Ngoài ra, việc liên kết/ tương tác không chỉ dừng lại ở các đơn vị liên quan để mở rộng mối quan hệ và tăng cường hỗ trợ NDT. Như chúng ta đã biết, hiện nay NDT đa số là những người trẻ tuổi, họ có xu hướng sử dụng các trang mạng xã hội để giải trí và học tập, họ rất chuộng công nghệ và thích giao lưu qua mạng. Hiện tại đã có rất nhiều thư viện đại học đã xây dựng các trang tương tác như trên Facebook, tạo các video đăng tải trên Yotube… Bên cạnh đó họ còn xây dựng các liên kết để kết nối với các trang mạng xã hội khác. Theo số liệu khảo sát của ba thư viện, có đến 69.3% CBGV và 91.2% SV có sử dụng mạng xã hội facebook nhưng thực tế website của cả ba thư viện chưa xây dựng các trang mạng xã hội và chưa tạo các nút liên kết để đến với các trang mạng này trên website của mình. Đây là một vấn đề các thư viện nên tìm hướng khắc phục vì với số lượng NDT sử dụng mạng xã hội nhiều thì đây cũng là một cách để quảng bá website cùng với các SP/DV của thư viện cũng như thu hút NDT đến với thư viện.
* Tính cập nhật thông tin:
Tính cập nhật thông tin của website được sử dụng trong nhiều mục khác nhau để khảo sát NDT, bao gồm tính cập nhật về: thông tin giới thiệu về SP/DV của thư viện, bản tin điện tử, thông tin trong CSDL, dữ liệu trong trang thư viện số. Kết quả khảo sát của từng đơn vị như sau:
Trên các website thư viện được khảo sát thì thư viện Đại học Khoa học là thư viện đăng tải nhiều loại danh mục tài liệu, thư mục hơn so với ba thư viện còn lại. Các danh mục, thư mục này phản ánh tất cả các loại hình tài liệu tại gồm sách, luận văn/luận án, tài liệu đa phương tiện,… Điểm chung của cả ba thư viện được khảo sát là đều đăng lên website thư viện các danh mục thông báo tài liệu mới bổ sung vào thư viện theo định kỳ hàng tháng. Ngoài ra, website các thư viện đều giới thiệu đến các SP/DV hiện có tại thư viện, tuy nhiên đây không phải là các dịch vụ trực tuyến trên Internet.
Bên cạnh đó, các thư viện đều thường xuyên cập nhật các thông tin về các SP/DV mới của thư viện. Theo kết quả khảo sát có 81% CBGV và 83% sinh viên đánh giá tính cập nhật ở mức tương đối tốt đến rất tốt. Vẫn còn có 19% cán bộ, giảng viên và 17% sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cho rằng tính cập nhật của các SP/DV tại các thư viện là không tốt.
- Tính cập nhật bản tin điện tử
Số lượng NDT đánh giá tính cập nhật của bản tin từ mức tương đối tốt đến rất tốt
chiếm tỷ lệ 53% ở CBGV và 64% ở SV. Điều đáng lưu ý là số lượng NDT đánh giá bản tin được cập nhật ở mức tương tối tốt và không tốt cũng gần bằng tỉ lệ với hai mức còn lại là 47% ở CBGV 36% ở SV. Ngoài ra NDT cho rằng bản tin điện tử không thực sự tập trung vào các thông tin cơ bản và cần thiết như về tài liệu, các thông báo tài liệu mới… mà vẫn cung cấp những tin tức, thông báo chung chung mà tại website trường cũng có. Đây là một vấn đề cần phải được khắc phục trên website của các thư viện vì tính cập nhật bản tin điện tử và nội dung của bản tin điện tử để thu hút NDT sử dụng website thường xuyên.
- Tính cập nhật thông tin của các nguồn tin điện tử và CSDL
Hiện tại ba thư viện đều phát triển CSDL bằng ba dạng: thuê/ mua, miễn phí và thư viện tự xây dựng. Các CSDL thuê/mua và miễn phí được khai thác thông qua website thư viện nhưng tần suất sử dụng nguồn tin này vẫn chưa được các thư viện thống kê cụ thể. Công cụ quản lý, phần mềm quản lý CSDL do phía các nhà cung cấp chịu trách nhiệm hỗ trợ, thư viện không tác động về mặt kỹ thuật hoặc phần mềm quản lý. Với CSDL tự xây dựng, các thư viện quản lý và tổ chức khai thác bằng phần mềm Veblary của Lạc Việt. Việc biên mục tài liệu được thực hiện theo khổ mẫu biên mục MARC 21, chuẩn biên mục AACR2 và tài liệu chỉ được truy cập trong mạng nội bộ Trường hoặc Đại học Huế.
văn ở mức không tốt do nội dung tài liệu không phản ánh kịp sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.
- Tính cập nhật dữ liệu trong trang thư viện số
Tại ba thư viện được khảo sát, TTHL không xây dựng trang thư viện số mà chỉ có hai đơn vị còn lại có trang thư viện số riêng được liên kết trên trang chủ của website thư viện. NDT tại các thư viện đánh giá mức độ cập nhật của các CSDL ở trang thư viện số ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 73.8 % CBGV và 81.3% SV. Đây là một ưu điểm để thúc đẩy NDT sử dụng website thư viện nhiều hơn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học của mình.
2.3 Thực trạng nội dung website của các cơ quan thông tin – thƣ viện tại ại học Huế
2.3.1 Các nguồn lực thông tin của thư viện
Nguồn lực thông tin thư viện bao gồm cả nguồn lực thông tin truyền thống và các nguồn lực điện tử đoạn tuyến và trực tuyến, các nguồn thông tin toàn văn, tóm tắt và tra cứu tham khảo. Ngoài ra các thư viện phải luôn giới thiệu các nguồn lực thông tin mới đến NDT như giới thiệu sách mới, giới thiệu các CSDL mới…
Theo số liệu thống kê, ở dạng truyền thống cả ba thư viện đều có nguồn lực thông tin dồi dào, trong đó thư viện Đại học Khoa học có một khối lượng lớn về tài liệu truyền thống (120.617 đầu sách, hơn 315 báo tạp chí các loại). Ở dạng tài liệu điện tử, các thư viện đều xây dựng số lượng tài liệu điện tử vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là TTHL. Ngoài ra, ở thư viện Đại học Khoa học và thư viện Đại học Kinh tế đều xây dựng trang thư viện số được tích hợp trên website thư viện. Trang thư viện số của cả hai thư viện này khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ với hơn 1.000.000 tài liệu, giáo trình, ebook, luận văn, báo cáo của Tailieu.vn và khai thác nguồn tài nguyên Thư viện số của hơn 100 trường đại học-cao đẳng khác, trong hệ thống của Tailieu.vn.
Sản phẩm trực tuyến tại các thư viện cũng khá đa dạng gồm nhiều loại sản phẩm như website thư viện, danh mục tài liệu/thư mục trên website thư viện, CSDL trực tuyến, bộ sưu tập số, mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC) và bản tin điện tử. Bên cạnh đó các thư viện thường xuyên tiến hành giới thiệu tài liệu mới theo chủ đề có cả tóm tắt và h nh ảnh minh họa giúp NDT có thế t m kiếm được những tài liệu mới theo nhu cầu. Thực tế cho thấy cả ba thư viện đang ngày càng chú trọng và phát triển đa dạng hóa các loại hình tài liệu điện tử bao gồm tài liệu tự xây dựng, tài liệu phải thuê mua và tài liệu miễn phí. Theo số liệu khảo sát NDT cũng đánh giá khá cao các nguồn lực thông tin của
thư viện, đặc biệt là nguồn lực thông tin trực tuyến. Có 58.5% CBGV và 65% SV đánh giá từ mức độ tốt đến rất tốt, số còn lại vẫn đánh giá tương đối tốt và không tốt.
Nguyên nhân mà NDT đưa ra là do họ có sự hạn chế về mặt ngoại ngữ (do các tài liệu điện tử thuê mua đều bằng tiếng Anh) và một số cho rằng do hạn chế về cơ sở hạ tầng CNTT của thư viện. Ngoài ra NDT cũng đưa ra rất nhiều đề xuất để nâng cao nguồn lực thông tin của thư viện như: Phát triển SP/DV trực tuyến mới có nội dung, ngôn ngữ phù hợp với NDT, tư vấn hướng dẫn sử dụng trực tuyến các SP/DV tốt hơn… Đây cũng là những vấn đề rất cần được các thư viện quan tâm vì nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện và cũng là cơ sở để thư viện phục vụ NDT ngày một tốt hơn.
2.3.2 Sử dụng các CSDL trực tuyến của thư viện
Như đã phân tích, hiện tại ba thư viện đều xây dựng CSDL ở dạng: thuê/ mua, thư viện tự xây dựng và miễn phí. Việc đánh giá thực trạng sử dụng các CSDL trực tuyến của các thư viện được khảo sát NDT ở những tiêu chí sau:
Phạm vi bao quát nội dung tài liệu của CSDL: Ý kiến đánh giá CSDL toàn văn của
cả ba thư viện ở mức từ tương đối tốt đến rất tốt chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, CSDL toàn văn của thư viện Đại học Kinh tế được đánh giá cao hơn (mức đánh giá rất tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 72% CBGV, 79.6% sinh viên) do thư viện Đại học Kinh tế có một lượng lớn tài liệu số hóa gồm nhiều loại hình, chủ đề khác nhau và dựa trên nhu cầu của NDT.
Tốc độ truy cập CSDL qua mạng: Hai mức đánh giá từ NDT chiếm tỷ lệ cao nhất
là tương đối tốt: thư viên Đại học Kinh tế: 49.5% CBGV và 35.8% SV, thư viên Đại học
Khoa học: 27.7% CBGV và 21.4% SV, TTHL: 51.5% CBGV và 48.9% SV và mức
không tốt: thư viên Đại học Kinh tế: 19.3% CBGV và 30.1% SV, thư viên Đại học Khoa
học: 17.9% CBGV và 22.6% SV, TTHL: 27.4% CBGV và 23.4% SV. Nguyên nhân của kết quả đánh giá này là do tài liệu số hóa được lưu trữ, khai thác dưới dạng file .pdf nên tốc độ đường truyền chậm sẽ làm cho NDT gặp khó khăn trong quá trình truy cập tài liệu.
Các kỹ thuật tìm tin và giao diện tìm tin trong CSDL: Ý kiến đánh giá ở mức độ tốt
chiếm tỷ lệ cao nhất (thư viên Đại học Kinh tế: 58.9% CBGV, 31.7% SV và thư viên Đại học Khoa học: 59.8% CBGV, 48.7% SV, TTHL: 39.1% CBGV và 44.5% SV), tiếp theo là mức rất tốt và tương đối tốt. Việc tìm tin trong CSDL toàn văn được thực hiện qua OPAC với giao diện tra cứu được Việt hóa hoàn toàn nên dễ hiểu, dễ sử dụng. Mặt khác, OPAC cung cấp hai kiểu tìm tài liệu là tìm chi tiết và tìm nâng cao và các tính năng hỗ
trợ tra cứu tài liệu bằng nhiều điểm truy cập như tác giả, nhan đề, từ khóa,… giúp NDT dễ dàng tìm kiếm, truy cập đến tài liệu.
Điều kiện để sử dụng CSDL: do CSDL toàn văn tại thư viện chỉ được khai thác trong mạng nội bộ của Trường hoặc của Đại học Huế nên gây trở ngại về mặt không gian và thời gian đối với NDT. Vì vậy, số lượng NDT đánh giá điều kiện sử dụng CSDL ở
mức không tốt chiếm tỷ lệ tương đối cao với 22.7% CBGV, 28.9% SV ở Trung tâm Học
liệu và 21% CBGV, 16.2% SV tại thư viện Đại học Khoa học, 18.5% CBGV, 17,5% SV tại thư viện Đại học Khoa học.
* Đối với CSDL thuê mua (trang thư viện số):
Tại ba thư viện được khảo sát, ngoài bộ sưu tập số của TTHL đã được phát triển thành CSDL thì hai thư viện còn lại đều xây dựng, quản lý bộ sưu tập số bằng phần mềm Dspace và được khai thác thông qua mạng Internet hoặc intranet. Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá của NDT về bộ sưu tập số của các thư viện:
Phạm vi bao quát nội dung tài liệu trong bộ sưu tập: Nội dung các bộ sưu tập đã
đáp ứng tốt nhu cầu tin của do tài liệu trong các bộ sưu tập gồm có các dạng tài liệu như luận văn/luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài giảng của các giảng viên thuộc Trường và thuộc Đại học Huế… phản ánh nhiều lĩnh vực khoa học nhằm phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học cho cả sinh viên và giảng viên. Tuy nhiên, vẫn còn có 15.6% CBGV và 18.5% SV đánh giá phạm vi bao quát nội dung tài liệu ở mức không tốt.
Tốc độ truy cập bộ sưu tập qua mạng: Có đến 15,25% giảng viên và 15,9% sinh
viên đánh giá tốc độ truy cập tài liệu trong các bộ sưu tập ở mức không tốt do tốc độ tải tài liệu còn chậm.
Các kỹ thuật tìm tin, giao diện tìm tin trong bộ sưu tập: Có 89.6% CBGV và 92.5%
SV đánh giá từ mức độ tương đối tốt đến rất tốt do các phần mềm quản lý bộ sưu tập đều cung cấp nhiều điểm truy cập đến tài liệu như tác giả, nhan đề, chủ đề tài liệu,… giúp NDT dễ dàng tiếp cận và khai thác tài liệu trong các bộ sưu tập.
Điều kiện để sử dụng bộ sưu tập: Có 23.6% CBGV và 18.3% SV đánh giá ở mức độ
không tốt. Nguyên nhân là do NDT có thể sử dụng thông qua hệ thống mạng Internet
nhưng phải đăng ký quyền truy cập để được cung cấp tài khoản sử dụng.
2.3.3 Thông tin về trợ giúp và hướng dẫn NDT
Tại các website của các thư viện đều có các trợ giúp và hướng dẫn NDT sử dụng thư viện với các mục khác nhau. Ngoài các thông tin cơ bản về thư viện (cơ cấu tổ chức,
chức năng nhiệm vụ, các thông tin về địa chỉ liên lạc… luận văn tập trung vào việc đánh giá thực trạng công tác hướng dẫn và hỗ trợ NDT trên website của các thư viện ở các mục sau: Thông tin giới thiệu về SP/DV của thư viện, sử dụng CSDL, sử dụng OPAC, trang thư viện số và một số hướng dẫn hỗ trợ khác.
Về hướng dẫn, trợ giúp NDT các thông tin về SP/DV thư viện: Cả ba đơn vị khảo
sát đều rất chú ý đến việc hướng dẫn NDT biết đến các SP/DV của thư viện. Trong đó, thư viện sẽ phân tích kỹ các SP/DV thư viện hiện có, cách thức sử dụng, các quyền, nghĩa vụ và các thông tin hỗ trợ khi NDT cần giúp đỡ trong quá trình sử dụng. Có đến 87.5% CBGV và 92.1% SV đánh giá từ mức tốt đến rất tốt ở mục này, số còn lại chỉ đánh giá ở mức độ tương đối tốt.
Về hướng dẫn, trợ giúp NDT trong CSDL: NDT đánh giá ở mức từ tương đối tốt
đến rất tốt chiếm tỷ lệ lớn (93% CBGV và 97.5% SV) do các CSDL cung cấp nhiều thông tin trợ giúp, hướng dẫn NDT khai thác tài liệu, tự học các phương pháp tìm kiếm tài liệu qua mục Hướng dẫn và có cả Từ điển – một công cụ hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết dùng làm tham chiếu để tìm tin trên OPAC,…
Về hướng dẫn, trợ giúp NDT trong OPAC: Điểm chung của các ba thư viện khảo
sát là đều dùng phần mềm tra cứu trực tuyến Veblary của Lạc Việt. Đây là phần mềm đã được Việt hóa hoàn toàn nên rất thuận lợi cho NDT trong quá trình tra cứu. Tuy nhiên, phần mềm này cũng có mục hướng dẫn sử dụng và những trợ giúp cần thiết cho NDT. Điều này cũng được đa số NDT đánh giá cao và họ ngày càng sử dụng thành thạo OPAC để phục vụ cho quá trình tìm kiếm tài liệu trực tuyến của mình. Việc đánh giá cao này xuất phát từ kết quả tìm kiếm tài liệu của NDT.
Về hướng dẫn và trợ giúp NDT trong BST số: được NDT đánh giá cao do trong
mỗi bộ sưu tập số đều có giới thiệu và hướng dẫn cách tra cứu rất cụ thể và chi tiết. Do đó, NDT đánh giá rất cao việc hướng dẫn sử dụng trong trang thư viện số của các thư viện. Đa số NDT đánh giá ở mức độ rất tốt (95.6% CBGV và 98.2% SV) chỉ có số ít đánh giá là tương đối tốt.
Về một số hướng dẫn và hỗ trợ khác: Tùy vào tình hình thực tế hoạt động của các
thư viện, ngoài một số nội dung cơ bản cần được hướng dẫn và hỗ trợ thì các thư viện