Địa chỉ liên lạc trên website TTHL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng website trong hoạt động Thông tin – Thư viện tại Đại học Huế (Trang 54)

- Về cơ cấu tổ chức, chính sách, kế hoạch của thư viện:

Đây cũng được xem là ưu điểm của các website thư viện được khảo sát. Các thư viện đã cung cấp rất nhiều thông tin đến với NDT rất rõ ràng từ lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, thời gian mở cửa, sơ đồ tòa nhà thư viện, các chính sách về thư viện. Do đó tỉ lệ đánh giá của NDT ở mức độ tốt đến rất tốt chiếm đến 98% CBGV và 98.8% SV dành cho các thư viện. Số còn lại đánh gía ở mức độ tương đối tốt nhưng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Không có NDT nào đánh giá ở mức độ không tốt.

- Về các thông điệp marketing của website thư viện

Đây là một tiêu chí khá mới do đó ít được các thư viện đại học quan tâm và triển khai trên các website thư viện của mình. Thực tế các thư viện đại học trong nước như thư viện Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội đều sử dụng các thông điệp nhằm mục đích quảng bá đến NDT, hỗ trợ cho công tác marketing thư viện. Tuy nhiên, trong số ba thư viện được khảo sát, chỉ có thư viện Đại học Khoa học đã chú trọng đến vẫn đề này với thông điệp mang tính chất tích cực và tạo màu sắc, diện mạo đa dạng cho website.

Hình ảnh 2.10: Thông điệp ý nghĩa trên website của thư viện Đại học Khoa học

2.3.5 Sử dụng mục lục tra cứu trực tuyến – OPAC

OPAC là một công cụ tra cứu trực tuyến không thể thiếu trong bất kỳ website của các thư viện. Do đó, đây là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng website và nó có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng thư viện đối với NDT. Một điểm chung của cả ba thư

viện khảo sát là đều dùng phần mềm Veblary của Lạc Việt nên đánh giá sử dụng OPAC của NDT sẽ mang tính đồng nhất và thuận tiện hơn.

Hình ảnh 2.11: Giao diện OPAC của các thư viện

Việc khảo sát thực trạng và đánh giá OPAC của các thư viện được tiến hành dựa vào các tiêu chí đánh giá tổng hợp và đánh giá đầu ra.

* Đánh giá tổng hợp:

- Các tính năng tìm tin: Cung cấp nhiều giao diện tìm tin từ tìm kiếm cơ bản đến tìm kiếm nâng cao và tìm kiếm mở rộng đến CSDL thư mục của các thư viện khác; Cho phép truy cập theo nhiều điểm truy cập khác nhau như từ khoá, đề mục chủ đề, ký hiệu phân loại,... ; Cho phép tìm tin theo các toán tử Bool (AND, OR, NOT), các toán tử lân cận; Hiển thị/minh hoạ chiến lược tìm và hiển thị quá trình tìm (history search); Cho phép hạn chế cuộc tìm (lọc thông tin) theo một số tiêu chí khác nhau: thời gian, loại hình tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, kho tài liệu,... Kết quả đánh giá của NDT về các kỹ thuật tìm tin và giao diện tìm tin từ mức tương đối tốt đến rất tốt chiếm tỷ lệ cao với 87.9% CBGV, 95,1% SV.

- Mức độ thuận tiện cho NDT:

Thuận tiện khi tìm kiếm thông tin về tài liệu: Phần mềm tra cứu Veblary có chức năng Tìm nhiều thư viện cùng một lúc NDT nhằm tiết kiệm được nhiều thời gian khi họ có khả năng mở rộng phạm vi tìm kiếm trong các CSDL của nhiều thư viện hoặc cơ quan thông tin khác trong cùng một lúc. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có NDT truy cập trên trang chủ website của thư viện nào mới có thể tra cứu tài liệu của thư viện đó. Theo số liệu khảo sát, có 61.4% CBGV và 58% SV cho rằng không thuận tiện trong việc sử dụng OPAC của nhiều thư viện cùng một lúc. Điều này là một hạn chế trong việc phối hợp chia sẻ nguồn lực thông tin của các thư viện tạo sự thuận lợi cho NDT.

Thuận tiện khi sử dụng kết quả tìm, NDT có thể xem và khai thác kết quả trên OPAC theo nhiều cách khác nhau như: Hiển thị kết quả đầu ra theo nhiều phương án khác nhau (ngắn gọn, đầy đủ, MARC,...), hạn chế số lượng biểu ghi trên một trang màn hình (10, 50, 100, 200, 300 biểu ghi), có thể sử dụng kết quả tìm kiếm phục vụ cho các mục đích khác như: lưu trữ kết quả tìm kiếm, lập danh mục tài liệu tham khảo, in ấn, gửi email,… , có thể sắp xếp các biểu ghi kết quả theo một tiêu chí nào đó (nhan đề, tác giả, năm xuất bản hoặc ký hiệu xếp giá), có thể xem thông tin về tài liệu tại thư viện như tình trạng hiện tại (như sẵn sàng cho mượn, không được mượn về, đang có người mượn,…), vị trí lưu trữ của tài liệu hay tổng số bản tài liệu được bổ sung và số đăng ký cá biệt của tài liệu,… NDT đánh giá cao hình thức trình bày và cung cấp kết quả tìm từ OPAC của các thư viện với tỷ lệ 95.7% CBGV và 98.5% SV.

- Các công cụ trợ giúp NDT khi tìm kiếm trên OPAC: có thông tin trợ giúp, hướng dẫn NDT tự học các thủ tục tìm kiếm qua chức năng Trợ giúp: chiến lược tìm, biểu thức tìm,… Từ điển là một công cụ trợ giúp rất quan trọng và cần thiết để tìm tin trên OPAC, tuy nhiên OPAC tại các thư viện chưa có mục này.

* Hệ số đánh giá đầu ra:

Kết quả khảo sát NDT về mức độ đầy đủ, chính xác của kết quả tìm cho thấy có 12.7% CBGV và 10.5% SV đánh giá ở mức không tốt. Nhìn chung, OPAC của các thư viện được khảo sát đã đáp ứng tốt nhu cầu tra cứu thông tin về tài liệu của NDT.

2.4 Thực trạng các hoạt động khác trên website của các cơ quan thông tin – thƣ viện tại ại học Huế

2.4.1 Hoạt động khảo sát người dùng tin trực tuyến

Đây là hoạt động được nhiều thư viện trong cả nước tiến hành trên website của mình và bước đầu cho thấy các thư viện đã thu được tỉ lệ lớn từ các kết quả khảo sát NDT. Với ba thư viện được khảo sát thì các thư viện đã thực hiện khảo sát NDT trực tuyến với các hình thức và mức độ khác nhau. Các thư viện đặt một mẫu thu thập ý kiến ngay tại trang chủ của website thư viện để thăm dò nhu cầu của NDT. Bộ đếm của website sẽ tự động thống kê số phiếu trả lời mẫu thu thập ý kiến này và kết quả thống kê được ghi nhận trong báo cáo thống kê hàng tháng của thư viện. Câu hỏi được đặt trong mẫu thu thập ý kiến có thể thay đổi, thông thường là những câu hỏi ngắn xoay quanh nhu cầu của NDT, đánh giá, góp ý của NDT về hoạt động của thư viện.

Hình ảnh 2.12: Hoạt động khảo sát NDT trực tuyến của TTHL

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn NDT không trả lời các phiếu khảo sát qua mạng của thư viện, cụ thể nhóm CBGV chiếm 73.3% và nhóm SV chiếm 71,56%. Nguyên nhân NDT không trả lời các mẫu thu thập ý kiến và các phiếu khảo sát trên website thư viện là không quan tâm, không biết có các bảng khảo sát trên website thư viện và không có thời gian trả lời. Dưới đây là kết quả khảo sát về mức độ phản hồi và đánh giá của NDT về các mẫu thu thập ý kiến, phiếu khảo sát đăng trên website của các thư viện.

Bảng 2.5

Mức độ phản hồi qua mạng của NDT tại các thƣ viện

ơ quan TT-TV

Phản hồi từ NDT

Có trả lời Không trả lời

CBGV SV CBGV SV

Trung tâm Học Liệu 13 43 41 107

Đại học Kinh tế 13 48 43 108

Đại học Khoa học 19 44 39 128

Tổng cộng Số phiếu 45 135 123 343

Tỉ lệ % 26.7% 27.6% 73.3% 70.4%

Với nhóm NDT có trả lời các phiếu khảo sát hay các mẫu thu thập ý kiến trên website, đánh giá của họ về các phiếu khảo sát hoặc các mẫu thu thập ý kiến cụ thể như sau:

Mức độ dễ tiếp cận mẫu thu thập ý kiến được đánh giá cao nhất (97.8% CBGV, 98.9% SV) do các mẫu thu thập ý kiến được đặt ngay tại trang chủ của website thư viện;

Tiêu chí ngắn gọn, dễ hiểu của các câu hỏi trong phiếu khảo sát được đánh giá cao nhất (95.1% CBGV, 98.4% SV), tiêu chí được đánh giá cao tiếp theo là cách trả lời phiếu khảo sát đơn giản, không mất nhiều thời gian (78% CBGV, 80.5% SV), tiêu chí được đánh giá thấp nhất là mức độ dễ tiếp cập, tìm được phiếu khảo sát trên website thư viện với 30.5% CBGV, 39.8% SV.

2.4.2 Hoạt động quản trị website thư viện

Vai trò của hoạt động quản trị cũng như người quản trị website là rất quan trọng và thường được xem là đầu mối của quá trình vận hành, phát triển trang web. Nhiệm vụ của quản trị rất rõ ràng và cụ thể, bao gồm việc biên soạn nội dung, thiết kế, lập trình và quản trị trang. Điều quan trọng của những người quản trị này là họ tham gia vào giao tiếp cới người truy cập trang, đào tạo các thành viên phát triển trang web. Ưu điểm lớn của các thư viện được khảo sát là đều có một cán bộ chuyên trách quản trị tạo thuận lợi cho việc duy trì và phát triển website của các thư viện. Công tác quản trị website đã được các thư viện quan tâm chú trọng. Điều đó được thể hiện qua việc các thông tin về các vấn đề được cập nhật thường xuyên, giao diện website ngày càng thu hút hơn.

Hiện có nhiều công cụ thực hiện phân tích, thống kê website như Google Analytics, ClickHeat hay Crazy Egg,… có thể giúp thư việc xác định được số lượng NDT truy cập website thư viện, những thông tin họ đã xem trên website, thời gian NDT trở lại website thư viện,… Tuy nhiên, các thư viện được khảo sát vẫn chưa thực hiện việc đánh giá và phân tích hiệu quả của website thư viện. Trong số ba thư viện khảo sát chỉ có thư viện Đại học Kinh tế có sử dụng Google Analytics để quản lý website. Đối với hai thư viện còn lại chỉ số duy nhất được các thư viện quan tâm là tổng lượt truy cập vào website thư viện do bộ đếm của các website thư viện ghi nhận lại nhằm giúp thư viện đánh giá mức độ truy cập của NDT đến website thư viện.

Do nhiều hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu nên hiệu quả quảng bá của website thư viện trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ được xác định dựa vào hai chỉ số tổng lượt truy cập trên thanh công cụ của mỗi website.

2.4.3 Hoạt động quảng bá website thư viện

Hiệu quả quảng bá qua website thư viện được đánh giá dựa trên sự kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau như lượt truy cập website, chỉ số thống kê từ các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, các tiêu chí đánh giá website từ góc độ NDT cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động quảng bá trực tuyến thông qua website thư viện.

Xây dựng, quản lý và làm như thế nào để quảng bá website tới NDT là một trong những vấn đề mà các thư viện nên quan tâm. Việc quản bá website thư viện bao gồm nhiều giai đoạn, công việc cụ thế khác nhau nhằm thu hút NDT truy cập, sử dụng và trở lại sử dụng website thường xuyên là một yêu cầu lớn. Theo số liệu khảo sát NDT có đến 14.2% CBGV và 23.6% SV không biết đến website thư viện. Đây quả thực là một con số đáng lưu ý để các thư viện quan tâm và có chiến lược, kế hoạch đầu tư đúng mức cho công tác quảng bá để NDT biết đến và sử dụng website thư viện.

2.5 ánh giá về thực trạng ứng dụng website trong hoạt động thông tin – thƣ viện tại đại học Huế viện tại đại học Huế

2.5.1 Đánh giá về hình thức và kỹ thuật * Ưu điểm: * Ưu điểm:

Với kết quả khảo sát có được cho chúng ta thấy được NDT đánh giá rất cao hình thức của wesite các thư viện. Văn phong ngắn gọn dễ hiểu, thông tin đa dạng, hấp dẫn, giao diện đẹp, thu hút người dùng, các chuyên mục thông tin được trình bày rõ ràng, hợp lý, màu sắc, cỡ chữ hài hòa thân thiện, văn phong ngắn gọn dễ hiểu. Trong đó thư viện Đại học Kinh tế luôn được NDT đánh giá ở mức cao nhất.

Cấu trúc và giao diện wesite: NDT của thư viện trường Đại học Khoa học và Đại học Kinh tế luôn đánh giá cao việc dễ sử dụng của website vì cấu trúc hợp lý, rõ ràng với các thanh điều hướng thuận lợi. Ngoài ra giao diện website đẹp, bắt mắt, cỡ chữ hài hòa, hình ảnh thân thiện.

Khả năng truy cập, định vị của website: Tên miền của cả ba đơn vị khảo sát đều được NDT đánh giá là dễ nhớ và dễ phát âm. NDT cũng đánh giá khá cao tốc độ truy cập/ truy xuất thông tin từ website. Đây là một ưu điểm lớn tạo nên sự thân thiện của website đối với NDT và thúc đẩy họ sử dụng website nhiều hơn.

Website của thư viện trường Đại học Khoa học và Đại học Kinh tế được NDT đánh giá về khả năng tương thích với các trình duyệt/ thiết bị di động khác nhau. Đây là một bước thuận lợi để gia tăng lượng người truy cập website khi mà đa số họ đều sử dụng các thiết bị di động để kết nối mạng Internet.

Website của cả ba đơn vị đều đặt liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài ngành. Mặc dù mức độ liên kết khác nhau nhưng đây là một tín hiệu khả quan khi mà NDT không chỉ muốn sử dụng thư viện mình mà còn muốn tìm hiểu các cơ quan khác trong phạm vi có thể khi họ cần.

Tính cập nhật thông tin đã được website các thư viện quan tâm chú ý lựa chọn và sắp xếp thông tin hợp lý, khoa học với nhiều thông tin ở các nội dung khác nhau. Trong đó thư viện trường Đại học Khoa học và Đại học Kinh tế được đánh giá có tính cập nhật cao hơn so với TTHL.

* Nhược điểm:

Mặc dù được đa số NDT đánh giá cao về hình thức trình bày thông tin, giao diện, màu sắc, cỡ chữ, thông tin đa dạng, hấp dẫn nhưng vẫn còn một tỉ lệ NDT đánh giá không cao và cho rằng các yếu tố này trên website thư viện chưa thực sự tốt. Trong số đó, TTHL có mức đánh giá tương đối tốtkhông tốt rất cao. Đây là một điểm hạn chế mà TTHL cần nhìn nhận và khắc phục thiếu sót trong thời gian tới.

TTHL cũng nên có kế hoạch triển khai xây dựng lại website của mình trong thời gian sớm nhất vì đa số NDT cho rằng thiết kế trang không đẹp, bảng màu không đồng đều, các chuyên mục trình bày với cấu trúc không khoa học và cỡ chữ rất nhỏ, phần sơ đồ trang lại đặt ở góc nhỏ dưới cùng gây khó khăn trong quá trình sử dụng của NDT. Ngoài ra TTHL còn chưa đảm bảo được tính cập nhật của bản tin điện tử.

Mặc dù đã có sự liên kết nhưng khả năng liên kết của cả ba website còn chưa cao, chưa có sự phong phú trong các liên kết (với cơ quan trong và ngoài ngành, trong nước và nước ngoài, các trang báo mạng uy tín…). Ngoài ra cả ba thư viện chưa xây dựng các trang mạng xã hội và chưa tạo các liên kết để đến với các trang mạng này trên website của mình.

2.5.2 Đánh giá về nội dung * Ưu điểm * Ưu điểm

Về nguồn lực thông tin: Thực tế cho thấy các thư viện được khảo sát đã rất chú trọng phát triển và đa dạng hóa các loại h nh tài liệu điện tử bao gồm cả tài liệu phải thuê mua và tài liệu miễn phí. Trên website thư viên thường xuyên cập nhật các thông tin về tài liệu truyền thống cũng như các CSDL, các SP/DV mà thư viện mới cập nhật cũng như các hướng dẫn sử dụng. Đây là một ưu điểm lớn về nguồn lực thông tin mà cá ba thư viện đều đạt được để phục vụ NDT.

Về việc sử dụng các nguồn lực thông tin này cũng được NDT đánh giá cao về mặt chất lượng, tính phù hợp với nhu cầu, giao diện tìn kiếm, cách thức hướng dẫn sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng website trong hoạt động Thông tin – Thư viện tại Đại học Huế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)