Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.8. Phân tích chi phí và lợi nhuận chƣơng trình
3.8.1. Xác định giá thành của chương trình du lịch
“Giá thành của chương trình du lịch gồm tồn bộ chi phí trực tiếp mà cơng ty
lữ hành phải chi trả để tiến hành, thực hiện một chương trình du lịch nào đó”. [17,tr37]
Giá thành của chương trình du lịch phụ thuộc vào số lượng khách du lịch trong đồn. Do đó một chương trình du lịch bao gồm 2 loại chi phí sau:
- Chi phí biến đổi (V): Là chi phí tính cho một khách du lịch, nó bao
gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của mỗi loại này tính cho từng khách. Các chi phí này thơng thường gắn với chi phí riêng biệt của từng khách.
- Chi phí cố định (F): Là chi phí tính cho cả đồn khách. Loại chi phí
này bao gồm tất cả các chi phí của các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của nó được xác định cho cả đồn khách. Nhóm chi phí này thường là chi phí mà mọi thành viên trong đoàn đều tiêu dùng, khơng bóc tách được cho từng thành viên.
Phương pháp xác định giá thành
Được dựa theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp dựa vào khoản mục chi phí: Người ta xác định giá thành
bằng cách nhóm tồn bộ chi phí phát sinh vào hai khoản mục là chi phí cố định và chi phí biến đổi để xác định giá thành của một chương trình du lịch. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, có tính linh hoạt cao vì thế nó cho phép xác định giá thành một cách dễ dàng khi trong chương trình có một số dịch vụ có đơngiá tương đối. Phương pháp này làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình du lịch theo mức giá tùy chọn. Nhược điểm của phương pháp này là tính chi phí đơi khi khơng đầy đủ chính xác.
- Phương pháp xác định giá thành dựa trên cơ sở lịch trình: Về bản chất
của phương pháp này cũng tương tự như phương pháp xác định giá thành dựa vào khoản mục chi phí nhưng điểm khaccs ở chỗ là các khoản chi phí được liệt kê theo trình tự của lịch trình.
3.8.2. Xác định giá bán của chương trình du lịch
3.8.2.1. Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của chương trình du lịch
- Nhóm các yếu tố nội sinh: Mục tiêu của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm,
chính sách Marketing, chất lượng sản phẩm, phương pháp tổ chức định giá.
- Nhóm các yếu tố ngoại sinh: Cấu trúc thị trường, độ co dãn của cầu,
mức giá phổ biến trên thị trường, thời gian, không gian, các vấn đề kinh tế khác ( tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất....)
3.8.2.2. Các phương pháp định giá
- Mơ hình 3C : Đồ thị cầu, hàm chi phí, giá đối thủ cạnh tranh - Phương pháp xác định giá trên cơ sở theo hệ số chi phí
- Phương pháp xác định giá qua việc phân tích các chi phí: Việc phân
tích các đường chi phí có thể cho doanh nghiệp biết được điểm hịa vốn, điểm đóng cửa, quy mơ sản xuất tối ưu... để từ đó doanh nghiệp có thể xác định một mức giá bán hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như tạo cơ sở để doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh các chiến lược kinh doanh của mình.
Ý nghĩa: Việc phân tích các đường chi phí và doanh thu biên trên có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó chỉ ra cho các nhà quản lý biết được mức sản lượng tối ưu, điểm hịa vốn và điểm đóng cửa để từ đó có thể ra các quyết định quản lý.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, việc phân tích trên cũng có ý nghĩa tương tự nhưng đồng thời đây cũng là một công cụ mạnh để xác định mức giá của các chương trình du lịch một cách tối ưu và phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường.
Trong kinh doanh lữ hành đặc biệt là lữ hành quốc tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các loại giá dịch vụ mặt đất trọn gói (chẳng hạn các doanh nghiệp du lịch Thailand thường áp dụng mức giá dịch vụ mặt đất trọn gói khoảng 30USD/ngày). Với việc áp dụng loại giá này, các doanh nghiệp du lịch
có thể xác định và tính tốn dễ dàng các loại chi phí cho từng loại chương trình du lịch. Như vậy, bằng việc xây dựng các đường chi phí, doanh nghiệp có thể biết chính xác được với mức giá bao nhiêu thì doanh nghiệp có thể chấp nhận được và ở mức giá đó nên sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu. Điều này cũng rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh, đặc biệt là trong cạnh tranh giá.