Văn hóa tộc ngƣờiTày ở Pác Ngòi với họat động du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người Tày và du lịch sinh thái ở bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 72 - 78)

6. Bố cục luận văn

2.3 Văn hóa tộc ngƣờiTày ở Pác Ngòi với họat động du lịch sinh thái

Ngoài tiềm năng du lịch tự nhiên với điều kiện khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, Pác Ngòi chứa đựng một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, từ những nét văn hóa truyền thống, đặc trƣng của ngƣời H’Mông nơi đây, nhƣ: ẩm thực, nhà ở, trang phục, nghề thủ công (nghề dệt, chạm khắc bạc, rèn, đúc), phong tục tập quán, âm nhạc nghệ thuật, lễ hội… Đây là những tiềm năng quan trọng, tạo điều kiện cho việc hình thành, phát triển hoạt động du lịch cộng đồng của địa phƣơng.

Trên thực tế, với sự quan tâm của chính quyền các cấp (xã, huyện, tỉnh), cũng nhƣ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, Pác Ngòi đã từng bƣớc đầu khai thác những giá trị văn hóa tộc ngƣời vào hoạt động du lịch sinh thái, là một bộ phận trong hệ thống các tuyến tham quan của khu du lịch Ba Bể và hình thành một Ban quản lý du lịch sinh thái tại địa phƣơng. Một bộ phận ngƣời dân địa phƣơng đã đƣợc tập huấn các kỹ năng trong hoạt động du lịch sinh thái cũng nhƣ xây dựng một số sản phẩm văn hóa nhằm thu hút khách du lịch. Du khách đến với Pác Ngòi đƣợc thƣởng thức các món ăn truyền thống; đƣợc nghỉ và trải nghiệm các loại hình nghệ thuật trong ngôi nhà truyền thống; đƣợc tham gia vào một số khâu trong sản xuất đồ thủ công cũng nhƣ mua các sản phẩm đồ thủ công; đƣợc ngƣời dân trực tiếp hƣớng dẫn các tuyến tham quan… Xét trên khía cạnh số lƣợng du khách đến tham quan, địa điểm Pác Ngòi chƣa bằng đƣợc với các điểm du lịch khác trong toàn tuyến du lịch Ba Bể. Tuy nhiên, đó là những kết quả bƣớc đầu cần đƣợc ghi nhận. Mặt khác,

du lịch sinh thái đã có những tác tích cực, nâng cao nhận thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc ngƣời của ngƣời dân địa phƣơng.

Thay vì xây dựng một ngôi nhà với chất liệu, kiến trúc hiện đại, một số ngƣời dân đã kịp thời giữ gìn, bảo lƣu lại ngôi nhà truyền thống của ngƣời Tày ở Pác Ngòi; ngƣời dân đã quay lại nhiều hơn với các nghề thủ công truyền thống; những đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt cũng đƣợc các gia đình giữ lại và trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn với khách du lịch… Du lịch sinh thái là giải pháp cơ bản của bảo tồn văn hóa vì nó còn tạo ra môi trƣờng để các giá trị văn hóa truyền thống của ngƣời Tày nơi đây phát huy và nâng cao giá trị của họ. Thông qua hoạt động du lịch, đặc biệt là tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, các giá trị văn hóa truyền thống đƣợc đầu tƣ, khai thác trở thành các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Từ đó, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đƣợc khai thác và phát triển. Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, các hoạt động du lịch cộng đồng, bán những sản phẩm thủ công và hƣớng dẫn khách tham quan là một nguôn thu đáng kể đối với những ngƣời tham gia cũng nhƣ tăng thêm thu nhập cho gia đình của họ.

Từ thực tiễn tại Pác Ngòi cho thấy, bên cạnh những điều kiện cần thiết về tiềm năng văn hóa tộc ngƣời, để xây dựng thành công mô hình du lịch cộng đồng cần một định hƣớng đúng đắn và xây dựng một chƣơng trình hoạt động cụ thể của các bên tham gia: ngƣời dân địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng, nhà khoa học, công ty lữ hành. Ngoài ra, cần lựa chọn các thành tố văn hóa tộc ngƣời phù hợp gắn với hoạt động du lịch sinh thái, hài hòa trong việc phân chia lợi ích giữa các bên, cũng nhƣ nhìn nhận đúng vai trò của cộng đồng và sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phƣơng vào khai thác các giá trị văn hóa tộc ngƣời. Các thành tố văn hóa tộc ngƣời, gắn với trƣờng hợp Pác Ngòi, cần đƣợc bảo tồn và phát huy, nhƣ: ngôi nhà truyền thống của ngƣờiTày, các nghề thủ công truyền thống gắn liền với đời sống sản xuất và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng địa phƣơng. lễ hội truyền thống,... mang đặc trƣng trong văn hóa của ngƣời Tày vùng ven Hồ Ba Bể, ngoài ra có thể kể tới các món ăn truyền thống của đồng bào địa phƣơng... Thực tế cũng cho thấy, mặc dù tại Pác Ngòi, loại hình du lịch sinh thái chƣa thực sự phát triển, tuy

nhiên, trên một số khía cạnh nhất định, việc khai thác các hoạt động du lịch gắn liền với các yếu tố văn hóa tộc ngƣời Tày bƣớc đầu đã đem lại những hiệu quả ở cả góc độ kinh tế cũng nhƣ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc ngƣời nơi đây.

2.3.1 Mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và du lịch sinh thái

Ngày nay, văn hóa tộc ngƣời trở thành một nguồn tài nguyên nhân văn to lớn, làm cân bằng và đóng góp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Văn hóa tộc ngƣời, đặc biệt các tộc ngƣời thiểu số, sinh sống tại những vùng đất xa xôi, nơi có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trở thành những sản phẩm của du lịch, món ăn tinh thần đầy hấp dẫn với du khách trong nƣớc và quốc tế.

Những thành tố cơ bản trong văn hóa tộc người: ẩm thực, trang phục,

phƣơng tiện giao thông, nhà ở; nghề thủ công (kỹ thuật nghề và sản phẩm); âm nhạc, nghệ thuật; tôn giáo, tín ngƣỡng; lễ hội; hệ giá trị - chuẩn mực; ngôn ngữ;… Tất cả những thành tố văn hóa trên đƣợc liên kết tạo thành một hệ thống, định hình cho văn hóa tộc ngƣời. Tuy nhiên, theo thời gian, cùng sự biến đổi của xã hội, nhiều yếu tố văn hóa cũng nhƣ tính chất bên trong các thành tố văn hóa không còn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, cộng đồng, thậm chí gây ra những rào cản cho các nấc thang tiếp theo.

Trên thực tế, không phải yếu tố văn hóa truyền thống nào cũng có thể trở thành sản phẩm du lịch cũng nhƣ tạo ra sự hấp dẫn với du khách. Nhiều yếu tố văn hóa mang đặc trƣng tộc ngƣời nhƣng không thu hút du khác; ngƣợc lại, nhiều yếu tố văn hóa có thể tạo ra sự lôi cuốn du khách nhƣng không đƣợc sự hoan nghênh tham gia từ cộng đồng. Việc xác lập một cách cụ thể những sản phẩm du lịch dựa trên những yếu tố văn hóa tộc ngƣời là việc làm cần thiết của của các nhà quản lý, nhà chuyên môn cũng nhƣ các bên tham gia trong quá trình khai thác du lịch cộng đồng. Quá trình xác lập này cần tuân thủ nguyên tắc: tôn trọng cộng đồng cũng nhƣ những đặc trƣng văn hóa của cộng đồng với sự hài lòng, tăng tính trải nghiệm của du khách.

Từ thực tế, có một số khung phân tích văn hóa tộc ngƣời và mức độ phù hợp xây dựng trở thành một sản phẩm du lịch sinh thái:

Ẩm thực, trang phục, phương tiện giao thông, nhà ở truyền thống (ăn, mặc, ở, đi lại): Đây là những thành tố văn hóa cơ bản, gắn bó trực tiếp với sinh hoạt

thƣờng ngày của cộng đồng. Những thành tố văn hóa này là biểu hiện trực tiếp cho cách thức ứng xử của cộng đồng với môi trƣờng sống; mang tính đặc thù theo địa vực, kinh tế, xã hội; không tạo ra rào cản cũng nhƣ thƣờng xuyên có sự tƣơng tác giữa cộng đồng với xã hội bên ngoài. Các đặc trƣng về văn hóa ăn, mặc, ở, đi lại của các cộng đồng tộc ngƣời vừa là sự khác biệt, vừa tạo ra sự hấp dẫn đối với những thành viên không thuộc về cộng đồng tộc ngƣời đó. Đây là một nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng, là sản phẩm ý nghĩa nhằm thu hút khách du lịch; [ảnh: 37,38,39,40,41,42].

Nghề thủ công truyền thống: Mỗi cộng đồng ngƣời đều có những nghề thủ

công đặc trƣng về loại hình hoặc kỹ thuật trong quá trình tạo ra sản phẩm cũng nhƣ sản phẩm của nghề. Nghề thủ công là một hoạt động kinh tế quan trọng cho sự phát triển của cộng, vừa tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân bản địa, vừa là hàng hóa, sản phẩm giao lƣu kinh tế, văn hóa với xã hội bên ngoài. Các công đoạn trong việc làm ra các sản phẩm thủ công truyền thống cũng nhƣ sản phẩm đó là một sự hấp dẫn đặc biệt với du khách thập phƣơng, làm tăng sự trải nghiệm của du khách cũng nhƣ thỏa mãn trí tò mò khi khám phá vùng đất mới; [ảnh: 43;45].

Âm nhạc, nghệ thuật truyền thống: Những thành tố văn hóa vừa mang tính

thể hiện trí tuệ, nhận thức, vừa là kênh giải trí, sự thể hiện phong phú về đời sống tinh thần của ngƣời dân bản địa. Đặc trƣng của các hình thái văn hóa này có tính quảng giao rộng, thể hiện trong các dịp sinh hoạt chung của cộng đồng, gia đình hoặc giao duyên (trai - gái)... Âm nhạc, nghệ thuật thƣờng không tạo ra khoảng cách giữa ngƣời dân địa phƣơng với ngƣời không thuộc về cộng đồng. Đây là một sản phẩm du lịch cộng đồng ý nghĩa, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng và hấp dẫn du khách; [ảnh: 24,25,35].

Lễ hội: Là hoạt động phổ biến, đa dạng trong các cộng đồng tộc ngƣời. Hoạt

động này đƣợc cả cộng đồng cùng thực hiện với những niềm tin đặc thù, bao gồm phần lễ và phần hội. Nhƣ tính chất của thành tố tôn giáo, tín ngƣỡng, phần lễ trong hoạt động lễ hội mang nặng yếu tố tâm linh và gần nhƣ là thế giới riêng của cộng đồng bản địa. Ngƣợc lại, phần hội lại đƣợc tổ chức mang tính quảng giao, với sự tham gia của nhiều bộ phận ngƣời dân khác nhau (bên trong và bên ngoài cộng đồng). Hoạt động lễ hội có thể trở thành một sản phẩm du lịch theo định kỳ thời gian, tuy nhiên, du khách chỉ có thể tham gia, trải nghiệm ở những hoạt động vui chơi (phần hội) trong lễ hội; [ảnh: 34,36].

2.3.2 Du lịch sinh thái tác động tới cộng đồng tộc người

Hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tộc ngƣời, các quốc gia, các địa phƣơng đang hƣớng đến việc lựa chọn du lịch sinh thái nhƣ một mô hình, một phƣơng pháp tiếp cận hữu hiệu. Trong hoạt động du lịch sinh thái, những nét đặc trƣng của văn hóa tộc ngƣời là một nguồn tài nguyên quan trọng, tạo ra môi trƣờng hấp dẫn đối với du khách cũng nhƣ tổ chức các hoạt động, tăng tính trải nghiệm với ngƣời tham gia. Về phần mình, du lịch sinh thái cũng tạo ra những tác động tích cực đối với văn hóa tộc ngƣời nhằm tôn vinh, phát huy hơn nữa những giá trị văn hóa tộc ngƣời, thông qua các hoạt động quảng bá văn hóa tộc ngƣời với các đoàn du khách cũng nhƣ toàn xã hội. Mặt khác, thông qua du lịch sinh thái, ý thức về việc bảo vệ giá trị văn hóa tộc ngƣời sẽ đƣợc nâng cao hơn trong nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh những giá trị văn hóa truyền thống đang mất dần nhƣ hiện nay . Ngƣời dân sẽ trực tiếp tham gia vào việc tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng, những sản phẩm văn hóa của họ (món ăn truyền thống, đồ thủ công, vật dụng trong gia đình…) đƣợc trân trọng hơn, có giá trị hơn thông qua cảm nhận của du khách. Yếu tố kinh tế sẽ là một tác động tích cực khác từ du lịch đến sinh thái. Từ việc tổ chức hoạt động du lịch, ngƣời dân sẽ có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện chất lƣợng cuộc sống bằng các hình thức dịch vụ cho du khách: bán những đồ thủ công, nấu/bán các món ăn

truyền thống, tổ chức các hoạt động văn hóa trong ngôi nhà truyền thống… Ngoài ra, các kỹ năng, nhƣ: ứng xử, giao tiếp, tổ chức hoạt động… của cộng đồng sẽ đƣợc cải thiện hơn. Đó là những tác động tích cực từ du lịch cộng đồng với văn hóa tộc ngƣời. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng cũng có thể gây ra những hệ quả dẫn tới sự biến đổi văn hóa truyền thống cũng nhƣ cấu trúc xã hội tộc ngƣời. Điều này đặt ra các vấn đề đối với các nhà quản lý, nhà chuyên môn, và các bên tham gia trong việc lựa chọn các yếu tố văn hóa tộc ngƣời phục vụ trong hoạt động du lịch cũng nhƣ việc tổ chức hoạt động, giữa các bên tham gia, nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn, phát huy hơn nữa giá trị di sản văn hóa tộc ngƣời. Nhằm khai thác những giá trị văn hóa tộc ngƣời, du lịch sinh thái cần thực hiện các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc công bằng, dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong phát triển

du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Theo nguyên tắc này, cộng đồng địa phƣơng phải đƣợc tham gia thảo luận về kế hoạch, quy hoạch, thực hiện, quản lý và đầu tƣ để phát triển du lịch tại địa phƣơng. Ở một số trƣờng hợp có thể trao quyền cho cộng đồng địa phƣơng làm chủ.

Phù hợp với khả năng của người dân: Khả năng bao gồm các điều kiện, khả

năng tài chính và nhân lực của cộng đồng để đáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch. Bên cạnh đó, còn là khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức đƣợc tiềm năng to lớn của du lịch đối với sự phát triển của cộng đồng cũng nhƣ biết đƣợc các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối với tài nguyên, cộng đồng.

Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho người dân: Theo nguyên tắc này cộng đồng

phải cùng đƣợc hƣởng lợi nhƣ các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch, nguồn thu từ hoạt động du lịch đƣợc phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng đƣợc trích để phát triển lợi ích chung cho xã hội nhƣ: tái đầu tƣ cho cộng đồng xây dựng đƣờng xá, cầu cống, điện, sức khỏe, giáo dục,...

Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững: Nguyên tắc này cho thấy du

lịch sinh thái là một phƣơng thức, là một quá trình tƣơng tác giữa chủ (ngƣời tạo ra sản phẩm du lịch) và khách (ngƣời sử dụng sản phẩm du lịch) vì sự phát triển du lịch bền vững, dài hạn. Mối quan hệ này mang hàm ý khuyến khích sự tham gia của cả hai bên và tạo ra đƣợc các lợi ích kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên cũng nhƣ môi trƣờng địa phƣơng.

Nguyên tắc về cách tiếp cận bền vững đối với tài nguyên về nhân văn, tài nguyên thiên nhiên: cân bằng với các tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trƣờng. Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cần đƣợc khai thác hợp lý. Du lịch sinh thái là cách tốt nhất vừa làm du lịch vừa giữ gìn bản sắc văn hóa: sử dụng dịch vụ tại chỗ, trân trọng và phát triển văn hóa truyền thống các địa phƣơng, trong đó có việc làm sống lại các làng nghề truyền thống khuyến khích sự tham gia của cả hai bên và tạo ra đƣợc các lợi ích kinh tế, đồng thời bảo tồn tài nguyên cũng nhƣ môi trƣờng địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người Tày và du lịch sinh thái ở bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)