- Lập quy hoạch phát triển du lịch văn hóa: Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển của thành phố. Nghiên
cứu xây dựng làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, làm mới các tuyến du lịch văn hóa đang được khai thác dực trên nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú của thành phố. Đặc biệt, cần quy hoạch đầu tư phục dựng, tôn tạo, bảo tồn các hạng mục cơng trình trên cơ sở nền văn hóa cũ để có quy mơ phục vụ phát triển du lịch văn hóa hiệu quả, thu hút khách du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý kinh doanh du lịch văn hóa:
- Ban hành, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa.
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa.
- Xây dựng kế hoạch quản lý “sức chứa” phù hợp khả năng chịu tải của tài nguyên và môi trường du lịch và quản lý tác động của hoạt động du lịch văn hóa căn cứ báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại các khu vực di tích, đặc biệt là di sản thế giới
3.3.2. Đối với chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; cùng với các cơ quan quản lý nhà nước xâu dựng các quy chế xử phạt đối với những hành vi vi phạm luật du lịch, luật di sản…
Thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng dãi cho người dân trên địa bàn thành phố các kiến thức về văn hóa, du lịch, mơi trường, vệ sinh an tồn thực phẩm, các quy định của nhà nước về phát triển du lịch văn hóa, quan tâm tạo điều kiện, khuyến khích người dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch văn hóa.
Giám sát, kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ các hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch văn hóa, báo cáo cơ quan quản lý cấp cao hơn để kịp thời xử lý.
Kiểm tra, giám sát và có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
Hỗ trợ người dân tham gia vào hoạt động kinh doanh du lich để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.