1.3.1 .Kinh nghiệm nước ngoài
3.2.2. Giải pháp cụ thể
3.2.2.1. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch văn hóa
- Hệ thống giao thơng:
Đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối giữa thành phố Việt Trì với các huyện, tỉnh vùng Đơng Bắc như đường cao tốc Nội Bài- Vĩnh Phúc- Phú Thọ- Lào Cai; điều chỉnh QL32C qua địa bàn thành phố Việt Trì.
Đối với các đường quốc lộ, tỉnh lộ cần đưa vào đúng cấp kỹ thuật, Nâng cấp một số tuyến đường quan trọng phục dụ cho hoạt động du lich.
Đối với hệ thống đường giao thông nơng thơn cần nâng cấp đảm bảo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới. Góp phần hồn thành Nghị quyết 17 của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đề ra.
- Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống
Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện có theo đúng tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát triển thêm một số cơ sở lưu trú chất lượng cao để đảm bảo phục vụ tốt các sự kiện của ngành, của thành phố, chú trọng nâng cao chất lượng buồng cũng như nâng cấp và đổi mới trang thiết bị của khách sạn, đồng thời khuyến khích các cơ sở lưu trú bổ sung các dịch vụ vui chơi, giải trí phục vụ khách lưu trú.
Xây dựng hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu phục vụ khách du lịch. Nghiên cứu phát triển những món ăn truyền thống của người dân Bắc bộ nói chung, các món ăn đặc trưng của từng địa phương của Việt Trì nói riêng để xây dựng thương hiệu gắn với cơ sở ăn uống. Tăng cường đào tạo, huấn luyện đội ngũ phục vụ trong cơ sở ăn uống chuyên nghiệp hơn, có kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng, am hiểu văn hóa ẩm thực địa phương để tư vấn, giới thiệu cho khách.
- Cơ sở vui chơi giải trí – dịch vụ bổ sung
UBND thành phố cần chú trong tăng cường cơng tác xã hội hóa trong đầu tư phát triển các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của thành phố. Xây dựng và khai thác các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật; khơi phục lại các loại hình vui chơi giải trí theo chun đề. Hình thành hệ thống các khu vui chơi giải trí mang tính văn hóa, các trị chơi dân gian phục vụ cho nhiều đối tượng khách ở nhiều tuyến, điểm du lịch nhằm thu hút và giữ chân du khách. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống cơ sở mua sắm, cửa hàng bán các sản phẩm lưu niệm, quà tặng và cửa hàng đặc sản Phú Thọ đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch. Phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ thông tin, tư vấn du lịch, cơ sở dịch vụ đặt giữ chỗ, đại lý lữ hành, hướng dẫn; phương tiện và cơ sở dịch vụ phục vụ vận chuyển khách du lịch, cơ sở dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thể thao, hội nghị và các mục đích khác, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách. Xây dựng hệ thống các điểm trưng bày các làng nghề thủ cơng truyền thống Việt Trì phục vụ khách tham quan, mua sắm và trải nghiệm.
- Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế nâng cấp hệ thống khách sạn, xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm vui chơi giải trí
- Đầu tư xây dựng các khu du lịch trọng điểm nhằm thu hút khách du lịch. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng các khu du lịch trọng điểm như: Công viên Văn Lang, Quảng trường Hùng Vương…
Phối hợp với Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng thúc đẩy nhanh việc hồn thành các dự án đã được phê duyệt tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, đồng thời xây dựng kế hoạch tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa thời đại Hùng Vương trên địa bàn thành phố: Đình Lâu Thượng, miếu Lãi Lèn, đình An Thái, đình Hùng Lơ...
Hồn thiện quy hoạch và triển khai đầu tư, quản lý, khai thác 10 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Đình Ngoại Lâu Thượng, Thiên Cổ Miếu, Đình Bảo Đà, Đình Hương Trầm, Đình An Thái, Đàn tịch điền, Đình Việt Trì- Chùa Hoa Long, Đình Thét, Đình Hùng Lơ, Đền Tiên); xây dựng quy hoạch và xếp hạng vườn trầu Dữu Lâu;
- Quy hoạch, xây dựng các điểm du lịch lễ hội như: khu Đầm Mai, khu Minh Phương, khu Thanh Đình- Chu Hóa, khu Phượng Lâu- Kim Đức.
- Xây dựng “Hát Xoan Phú Thọ” di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại thành sản phẩm du lịch đặc thù của thành phố; duy trì và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn thành phố.
3.2.2.2. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa
- Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh dựa trên tiềm năng, thế mạnh của những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương và di sản văn hóa thế giới “Hát Xoan Phú Thọ”, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; các lễ hội truyền thống trong chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam như: Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng, lễ hội Bơi Chải .
- Đầu tư cho các làng nghề truyền thống như: bánh trưng, bánh dày, bánh đa của (xã Hùng Lô); Sinh vật cảnh, chế biến củ kiệu (xã Thanh Đình); Trầu cau, lúa nếp hương trầm (phường Dữu Lâu); bánh dày (phường Bạch Hạc).
Để thực hiện xây dựng, đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù cần
+ Tiến hành điều tra đánh giá về hiện trạng của sản phẩm du lịch văn hóa thành phố Việt Trì (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách), những tiềm năng tạo sản phẩm còn chưa được khai thác… để từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao và đáp ứng được yêu cầu của những thị trường khách chính của thành phố .
+ Nhanh chóng đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ, ban hành các quy định cụ thể, chặt chẽ về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng, thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng các sản phẩm, dịch vụ không bị xuống cấp.
+ Khuyến khích đầu tư nâng cấp mở rộng các loại hình vui chơi giải trí, các cơ sở vui chơi giải trí tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa của thành phố nói chung.
+ Thế mạnh của du lịch thành phố Việt Trì là du lịch văn hố do vậy cần coi văn hoá là cội rễ, là động lực để phát triển du lịch củathành phố và đẩy mạnh công tác nghiên cứu các giá trị văn hoá để tạo nên các sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc.
- Bên cạnh đó Việt Trì cịn có một nhiệm vụ quan trọng là biến dòng khách tâm linh thành khách du lịch tâm linh.
3.2.2.3. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch văn hóa tiêu biểu
- Tuyến du lịch nội thành:
+ Đền, chùa Tam Giang- Quảng trường Hùng Vương- Bảo tàng Hùng Vương- Khu Đầm Mai (xã Trưng Vương).
+ Bạch Hạc- Làng Cả- Công viên Văn Lang.
+ Đền Hùng- Kim Đức, Phượng Lâu (hát Xoan)- Thanh Đình (lễ hội làng he, di tích khảo cổ Gị De).
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
+ Tuyến Việt Trì- Phú Thọ- Hạ Hịa.
+ Tuyến Việt Trì- Tam Nơng- Thanh Sơn- Xuân Sơn. + Tuyến Việt Trì- Đoan Hùng.
+ Tuyến Việt Trì- Tam Nơng- Thanh Thủy.
- Xây dựng các tuyến du lịch đường sông: Tuyến du lịch dọc sông Hồng, sông Lô.
- Tuyến du lịch liên tỉnh:
+ Việt Trì – Sơn La – Điện Biên.
+ Việt Trì – Lào Cai – Lai Châu. + Việt Trì – Hà Giang.
+ Việt Trì – Hịa Bình
3.2.2.4. Chiến lược sản phẩm khai thác thị trường khách du lịch văn hóa
- Khách du lịch trong nước:
+ Là vùng đất cội nguồn của dân tộc với sản phẩm chính là du lịch văn hóa tâm linh nên thành phố Việt Trì xác định thị trường khách nội địa là thị trường trọng điểm trong các chính sách xúc tiến quảng bá.
+ Tăng cường liên kết giữa các vùng miền, địa phương trong tỉnh và các tỉnh bạn nhất là khai thác khách du lịch đến từ các vùng đồng bằng Sông Hồng, các tỉnh miền núi phía Bắc, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Khách quốc tế:
+ Thị trường khách quốc tế sẽ tập trung khai thác thị trường khách truyền thống gồm thị trường Bắc Mỹ (Mỹ, Canađa), thị trường Tây Âu (Đức, Anh, Pháp); thị trường , các nước và vùng lãnh thổ Đông Bắc Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan; thị trường các nước ASEAN (chủ yếu là Lào, Campuchia, Thái Lan);
+ Mở rộng quảng bá, thu hút khách du lịch ở các thị trường
Thành phố Việt Trì khơng phải đơ thị loại I, mật độ con người không tấp nập như các đơ thị, thành phố lớn. Chính vì vậy thành phố cần xây dựng chiến lược sản phẩm – thị trường một cách cụ thể. Thế mạnh của du lịch Việt Trì là du lịch văn hóa, khai thác được du khách nội địa nên việc đầu tư vào sản phẩm du lịch văn hóa để phát triển thị trường khách nội địa cần được chú trọng hơn.
Bảng 3.1. Chiến lược sản phẩm – thị trường của du lịch văn hóa Việt Trì
Sản phẩm/ Thị trường Khách quốc tế Khách nội địa
Thương mại, công vụ 2 1
Nghỉ dưỡng 1 2
Tham quan 3 3
Văn hóa, lễ hội 2 4
Nghỉ cuối tuần 1 3
Vui chơi giải trí và các hoạt động ngoài trời
1 2
Du lịch kết hợp với các sự kiện thể thao
1 2
Du lịch sinh thái 3 1
Du lich tâm linh 2 4
Chú thích: (5): Ưu tiên đầu tư ở mức cao nhất; (1) ưu tiên đầu tư ở mức thấp nhất
3.2.2.5. Công tác tuyên truyền quảng bá
- Đầu tư xây dựng các biển quảng cáo tấm lớn giới thiệu các điểm du lịch trọng tâm của thành phố tại các nút giao thông quan trọng; các biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên đề về du lịch: Các bài viết, video quảng cáo các khu, điểm du lịch, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; nội dung tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng du lịch của thành phố.
- Tăng cường khai thác có hiệu quả các chương trình du lịch, phục dựng và phát triển các lễ hội truyền thống, các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố, quảng bá hình ảnh thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, chú trọng chất lượng các loại hình dịch vụ vận tải, tài chính- viễn thơng, tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển các khu du lịch trên địa bàn thành phố,....nhằm thu hút khách đến thăm quan du lịch và nghỉ tại thành phố.
- Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá trên quy mô lớn, mở rộng ra các thị trường miền Trung và phía Nam, thị trường nước ngồi thơng qua các hội chợ quốc tế du lịch, các sự kiện du lịch trong chương trình xúc tiến chung của quốc gia.
- Huy động các doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia, xã hội hóa các hoạt động xúc tiến du lịch trong việc tổ chức các sự kiện gắn với nhu cầu quảng bá của các doanh nghiệp.
- Vai trị của cơng nghệ thơng tin ngày càng lớn, việc xây dựng trang web riêng cho du lịch thành phố chính là con đường ngắn và nhanh nhất để đưa các thông tin về du lịch Việt Trì đến với du khách trong nước và quốc tế.
- Xây dựng chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan thông tin đối ngoại, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Tổng cục Du lịch để xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Trì ra nước ngồi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư và thu hút khách du lịch.
- Tăng cường cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng của thành phố, các khu di tích, các điểm du lịch trọng điểm.
- Thực hiện các chương trình thơng tin tun truyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
3.2.2.6. Tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch văn hóa
- Tiến hành rà sốt, đánh giá trình độ, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ quan quản lý, các cơ sở kinh doanh du lịch để tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu.
- Thu hút nguồn nhân lực trẻ có năng lực thơng qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch.
Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng: Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch, có chính sách cử cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đang công tác ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học về công tác tại tỉnh. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đọan và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương ứng.
Nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi tuyển dụng, sử dụng những người có trình độ chun mơn giói
Nguồn nhân lực ở địa phương
Tổ chức các lớp tuyên truyền về tầm quan trọng của du lịch văn hóa đối với địa phương, hướng dẫn quy trình làm du lịch cho người dân địa phương. Khuyến cáo người dân địa phương giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái cho địa phương.
Mở các lớp dạy nghề cho người lao động ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương. Bồi dưỡng và nâng cao tay nghề để khuyến khích người lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng phục vụ du lịch và phát triển đời sống kinh tế cho gia đình.
Các cơ sở đào tạo du lịch
Công tác đào tạo nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp hay đào tạo tại chỗ trong các cơ sở kinh doanh đều cần những điều kiện cơ bản sau:
+ Nhận thức đúng đắn của cơ sở đào tạo, cơ sở kinh doanh về vai trị và tính chất của đào tạo nghiệp vụ du lịch.
+ Chương trình và tài liệu đào tạo tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu phát