1.2.1. Học viện Quân y - trung tâm đào tạo, nghiên cứu y học và y học quân sự
Ngày 28-08-1948, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 234/SL thành lập Trường Quân y sỹ Việt Nam (tiền thân của Học viện Quân y ngày nay). Hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã không ngừng phát triển: từ Trường Quân y sỹ Việt Nam trở thành Trường Sỹ quan Quân y, Viện Nghiên cứu Y học Quân sự, Trường Đại học Quân y và Học viện Quân y ngày nay.
Học viện Quân y đã trở thành một trung tâm lớn về đào tạo, nghiên cứu y học và y học quân sự có uy tín trong quân đội và cả nước. Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Học viện là đào tạo đội ngũ bác sỹ có trình độ cao, có phẩm chất cách mạng tốt đẹp cho quân đội.
Hiện nay, Học viện Quân y có 60 bộ môn gồm 5 khối: Khối khoa học cơ bản và ngoại ngữ (5 bộ môn), khối KHXH&NV (6 bộ môn), khối y học lâm sàng và cận lâm sàng (32 bộ môn), khối Y học quân sự (9 bộ môn), khối Y học cơ sở (08 bộ môn); có 2 bệnh viện thực hành: Bệnh viện Quân y 103 và Viện Bỏng Quốc gia; có 3 hệ quản lý học viên: hệ Đại học, hệ Trung học, hệ Quốc tế; có 5 trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo nghiên cứu y học quân sự phía Nam, Trung tâm nghiên cứu y dược học Quân sự, Trung tâm Độc học, Trung tâm Mô phôi, Trung tâm ứng dụng và sản xuất thuốc và Trung tâm Huấn luyện Dã ngoại. Đội ngũ giáo viên, cán bộ khoa học đã thực sự trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại trên 95% cán bộ của học viện có trình độ Sau đại học, có 478 giảng viên chính thức trong đó có 08 Giáo sư, 75 Phó Giáo sư, 156 Tiến sỹ. Học viện cũng đã hoàn thành hơn 3.400 đề tài khoa học, hơn 2.000 sáng kiến kỹ thuật trong đó có 62 đề tài, dự án cấp Nhà nước, nhiều đề tài, sáng kiến cấp bộ, ngành. Nhiều đề tài, công trình khoa học đã góp phần quan trọng và sự phát triển của nền y học Việt Nam và phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng an ninh.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Học viện Quân y
1.2.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Thư viện Học viện Quân y
Ngày 25 - 03 - 1949, Ban Giám đốc trường Quân y sỹ ký quyết định thành lập tủ sách của trường - tiền thân của Thư viện Học viện Quân y ngày nay. Trong các giai đoạn phát triển của nhà trường, tủ sách của trường đã phát triển lên thành Thư viện.
Năm 1992 Thư viện được sát nhập thêm 2 ban: Ban Biên tập và Ban Thông tin khoa học và được đổi tên thành Trung tâm Thông tin Tư liệu và Xuất bản khoa học, sau đó chuyển thành Phòng Thông tin Khoa học Công nghệ và Môi trường. Đến năm 2010 đổi tên thành Phòng Thông tin Khoa học Quân sự.
Qua 65 năm hoạt động, Thư viện đã góp phần tích cực phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. Với tư cách là giảng đường thứ hai, Thư viện đã đáp ứng được các nhu cầu chính về thông tin tư liệu, giáo trình, sách tham khảo cho các chuyên ngành đào tạo cũng như các lĩnh vực tri thức khác của NDT tại Học viện.
Trong Hội nghị Quân chính năm 2014, Ban giám đốc Học viện đã nhấn mạnh công tác thông tin - thư viện, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thư viện Học viện Quân y
Thư viện Học viện Quân y có chức năng nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin tư liệu về các lĩnh vực y học đặc biệt là về y học quân sự. Cụ thể là:
- Phát triển nguồn lực thông tin phù hợp với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị của cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện.
- Sưu tầm, bổ sung, trao đổi tài liệu đa dạng về hình thức cũng như nội dung, phù hợp với nhu cầu thông tin của NDT tại Học viện.
Nhiệm vụ của Thư viện là:
- Tham mưu, lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn cho Thủ trưởng Học viện về công tác quản lý cũng như phát triển các hoạt động thông tin;
- Phối hợp với các bộ môn, khoa, phòng, ban trong toàn Học viện để lên kế hoạch về công tác TT-TV nhằm tìm ra phương hướng tổ chức hoạt động TT-TV phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học trong từng giai đoạn phát triển của Nhà trường;
- Thu thập, bổ sung, trao đổi, phân tích và xử lý tài liệu cũng như cập nhật dữ liệu, khai thác thường xuyên các thông tin, tài liệu, sách báo để phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc. Thu nhận lưu chiểu những xuất bản phẩm do xưởng in của Học viện xuất bản các luận văn, luận án tiến sỹ, thạc sỹ y học được bảo vệ tại Học viện;
- Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản kho tài liệu của Học viện bao gồm các loại hình ấn phẩm và vật mang tin khác;
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống và thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm tin tự động, tổ chức phục vụ và phổ biến thông tin;
- Quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực và trang thiết bị của Thư viện;
- Phổ biến và trang bị những kiến thức cơ bản về cấu trúc và phương pháp tìm tin cho NDT;
- Nghiên cứu khoa học thông tin tư liệu - thư viện, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào xử lý và phục vụ thông tin thư viện;
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ TT-TV nhằm nâng cao trình độ tổ chức, xử lý, cung cấp thông tin và tài liệu.
- Phát triển các quan hệ trao đổi nguồn lực thông tin với các cơ quan thông tin thư viện, các tổ chức khoa học, các trường đại học trong và ngoài quân đội.
1.2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thư viện Học viện Quân y
Phòng Thông tin Khoa học Quân sự là đơn vị trực thuộc Ban giám đốc Học viện. Đội ngũ cán bộ của phòng gồm 22 người (05 nam và 17 nữ), hầu hết các cán bộ trong Phòng đều có trình độ đại học trở lên. Cơ cấu tổ chức của Phòng Thông tin Khoa học Quân sự gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và 3 ban chức năng: Ban Thư viện, Ban Biên tập và Ban Thông tin;
Đội ngũ cán bộ của Phòng hiện nay hầu hết có trình độ đai học trở nên. Trong đó có:
- 08 thạc sỹ: 01 thạc sỹ về ngôn ngữ học, 01 thạc sỹ về lịch sử, 03 thạc sỹ về ngoại ngữ, 01 thạc sỹ về quản lý giáo dục, 01 thạc sỹ về quản lý khoa học công nghệ, 01 thạc sỹ về quan hệ quốc tế;
- 12 cử nhân: 02 bác sỹ, 06 cử nhân thư viện, 01 cử nhân quản lý hành chính, 03 cử nhân ngoại ngữ;
- 02 trình độ trung cấp văn lưu lưu trữ;
Mặc dù có trình độ chuyên môn khác nhau, song phần lớn cán bộ tại Phòng đều có trình độ nghiệp vụ TT-TV, hoặc đang học thêm về nghiệp vụ TT-TV. Hầu hết cán bộ đều có trình độ tin học cơ bản, biết sử dụng máy tính trong công việc chuyên môn của mình. Có 20/22 người có trình độ B tiếng Anh trở lên.
1.2.2.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Thư viện Học viện Quân y
Thư viện được trang bị cơ sở vật chất khang trang và các trang thiết bị hiện đại. Hiện tại Thư viện được bố trí làm việc tại nhà N9 - Học viện Quân y với tổng diện tích trên 3.600m2. Không gian dành cho các bạn đọc đến với Thư viện rất rộng rãi nên rất thuận tiện cho các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên đến khai thác và tìm kiếm thông tin. Cơ sở vật chất của Thư viện đầy đủ, hiện đại với 5 phòng chức năng (Bảng 1.1) TT Phòng chức năng Số lƣợng phòng Số lƣợng chỗ ngồi 1 Phòng đọc Học sinh 01 150 2 Phòng đọc Cán bộ 01 70
3 Phòng mượn tài liệu Giáo trình 01
4 Phòng sách Văn học 01 50
5 Kho tài liệu mật 01 50
Thư viện cũng được trang bị hệ thống trang thiết bị hiện đại:
Hệ thống máy tính gồm: 04 máy chủ, 130 máy trạm, trong đó có 70 máy được bố trí ở phòng đọc Học sinh, 30 máy ở Phòng đọc cán bộ để phục vụ bạn đọc khai thác thông tin trên mạng. Số còn lại được bố trí tại các phòng chức năng để tổ chức xây dựng CSDL và để NDT tra cứu, tìm tin. 05 máy tính xách tay.
* Hệ thống máy sao chụp và quét tài liệu:
- Hệ thống máy in: 07 máy in laser, 02 máy in màu, 01 máy in thẻ, 02 máy in mã vạch.
- Máy quét: 05 máy quét khổ A4, 01 máy quét khổ A3
- Máy chụp ảnh kỹ thuật số: 02 máy ảnh Sony, 01 máy quay camera Sony, máy ghi âm 02 chiếc, máy chiếu và màn chiếu 01 bộ;
- Máy photocopy: 02 chiếc.
* Hệ thống an ninh gồm: 02 cổng từ; 04 máy đầu đọc mã vạch; 04 tivi 32 inh; 24 bộ camera giám sát.
* Các thiết bị khác: hệ thống âm thanh với 02 đầu đọc đĩa DVD, 01 bộ loa, âm li, mic. 05 máy hút bụi, 05 máy hút ẩm.
Các phòng làm việc được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất và các trang thiết bị làm việc hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho cán bộ.
* Phần mềm quản lý thư viện
Năm 2010, thực hiện dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng Thư viện đã sử dụng phần mềm iLib 4.0 do công ty CMC cung cấp. Phần mềm này cho phép thư viện thực hiện triệt để các chức năng quản lý của mình, cụ thể: theo dõi việc bổ sung tài liệu; cập nhật và lưu trữ thông tin; tổ chức biên mục tự động; cung cấp khả năng tra cứu tại chỗ hay từ xa cho bạn đọc; quản lý việc mượn/trả tài liệu của bạn đọc; quản lý kho; tạo ra các sản phẩm thông tin (mục lục, thư mục thông báo tài liệu mới, …); cho phép trao đổi thông tin với các hệ thống khác…
* Mạng thông tin:
Từ năm 2004, Thư viện đã lắp đặt mạng cục bộ LAN kết nối giữa Thư viện và các phòng ban trong Học viện, đồng thời nối mạng Internet để tra cứu và tìm tin online, trao đổi nguồn lực thông tin với các Trung tâm TT-TV trong nước và nước ngoài.
1.2.3. Đặc điểm nguồn lực thông tin tại Thư viện Học viện Quân y
1.2.3.1. Cơ cấu nguồn lực thông tin theo loại hình tài liệu
a. Nguồn thông tin trên giấy
* Sách giáo trình, tài liệu tham khảo: hiện nay thư viện có 28.888 đầu tài liệu tương đương 179.581 cuốn. Cụ thể:
- Sách tham khảo: 4.858 đầu = 13.256 cuốn
- Sách ngoại văn (tiếng Anh, Pháp, Nga): 12.791 đầu = 13.063 cuốn
- Sách Văn học: 9.910 đầu = 18.824 cuốn
- Sách Quân sự: 931 đầu = 36.916 cuốn
- Sách Giáo trình: 398 đầu = 97.522 cuốn
* Báo, tạp chí: Hiện nay thư viện có khoảng 167 đầu báo, tạp chí trong đó có 35 đầu tạp chí chuyên ngành y học. Cụ thể:
- Tạp chí chuyên ngành y học Tiếng việt: 28 đầu tạp chí = 10.572 bản - Tạp chí chuyên ngành y học nước ngoài: 07 đầu tạp chí = 3.362 bản - Tạp chí Khoa học xã hội & Nhân văn: 67 đầu tạp chí
- Báo ngày: 65 đầu báo
Nguồn tài liệu này được bổ sung vào thư viện bằng nhiều hình thức như: mua, biếu tặng, trao đổi…
* Nguồn tài liệu nội sinh (hay tài liệu “xám”): Là một bộ phận khá quan trọng trong Thư viện. Nguồn tài liệu nội sinh được tạo ra trong quá trình hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện, phản ánh đầy đủ và có hệ thống, tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu khoa học cũng như định hướng phát triển của Học viện.
Nguồn tài liệu này phục vụ đắc lực cho công tác học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và điều trị của cán bộ, giảng viên và học viên trong Học viện. Nguồn tài liệu nội sinh bao gồm nhiều loại hình tài liệu như: luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, tập bài giảng…
Thư viện là nơi đảm nhiệm việc thu nhận, bảo quản luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ được bảo vệ, báo cáo kết quả nghiên cứu tại Học viện. Hiện nay, Thư viện đang lưu giữ 4.800 đầu tương đương 6.597 cuốn luận án, luận văn; 3.400 báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học.
Loại hình tài liệu Số lƣợng đầu Số lƣợng bản Tỉ lệ %
Sách 28.888 179.581 77.6%
Tạp chí chuyên ngành 35 13.934 0.1%
Báo, tạp chí khác 132 0.3%
Luận án, luận văn 4.800 6.597 12.9%
Báo cáo nghiên cứu
Khoa học 3.400 3.400 9.1%
Bảng 1.2: Tổng hợp thành phần vốn tài liệu tại Thƣ viện Học viện Quân y
Biểu đồ 1.1: Thành phần vốn tài liệu tại Thƣ viện Học viện Quân y b. Nguồn thông tin điện tử
* CSDL thư mục: Từ năm 1999 Thư viện đã tiến hành xây dựng CSDL thư mục trên phần mềm CDS/ISIS for Windows. Năm 2004, Thư viện được trang bị phần mềm quản lý thư viện do Công ty máy tính truyền thông Tinh vân thiết lập: Libol Version 5.0. Năm 2010, thực hiện dự án Thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng Thư viện đã chuyển sang sử dụng phần mềm iLib do công ty CMC cung cấp. Đến nay Thư viện đã có các CSDL như:
- CSDL SACH: gồm các tài liệu có tại thư viện từ những năm thành lập, với các loại ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Nga. CSDL này hiện có 27.559 biểu ghi thư mục trong đó:
+ Tiếng Việt: 14.768 biểu ghi + Tiếng Anh: 1.999 biểu ghi
77.6% 0.1% 12.9% 0.3% 9.1% Sách TC chuyên ngành LV - LA Báo, TC khác Báo cáoNCKH
+ Tiếng Pháp: 1.259 biểu ghi + Tiếng Nga: 9.533 biểu ghi
- CSDL TAPCHI gồm các bài trích của các tạp chí chuyên ngành y như: tạp chí nội khoa, tạp chí ngoại khoa, tạp chí Y học quân sự, The Lancet, Jama... CSDL này hiện có 13.075 biểu ghi thư mục;
- CSDL LUANVAN gồm các luận văn, luận án của các khóa được bảo vệ tại Học viện. CSDL này hiện có 4.800 biểu ghi thư mục;
* CSDL toàn văn (số hóa)
- Hiện tại, Thư viện đã xây dựng được 02 CSDL toàn văn bao gồm: + CSDL SACH với 298 biểu ghi
+ CSDL LUANVAN với 1.058 biểu ghi
- Thư viện cũng tiến hành mua 10 tài khoản bạn đọc đặc biệt của Cục Khoa học và Công nghệ Quốc gia và 30 đầu tạp chí y học ngoại văn điện tử để phục vụ bạn đọc.
* CSDL trực tuyến
- CSDL Khoa học và Công nghệ Việt Nam(gọi tắt là SDT) của Cục Khoa học và Công nghệ Quốc gia có hơn 135.000 biểu ghi với hơn 70.000 biểu ghi có bài toàn văn, bao quát hầu hết các tạp chí khoa học xuất bản trong nước. Trung bình mỗi năm, CSDL này cập nhật thêm khoảng 12.000 tài liệu mới.
- CSDL MedLine của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ. CSDL này chứa hơn 12 triệu bản ghi thư mục của hơn 4.300 tạp chí xuất bản bẳng 30 ngôn ngữ khác nhau. CSDL này bao gồm các nghiên cứu y sinh cơ bản và các khoa học lâm sàng được xuất bản từ năm 1951 của các lĩnh vực như: điều dưỡng, nha khoa, y học cận lâm sàng ...
Hiện nay Thư viện có thể khai thác thông tin từ CSDL MedLine trên CD ROM cập nhật hang tháng và tại địa chỉ MedLine online: http://igm-01.nlm.nih.gov; - CSDL Md Consult được thành lập bởi công ty Elsevier của Mỹ vào năm 1997. CSDL Md Consult bao gồm các nguồn thông tin điện tử của hơn 1.700 tổ