SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hải phòng) (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VIỆC HỖ TRỢ

2.2 SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2.1 Sản xuất nông nghiệp

Với đặc trƣng là các khu dân cƣ nằm trong địa bàn thành phố Hải Phòng, hoạt động canh tác nông nghiệp hiện nay còn lại rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Hải An (mỗi quận có khoảng hơn 200 ha). Tại quận Ngô Quyền, số lƣợng diện tích nông nghiệp chỉ còn khoảng 25 ha (số liệu thống kê năm 2005). Theo kết quả điều tra, 1.080 hộ dân nằm trong khu vực bị ảnh hƣởng bởi dự án, số lƣợng các hộ gia đình tham gia hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp còn ít, chỉ chiếm khoảng 12% trên tổng số 1.080 hộ đƣợc phỏng vấn, tập trung tại các

(22,9%). Khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân tại các phƣờng này cũng cho thấy diện tích đất canh tác do ngƣời dân sở hữu vẫn còn tƣơng đối lớn. Tại phƣờng Vĩnh Niệm, mặc dù số hộ gia đình canh tác nông nghiệp vẫn còn rất nhiều nhƣng ngƣời dân cho biết thực tế hoạt động này chỉ mang tính chất cầm chừng, năng suất canh tác thƣờng không cao, hệ thống tƣới tiêu không đƣợc duy tu bảo trì thƣờng xuyên và cùng với xu hƣớng đô thị hoá (phƣờng Vĩnh Niệm mới đƣợc thành lập từ xã Vĩnh Niệm từ năm 2003), ngƣời dân sẽ không còn thiết tha với sản xuất nông nghiệp.

“Từ năm 2003 Vĩnh Niệm chuyển từ xã lên phường, trạm bơm của xã bỏ không, người dân không có nước tưới cho ruộng phải chuyển sang các ngành nghề khác. Người lao động trước đây làm nông nghiệp nhưng khoảng 4 năm nay là cánh đồng bỏ không. Người thì đi thợ xây, người đi phụ vữa, người thì làm mộc, người trồng rau đem lên phố bán, người thì đi buôn…”. (PVS, nam, cán bộ , phường Vĩnh Niệm).

Sơ đồ 7: Cơ cấu ngành nghề chính hộ gia đình

27.6 1.7 4.6 0.6 21.8 12 11.1 20.6 Nông nghiệp Chăn nuôi Nuôi trồng thuỷ sản Tiểu thủ công nghiệp Công nhân, viên chức Buôn bán, dịch vụ Lao độngthời vụ Công việc khác

Đối với các xã Đông Hải và Đằng Hải, kết quả báo cáo tổng hợp cuối năm 2006 cho thấy diện tích đất nông nghiệp vẫn tiếp tục giảm. Do đất bị chia cắt thành các thửa vƣờn nhỏ lẻ, thời tiết không thuận lợi, hệ thống tƣới tiêu bị phá vỡ và nguồn nƣớc bị ô nhiễm nên đầu tƣ sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do giá

các loại hoa đều ở mức khá đã đem lại những giá trị nhất định cho các hộ quan tâm trồng trọt. Một số mô hình trồng hoa chất lƣợng cao đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế. Trong tƣơng lai gần cùng với xu thế đô thị hoá và mở rộng khu vực nội thành, hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các khu vực này sẽ khó có thể duy trì.

2.2.2 Chăn nuôi

Hầu hết hoạt động chăn nuôi thƣờng gắn liền với địa bàn các phƣờng vẫn còn duy trì sản xuất nông nghiệp theo mô hình vƣờn ao chuồng. Kết quả điều tra phiếu cho thấy số lƣợng hộ gia đình tiếp tục duy trì hoạt động chăn nuôi tập trung chủ yếu tại phƣờng Vĩnh Niệm. Chăn nuôi chỉ mang hình thức nhỏ lẻ, hộ gia đình chứ không có mô hình trang trại lớn. Bên cạnh đó, trong 2 năm vừa qua, hoạt động chăn nuôi đã phải đối mặt với rất nhiều đợt dịch bệnh, mà điển hình nhất là các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm (đối với gà, vịt) cũng nhƣ dịch lở mồm long móng (đối với lợn). Nhiều hộ dân trƣớc kia vẫn duy trì hoạt động chăn nuôi, sau các đợt dịch đã bị thiệt hại nặng nề và đã chuyển hẳn sang hoạt động sản xuất khác. Thêm nữa, do hệ thống kênh rạch đều bị ô nhiễm, hệ thống thoát nƣớc thải hoặc chƣa có hoặc hoạt động kém hiệu quả, nguồn nƣớc bị ô nhiễm nặng nề bởi nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp cũng đã ảnh hƣởng nhiều đến năng suất chăn nuôi.

2.2.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phƣơng. Nhiều xƣởng sản xuất với quy mô vừa và nhỏ ra đời và hoạt động sản xuất có hiệu quả, tập trung chủ yếu là các xƣởng mộc, sắt, nguội, hàn, nhôm, kính, thu nhập của ngƣời lao động ổn định ở mức khá. Thƣơng mại, dịch vụ tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hoá là xu thế chung của những khu đô thị và đƣợc nhân dân quan tâm mở rộng sản xuất kinh doanh với nhiều mặt hàng đa dạng về cả chủng loại và mẫu mã. Bên cạnh các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, nhiều cửa hàng tạp hoá, quần áo, văn hoá phẩm cũng nhanh chóng phát triển trên các trục đƣờng. Theo kết quả điều tra trực tiếp, số

khá cao, đặc biệt là khu vực phƣờng Đằng Giang (45,5%) và Lạch Tray (45%) do vị trí nằm tiếp giáp với trục đƣờng chính Nguyễn Bỉnh Khiêm có mật độ giao thông đi lại khá cao.

Thị trƣờng buôn bán hoa tƣơi, các loại hoa cao cấp, các loại giống hoa, rau tại các chợ đầu mối Hạ Lũng và các cơ sở sản xuất tiếp tục đƣợc duy trì phát huy thế mạnh đem lại nguồn thu lớn cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ góp phần gìn giữ nét truyền thống của làng hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư (nghiên cứu trường hợp tại thành phố hải phòng) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)