Quan điểm của các hộ dân về việc thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hải phòng) (Trang 57)

CHƢƠNG 2 : NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VIỆC HỖ TRỢ

2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN

2.4.1 Quan điểm của các hộ dân về việc thu hồi đất

Nguyện vọng về ổn định cuộc sống là một trong những nguyện vọng đầu tiên và có tần suất cao nhất đƣợc ngƣời dân quan tâm. Đây là vấn đề lớn do hầu hết các hộ gia đình có nguồn sinh kế liên quan trực tiếp đến vị trí nơi ở hiện tại (các phƣờng nhƣ Đằng Giang, Lạch Tray…) hoặc đất canh tác nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề hỗ trợ nhằm duy trì sinh kế cho các hộ dân đang đặt ra khó khăn. Tuy nhiên, qua điều tra đã phát hiện hai quan điểm, hay nói một cách khác là xu hƣớng nhu cầu cơ bản trong nhóm dân cƣ; (i) xu hƣớng thứ nhất là các hộ trong khu vực dân cƣ đô thị không mong muốn thay đổi; và (ii) các hộ bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp tại các phƣờng ven đô có xu hƣớng đồng tình hơn đối với việc thu hồi đất và tái định cƣ. Dƣới đây là bảng tổng hợp mức độ ủng hộ của các hộ dân đối với dự án tại các phƣờng điều tra.

Bảng 7: Mức dộ ủng hộ dự án của các hộ dân theo địa bàn

Khu vực STT Phƣờng Ủng hộ dự án

Không Tổng

Nông thôn 1 Đằng Hải 88 30 105

74.6% 25.4% 100% 2 Vĩnh Niệm 244 27 227 90% 10% 100% 3 Đông Hải 82 27 95 75.2% 24.8% 100% Đô thị 4 Đằng Lâm 5 4 9 55.6% 44.4% 100% 5 Dƣ Hàng Kênh 31 54 84 36.5% 63.5% 100% 6 Thƣợng Lý 11 69 74 13.8% 86.3% 100%

8 Đổng Quốc Bình 4 73 77 5.2% 94.8% 100% 9 Đằng Giang 52 172 225 23.2% 76.8% 100% 10 Lạch Tray 22 31 53 41.5% 58.3% 100% CHUNG ???? ????

Sự không mong muốn thay đổi trong nhóm dân cƣ

Trong khu vực vực đô thị, mặc dù về mặt nguyên tắc tính đoàn kết xã hội không cao bằng khu vực nông thôn và khu vực ven đô thị nhƣng trong dự án này, các hộ dân đô thị lại có nhu cầu duy trì trật tự xã hội là do họ có những ảnh hƣởng lớn bởi việc thu hồi đất và gây ra nhiều biến đổi đối với cuộc sống của chính họ.

Theo kết quả điều tra, chỉ có 25% số hộ phỏng vấn tại khu vực đô thị và ảnh hƣởng đất ở ủng hộ và sẵn sàng đón nhận dự án.

Sơ đồ 8: Sự không mong muốn thay đổi trong nhóm dân cƣ

75%

25%

Không

Theo nhƣ kế hoạch, trạm bơm Dƣ Hàng sẽ đƣợc xây dựng tại khu vực chợ Hàng mới, nơi giao nhau giữa kênh Tây Nam và đƣờng Nguyễn Văn Linh để đƣa nƣớc thải của toàn bộ khu vực Dự án đến trạm xử lý nƣớc thải Vĩnh Niệm. Nhƣng theo nguyện vọng của ngƣời dân cũng nhƣ cán bộ địa phƣơng thì không muốn có trạm bơm nƣớc thải nằm gần ngay sát chợ truyền thống (chợ Hàng một tuần họp 1 lần bán chủ yếu con giống và cây cảnh) vì nhƣ vậy không những ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan mà còn ảnh hƣởng đến công việc kinh doanh. Họ đều kinh doanh

nhƣ đi làm các công việc khác (do sẽ thu nhập thấp hơn nhiều, lao động vất vả hơn và không có kỹ năng).

“ Xung quanh chợ Hàng người ta kinh doanh cây cảnh, người ta không muốn chuyển đi vì ảnh hưởng đến kinh doanh buôn bán. Nếu để trạm bơm ở đó, sục nước thải lên mùi hôi thối thì không thể chịu được. Để giải quyết vấn đề này, phường đã có đề nghị đẩy lui cống xuống cách đó hơn trăm mét, ở đó xa chợ, mật độ dân số ít, thuận tiện xây dựng trạm bơm” (PVS, nam, cán bộ địa chính phường Dư Hàng Kênh)

Xu hƣớng sẵn sàng ủng hộ của các hộ dân bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp

Trong khu vực nghiên cứu của dự án, có một số phƣờng mới đƣợc chuyển từ xã lên phƣờng trong một thời gian gần đây (khoảng năm 2002-2003) nhƣ phƣờng Vĩnh Niệm, Phƣờng Đằng Hải…Trƣớc đây, khi còn là xã thì các hộ dân trong khu vực này có sinh kế chính bằng sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào trồng lúa và hoa màu. Tuy nhiên, sau một thời gian thay đổi đơn vị hành chính từ xã lên phƣờng thì kéo theo đó là sự thay đổi của nhiều yếu tố. Chẳng hạn nhƣ trƣớc đây sinh kế chủ yếu của các hộ dân là nông nghiệp thì hiện nay diện tích đất nông nghiệp sản xuất không nhiều mà chủ yếu bị bỏ hoang do (i) thay đổi quy hoạch theo hƣớng đô thị hoá nên cơ cấu đất sản xuất không nguyên vẹn mà có nhiều thay đổi, diện tích đất bị chia cắt nhiều gây ảnh hƣởng đến năng suất lao động; (ii) hệ thống kênh mƣơng và các tổ chức thể chế cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thay đổi, không còn duy trì Hợp tác xã nông nghiệp…Chính vì vậy, hiệu quả và năng suất của các hoạt động nông nghiệp tại khu vực điều tra không đảm bảo.

Tƣơng quan giữa yếu tố nghề nghiệp với sự ủng hộ đối với dự án khi có thu hồi đất và tái định cƣ cho thấy, đa số những hộ làn nghề nông nghiệp có ý kiến ủng hộ. Thông tin chi tiết đƣợc thể hiện trong bảng dƣới đây:

Bảng 8: Tƣơng quan giữa nghề nghiệp và sự ủng hộ dự án của các gia đình Nghề nghiệp Ủng hộ dự án trong trƣờng hợp di dời và tái định cƣ Không Tổng cộng Nông nghiệp Nông nghiệp 180 38 218 82.6% 17.4% 100% Chăn nuôi 0 1 1 0% 100% 100% Nuôi trồng thuỷ sản 6 1 7 14.3% 85.7% 100% Viên chức Viên chức công nhân 71 80 151

47% 53% 100% Nghề khác Tiểu thủ công nghiệp 2 6 8

25% 75% 100% Buôn bán dịch vụ 51 89 140 36% 64% 100% Lao động tự do 37 43 80 46% 54% 100% Công việc khác 46 64 110 42% 58% 100% Học sinh 3 2 5 60% 40% 100% Sinh viên 3 1 4 75% 25% 100% Nghỉ hƣu 72 99 171 42% 58% 100% Nội trợ 77 71 148 52% 48% 100% Tổng cộng 548 495 1043

Nhƣ vậy, xét riêng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, hay nói một cách khác là sinh sống tại khu vực nông thôn thì quan điểm của họ là ủng hộ dự án và theo đó, tỷ lệ ủng hộ này chiếm khoảng 83% tổng số dân cƣ.

Sơ đồ 9: Sự sẵn sàng ủng hộ của các hộ dân ảnh hƣởng đất nông nghiệp

17%

83%

Không

Một số nơi nhƣ Vĩnh Niệm, Dƣ Hàng Kênh, từ lâu ngƣời dân đã không còn chú trọng canh tác nông nghiệp. Đất nông nghiệp đƣợc giao các hộ hoặc bỏ không hoặc cho thuê để cho các hộ có nhu cầu sản xuất nông nghiệp nhận khoán để nuôi trồng thuỷ sản…Tuy nhiên diện tích này cũng không còn nhiều.

“Đất nông nghiệp 1 năm không được bao nhiêu tiền đi phu hồ còn ngon hơn, chẳng qua ruộng dựa trên tiêu chuẩn của mình thôi.” (PVS, nam, cán bộ khu 3 Vĩnh Niệm.)

Khi không còn sản xuất nông nghiệp, ngƣời dân trong khu vực nghiên cứu - những con ngƣời trƣớc đây chỉ biết đến nông nghiệp, đã tìm tòi và định hƣớng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, nhiều hộ dân đã đi làm ăn xa, làm thợ hồ hoặc buôn bán nhỏ, đời sống nói chung còn nhiều khó khăn. Riêng đối với các trƣờng hợp ngƣời lớn tuổi, khi không còn gắn với sản xuất nông nghiệp thì lực lƣợng này đã dôi thừa và không có việc làm. Đây cũng chính là những vấn đề đang đƣợc quan tâm tại các khu đang trong quá trình đô thị hoá của nƣớc ta hiên nay.

Nhƣ vậy, khi diện tích đất nông nghiệp không còn nhiều và số diện tích còn lại không còn đƣợc sử dụng hiệu quả thì khi có chủ trƣơng thu hồi đất, ngƣời dân tại các phƣờng ven đô hoàn toàn ủng hộ và mong muốn triển khai dự án.

Bên cạn đó tại các khu vực đồng ruộng hiện đang canh tác (trồng hoa màu và/hoặc hoa tại phƣờng Đằng Hải, Đông Hải), ngƣời dân cũng tỏ ra có đôi chút quan ngại. Khi cuộc sống họ vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, mặc dù không thu nhập cao từ các hoạt động này nhƣng thu nhập từ các hoạt động sản xuất này cũng đảm bảo chi phí tiêu dung trong gia đình hàng ngày cho các hộ dân. Trong trƣờng hợp không còn đất, họ cũng sẽ không còn duy trì đƣợc nguồn thu nhập này mặc dù có một khoản tiền lớn trong tay từ khoản chi phí bồi thƣờng đƣợc hƣởng.

“Gia đình chúng tôi mất 1-2 sào ruộng sau này có xây xí nghiệp thì phải tuyển 1- 2 suất vào đấy. Phải tạo điều kiện cho con cái chúng tôi, con em chúng tôi có bằng cấp nào thì sử dụng bằng cấp đó, còn chúng tôi 60-70 tuổi rồi nếu có đến mấy trăm

“Dự án lấy ruộng đền bù với giá thấp, người già rồi thì làm gì, thế hệ trẻ thì đầu tư học thấp đi xin việc thì việc tốt thì không xin được còn việc vất vả thì không chịu được” (PVS, nam, cán bộ khu 3 Vĩnh Niệm)

Nhƣ vậy, khi khảo sát về quan điểm và sự sẵn sàng của các hộ khi khi dự án triển khai có thu hồi đất thì kết quả thu đƣợc xu hƣớng quan điểm khác nhau. Những hộ dân ảnh hƣởng đất ở và tài sản có xu hƣớng không mong dợi sự thay đổi, nghĩa là sự sẵn sàng đối với dự án nói chung và việc thu hồi đất để xây dựng dự án nói riêng không cao, trong khi đó những hộ dân bị ảnh hƣởng đất nông nghiệp tại khu vực ven đô lại có xu hƣớng sẵn sàng hơn do hiện tại hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp của họ không cao, nhiều khu vực bỏ hoang hoá. Sự sẵn sàng ủng hộ dự án này sẽ là một trong những yếu tố thuận lợi khi dự tiến hành các quy trình và thủ tục thu hồi đất.

Phân tích một số các yếu tố liên quan khác

Ngoài hai kết quả phân tích đối ngƣợc nhau ở trên, cụ thể là dân cƣ tại khu vực đô thị chƣa hoàn toàn ủng hộ dự án và ngƣợc lại dân cƣ tại khu vực nông thôn có xu hƣớng đồng thuận và ủng hộ dự án nhiều hơn, một số các yếu tố có liên quan đến tình trạng đất và tình trạng cƣ trú cũng đƣợc xem xét, và kết quả tƣơng quan giữa các yếu tố này đối với quan điểm của ngƣời dân đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 9: Tƣơng quan giữa thời gian cƣ trú và sự ủng hộ dự án của hộ dân

Thời điểm cƣ trú Ủng hộ dự án trong trƣờng hợp tái định cƣ Không Tổng cộng Trƣớc 15/10/1993 430 343 773 56% 44% 100% Sau 15/10/1993 94 104 198 47% 53% 100% Tổng cộng 524 447 971

Thời điểm cƣ trú đƣợc xác định là thời điểm mà ngƣời dân bắt đầu chuyển đến khu vực đang sinh sống. Nhƣ vậy xét về thời điểm cƣ trú, tỷ lệ hộ dân ủng hộ dự án chiếm 54%, trong đó những hộ sinh sống trƣớc 15/10/1993 (thời điểm luật đất đai

ra đời và là thời điểm để xác định tiêu chuẩn quyền lợi của hộ dân) có tỷ lệ đồng thuận là 55,6% và những hộ dân sinh sống sau 15/10/1993 là 47,5%.

Bên cạnh yếu tố thời điểm cƣ trú, yếu tố tình trạng cƣ trú cũng là yếu tố rất quan trọng, nếu nhƣ yếu tố thời điểm cƣ trú thể hiện sự gắn kết cuả ngƣời dân về mặt thời gian thì yếu tố tình trạng cƣ trú thể hiện sự gắn kết về mặt pháp lý hay tính pháp lý. Tƣơng quan giữa yếu tố tình trạng cƣ trú với quan điểm của hộ dân về vấn đề thu hồi đất và tái định cƣ nhƣ sau:

Bảng 10: Tƣơng quan giữa tình trạng cƣ trú và sự ủng hộ dự án của hộ dân

Thời điểm cƣ trú Ủng hộ dự án trong trƣờng hợp tái định cƣ

Không Tổng cộng KT1 407 288 695 59% 41% 100% KT2 40 66 106 38% 62% 100% KT3 46 53 99 46.5% 53.5% 100% Tạm trú ngắn hạn 39 59 98 40% 60% 100% Tổng cộng 532 466 998

Bên cạnh các yếu tố thể hiện tình trạng cƣ trú nói trên, yếu tố sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng, khi mà có ảnh hƣởng và có thu hồi đất thì các hộ có sản xuất kinh doanh sẽ có ảnh hƣởng một phần hoặc toàn bộ đối với thu nhập của họ. Chính vì vậy quan điểm của các hộ có sản xuất kinh doanh sẽ có sự khác biệt đối với các trƣờng hợp còn lại

Bảng 11: Tƣơng quan giữa hộ SXKD và sự ủng hộ dự án của hộ dân

Hộ SXKD tại nhà Ủng hộ dự án trong trƣờng hợp tái định cƣ

Không Tổng cộng Có 79 156 235 34% 66% 100% Không 382 252 634 60% 40% 100% Tổng cộng 461 408 869

Theo kết quả bảng trên cho thấy, các hộ có SXKD tại nhà có xu hƣớng không đồng thuận với dự án khi có thu hồi đất, thể hiện là tỷ lệ hộ đồng thuận chỉ chiếm 33,6%. Ngƣợc lại, một điểm khá đặc biệt là các hộ không có SXKD tại nhà lại có quan điểm trái ngƣợc, tức là có sự đồng thuận cao hơn, chiếm tỷ lệ 60,3%.

Vấn đề cuối cùng đƣợc xem xét trong việc nghiên cứu quan điểm của hộ dân đối với vấn đề thu hồi đất là vấn đề vệ sinh môi trƣờng. Bởi lẽ đây là dự án nhằm mục tiêu giảm nghèo thông qua việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng sống của các hộ dân. Bảng tƣơng quan giữa các khu vực có ảnh hƣởng đối với vấn đề vệ sinh với sự ủng hộ của ngƣời dân khi có thu hồi đất đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 12: Tƣơng quan giữa yêu tố VSMT và sự ủng hộ dự án của hộ dân

Vấn đề vệ sinh môi trƣờng (VSMT) Ủng hộ dự án trong trƣờng hợp tái định cƣ Không Tổng cộng Có 351 367 718 49% 51% 100% Không 164 44 208 79% 21% 100% Tổng cộng 515 411 926

Nhƣ vậy, có thể nói rằng những khu vực có ảnh hƣởng bởi vấn đề vệ sinh môi trƣờng (có ô nhiễm môi trƣờng) chiếm tỷ trọng lớn trong số các hộ dân đƣợc phỏng vấn, chiếm tỷ lệ 77,5%, trong đó, những hộ bị ảnh hƣởng bởi ô nhiễm môi trƣờng đồng thuận với dự án là 48,9%. Ngƣợc lại, qua bảng trên cho thấy những khu vực không có ảnh hƣởng bởi vấn đề VSMT là có xu hƣớng ủng hộ hơn, chiếm tỷ lệ 78,8%.

Nhƣ vậy, nếu xét riêng tƣơng quan này sẽ nảy sinh một vấn đề nghịch lý là những hộ không có ảnh hƣởng bởi vấn đề vệ sinh môi trƣờng lại có xu hƣớng ủng hộ hơn đối với vấn đề thu hồi đất. Nhƣng nếu xét về tổng thể thì những trƣờng hợp ít ảnh hƣởng bởi vấn đề VSMT lại thƣờng sinh sống ở ngoại thành, tại khu vực nông thôn

nên khi xem xét sự ủng hộ dự án với vấn đề khu vực đô thị và nông thôn; ngƣời dân nông thôn ủng hộ vấn đề thu hồi đất hơn, ta cũng có thể kết luận rằng tƣơng quan giữa vấn đề khu vực sinh sống nông thôn/thành thị có tác đông/ảnh hƣởng lớn hơn đối với quan điểm của ngƣời dân khi có thu hồi đất so với vấn đề VSMT.

2.4.2 Nguyện vọng về việc Thu hồi đất và Tái định cư thoả đáng

Nhƣ đã trình bày ở trên, trong nhiều năm qua thành phố Hải Phòng đã tham gia rất nhiều các dự án và trong số đó cũng có rất nhiều các dự án có thu hồi đất của ngƣời dân. Hơn nữa, trong số các dự án có thu hồi đất thì cũng có rất nhiều các dự án có khiếu nại của ngƣời dân, việc giải quyết thu hồi đất đƣợc giải quyết trƣớc toà án và thậm chí rất nhiều trƣờng hợp đã phải tiến hành cƣỡng chế. Nguyên nhân của vấn đề này là ở chỗ (i) vấn đề quản lý đất đai còn nhiều yếu kém và (ii) chính sách bồi thƣờng hiện nay chƣa phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, nghiên cứu này sẽ không đi sâu và việc phân tích và giải quyết các nguyên nhân nói trên mà tập trung vào việc khảo sát và xác định các nhu cầu của ngƣời dân về việc hỗ trợ sau tái định cƣ, theo đó riêng về vấn đề thu hồi đất và tái định cƣ phải thoả đáng, có hai quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hải phòng) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)