Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn - Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình ppt (Trang 31 - 33)

D ịch vụ mua ngoà

6. Hạch toán thiệt hại trong sản xuất

6.1. Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng.

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về mầu sắc, kích cỡ…Sản phẩm hỏng chia làm hai loại:

- Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Đó là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.

- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có lợi về mặt kinh tế.

Khi có thiệt hại về sản phẩm hỏng thì phải xác định được thiệt hại ban đầu và giá trị các khoản phải thu về sản phẩm hỏng.

Đối với sản phẩm hỏng sửa chữa được thì thiệt hại ban đầu là tổng chi phí chi ra để sửa chữa sản phẩm hỏng. Còn đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được, thiệt hại ban đầu là giá thành sản phẩm hỏng.

Các khoản phải thu hồi từ sản phẩm hỏng bao gồm: giá trị phế liệu thu hồi và tiền bồi thường của người làm hỏng.

Thiệt hại thực tế về sản phẩm hỏng = thiệt hại ban đầu - Các khoản thu hồi

*Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được:

Thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được sẽ được tính thêm vào giá thành của sản phẩm cùng loại sản xuất ra trong kỳ. Chính vì vậy, chi phí chi ra để sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên nợ TK 621. Tiền thu hồi từ sản phẩm hỏng được tập hợp vào bên có TK 154 hoặc TK721. Trình tự hạch toán

theo sơ đồ sau:

TK154(hoặc

TK721)

TK152,334… TK621 TK111,112

TK152

TK138 Chi phí sửa chữa Chi phí sửa chữa

sản phẩm hỏng CuTK 154 ối kỳ kết chuyển về

Tiền thu từ sản

phẩm hỏng

Phế liệu thu hồi

Phải thu từ người

*Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được:

Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa được như sau:

6.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất

Ngừng sản xuất là hiện tượng do các nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan(thiên tai, thiếu nguyên vật liệu...) làm quá trình sản xuất bị gián đoạn. Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra các chi phí: tiền công của người lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… Những chi phí này gọi là thiệt hại về ngừng sản xuất.

*Đối với ngừng sản xuất có kế hoạch:

Khi kế hoạch về ngừng sản xuất đã được phê duyệt thì doanh nghiệp phải lập dự toán chi phí ngừng sản xuất và tiến hành trích trước vào những kỳ có tiến hành sản xuất kinh doanh. Sơ đồ hạch toán như sau:

TK154 TK821

Giá trị sản phẩm hỏng không

sửa chữa được

TK111,152, 138,415… 138,415… TK721

TK3331

Thu nhập bất thường

VAT của tiền

bán phế liệu

Trích trước chi phí

sản xuất theo dự toán

TK335 TK622,627

Chi phí về ngừng sản

xuất thực tế phát sinh

*Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:

Khi có ngừng sản xuất ngoài kế hoạch, chi phí phát sinh được kế toán tập hợp vào bên nợ TK142(1421). Sau đó, đưa về TK821 hoặc TK415. Tiền thu từ việc ngừng sản xuất được tính vào thu nhập bất thường. Sơ đồ hạch toán như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn - Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình ppt (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)