần Lúa; Nữ thần Vàng; Hậu thổ nguyên quân: bà Cây; Kỳ thạch phu nhân: bà Đá; Thai Dương phu nhân

Nữ thần nghề mộc; Bà Nữ Oa; Bà Tồ

Cô; Nàng Bân; Ả Chức; Mười hai bà Mụ; Bà chúa Mót Nthn nhân thn Nthn là anh hùng chng gic ngoi xâm

Bà áo the; Người vú thúng; Trưng nữ

vương; Bình Khôi công chúa; nàng Ả

Chạ; Nàng A; Bà chúa Bầu; Xuân Nương; Bát Nan công chúa; Ngọc Quang công chúa; Thiều Hoa công chúa; Phật Nguyệt công chúa; Bà Triệu; Bà Chén; Ả Đại Nương; Bạch Xà Nương; Quế Nương và Dung Nương; Nữ thần chín tuổi Trần Ngọc Hoa; Bà chúa giữ kho; Bảo Linh Thánh Nương; Ngô Thị Nương Nương; Hồ Ly phu nhân; Nàng chim Thước; Bà Hiển Nhân; Bà Lương; Nàng Han

N

thn là t ngh

Bà chúa Vót; Bà chúa Tằm: Quỳnh Hoa công chúa; Bà chúa Thiên Niên; Mãn đào Hoa công chúa; bà chúa Mía

Nthn là nhng anh hùng lit nkhác

- M mang b cõi, cu tr, làm giàu cho dân: Tiên Dung mị nương; Bà Mị

Châu (tì nữ của Huyền Trân công chúa); bà Bảo Ngũ; Bà Tri Chỉ; Bà Khổng Ôn; Nữ thần mười hai tay; - Tm gương v lao động: Bà chúa

Tó; Bà chúa dệt: Thụ La công chúa; Bà chúa Muối; Hoàng hậu Bạch Ngọc; - Tm gương v tinh thn ngoan cường: Nàng Mứn; Bà thiếu phó (Bùi Thị Xuân); Từ Nhị Khanh; Phương Hoa; Hoàng Cô Tế Minh; Bà Sở; Chế

Thắng phu nhân; Phù Anh công chúa; - Tm gương hc vn: Phù gia học sĩ; Bà Kiệt Đặc; Bà Pháp Tính: Bà chúa Kim Cương Mẫu thần Thánh Mẫu Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Quốc Mẫu Âu Cơ; Phật Mẫu Man Nương; Đổng Xung Thiên thần Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng) Thánh Mẫu Thoải, Thượng Thiên Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Thiên Y A Na Thánh Mẫu; Chúa Xứ Thánh Mẫu; Linh Sơn Thánh Mẫu; Ỷ Lan Thánh Mẫu

Nữ thần Việt Nam, bên cạnh các thần tự nhiên còn có rất nhiều các vị thần có nguồn gốc từ các nhân vật lịch sử có thực. Trong số các nhân vật lịch sử có thực thì phần lớn họđược phong thần nhờ công lao chống giặc ngoại xâm. Nguyên do là

lịch sử Việt Nam gắn liền với đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngoài ra có một số

vị Nữ thần có nguồn gốc là tổ nghề, còn lại là những vị Nữ thần có nguồn gốc từ

những người phụ nữ là tấm gương về học vấn hay lao động hay tinh thần tiết liệt. Các Mẫu và Thánh Mẫu không vị nào có nguồn gốc là thần tự nhiên mà

đều có nguồn gốc là nhân thần – nhân vật lịch sử có thực và nhân vật huyền thoại. Đó là do người đời sau thêu dệt nên những huyền thoại về các Mẫu tự

nhiên (Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn…), tạo nên sự tích về những người vợ, người mẹ cụ thể. Vì thế các Mẫu và Thánh Mẫu thường trở thành nhân vật của truyền thuyết mà không phải là nhân vật của thần thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thánh mẫu trong văn học và trong tín ngưỡng, lễ hội dân gian việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)