Một số yếu tố ảnh hƣởng tới động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện (Trang 31)

11. Cấu trúc luận văn

1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến

ộng cơ tham gia hiến máu tình nguyện là sức mạnh tinh thần đƣợc nảy sinh từ mong muốn góp một phần máu của mình cứu giúp những ngƣời bệnh đang cần truyền máu để đƣợc cứu chữa.

ộng cơ tham gia hiến máu tình nguyện đƣợc thể hiện qua 3 khía cạnh: Nhận thức (hiểu biết về mục đích tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện); Cảm xúc của ngƣời hiến máu tình nguyện khi tham gia hiến máu; Tính tích cực hành động của ngƣời hiến máu tình nguyện.

1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện hiến máu tình nguyện

ộng cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, khái quát lại có thể thấy có hai nhóm yếu tố tác động là nhóm các yếu tố chủ quan và nhóm các yếu tố khách quan.

1.4.1. Yếu tố chủ quan

Hứng thú với các hoạt động tình nguyện là yếu tố chủ quan có tác động đến hành vi hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện. Hứng thú với hoạt động tình nguyện vừa là điều kiện vừa là hệ quả của quá trình trải nghiệm, khám phá bản thân.

Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện: Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nhằm tạo ra khoái cảm, sự thích thú. Nói đến hứng thú tức là nói đến một mục tiêu mà chủ thể phải huy động cả thể chất và tâm lý để cố gắng thực hiện. Hứng thú gây sự tập trung và nỗ lực thực hiện đƣợc mục tiêu [29].

Hứng thú với các hoạt động tình nguyện là thái độ tích cực đặc biệt của mỗi ngƣời đối với xã hội, vừa có ý nghĩa với cuộc sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho chính chủ thể trong quá trình tham gia.

Hứng thú tham gia hoạt động hiến máu tình nguyện đƣợc thể hiện qua cảm xúc, mong muốn đƣợc đóng góp một phần máu của mình giúp cho việc cứu chữa ngƣời bệnh. Nhờ có hứng thú, mỗi ngƣời có thể vƣợt qua đƣợc những cản trở nhƣ sợ đau, sợ kết quả xét nghiệm không tốt, sợ không đƣợc bí mật thông tin cá nhân, … để có thể hiến máu đƣợc và duy trì hành động hiến máu trong thời gian tiếp theo.

Vì những lý do trên, hứng thú với các hoạt động tình nguyện, trong đó có hoạt động hiến máu có liên quan chặt chẽ tới động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện. Nó vừa là điều kiện, vừa là chất xúc tác, vừa là hệ quả của sự quan sát, trải nghiệm, khám phá bản thân trong lĩnh vực hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.

1.4.1.2. Định hướng giá trị

ịnh hƣớng giá trị là những giá trị đƣợc chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hƣớng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của

chủ thể nhằm vƣơn tới những giá trị đó. Với những ý nghĩa nhƣ vậy, định hƣớng giá trị có liên quan chặt chẽ tới việc hình thành nội dung cơ bản của xu hƣớng và động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện.

ịnh hƣớng giá trị có liên quan chặt chẽ tới việc hình thành hệ thống động cơ hoạt động của cá nhân. Bên cạnh việc thể hiện giá trị truyền thống “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân” của dân tộc Việt Nam, nó còn thể hiện ý thức trách nhiệm với cộng đồng của mỗi cá nhân về những giá trị đạo đức, lẽ sống là những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện.

1.4.1.3. Lòng tự trọng

Từ năm 1985, Baumeister và cộng sự cũng đã có nghiên cứu về ảnh hƣởng của lòng tự trọng và động cơ bên trong của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, các tác giả xem xét mối quan hệ này trong bối cảnh thất bại hay thành công của các cá nhân. Kết quả cho thấy những ngƣời có lòng tự trọng cao sẽ có động cơ bên trong cao sau khi thành công, trong khi đó những ngƣời có lòng tự trọng thấp thì có động lực bên trong đạt mức cao nhất sau khi thất bại. Do đó, động lực bên trong của các khách thể để theo đuổi một nhiệm vụ phụ thuộc vào lòng tự trọng của họ và thành công hay thất bại ban đầu họ nhận đƣợc [36].

Mayer và cộng sự (2007) đã tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lòng tự trọng dựa trên nền tảng tổ chức (phản ánh nhận thức cá nhân cho bản thân họ là quan trọng, có ý nghĩa, năng suất và giá trị trong tổ chức của họ) và động cơ tình nguyện của những ngƣời tham gia tình nguyện tại một sự kiện tình nguyện có tên là “Relay for Live” dành cho bệnh nhân ung thƣ. Nghiên cứu khảo sát trên 93 thủ lĩnh tình nguyện của các nhóm tại Texas, Mỹ. Về mặt động cơ gồm 5 khía cạnh: động cơ thăng tiến, động cơ giá trị,

động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội và động cơ hiểu biết. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 4 trong 5 khía cạnh (ngoại trừ động cơ nghề nghiệp) của động cơ có mối quan hệ với lòng tự trọng dựa trên tổ chức. Ngoài ra, những cá nhân có lòng tự trọng dựa trên tổ chức cao tham gia tình nguyện nhiều ngày hơn mỗi năm và tham gia trong thời gian dài hơn so với những ngƣời có lòng tự trọng thấp [37].

Ngoài ra, với khả năng đánh giá ngƣời khác và tự đánh giá, qua đó mỗi ngƣời cũng muốn tự khẳng định mình. Một trong những hình thức tốt nhất để khẳng định mình là thông qua các hoạt động xã hội, trong đó tham gia hiến máu là một trong những hành vi thiết thực nhất.

1.4.2. Yếu tố khách quan

ó nhiều yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới động cơ tham gia hiến máu tình nguyện nhƣ: môi trƣờng giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về hiến máu tình nguyện, cơ sở vật chất, trang thiết bị, ... đó là các yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn tới động cơ tham gia hiến máu của mỗi ngƣời.

1.4.2.1. Môi trường giáo dục

Môi trƣờng học tập có tác động rất lớn đến động cơ học tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu. Môi trƣờng học tập bao gồm các thành phần nhƣ gia đình, bạn bè xung quanh, lớp học, môi trƣờng xã hội vĩ mô…

Trong đó, gia đình tác động đến động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu đó là thông qua sự định hƣớng hành vi, thái độ, tình cảm của mỗi ngƣời trong gia đình với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của mỗi cá nhân, ảnh hƣởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Trong gia đình, cha mẹ luôn giáo dục con cái phải biết nhƣờng

nhịn nhau, anh chị em phải biết yêu thƣơng nhau, biết đau cùng nỗi đau của ngƣời thân, biết vui cùng niềm vui của ngƣời thân. Những bài học đạo đức mà trẻ học đƣợc chính trong gia đình của mình sẽ ngấm dần góp phát triển tình cảm đạo đức của trẻ. Sự giáo dục tình cảm đạo đức, đặc biệt là tình cảm “thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, hành vi “sẵn sàng cứu giúp ngƣời khó khăn, hoạn nạn” từ gia đình đến nhà trƣờng cứ phát triển liên tục sẽ tạo nên tình cảm đạo đức sâu sắc ở trẻ. Nếu gia đình không có biện pháp giáo dục phù hợp thì trẻ dễ thành ngƣời ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.

Giáo dục của nhà trƣờng có tác động rất lớn đến việc hình thành tình cảm và hành vi đạo đức của mỗi học sinh. Nếu trong nhà trƣờng chỉ quan tâm đến phát triển kiến thức, kỹ năng và quên mất phát triển tình cảm đạo đức thì có thể học sinh sau này sẽ trở thành ngƣời vô cảm. Ngay từ khi vào lớp 1 trẻ đã đƣợc học môn đạo đức, lên cấp 2, cấp 3 là môn giáo dục công dân. ác bài học đó chứa đựng nội dung giáo dục tình cảm và hành vi đạo đức cho trẻ. Không những thế, nhà trƣờng các cấp còn tích cực trong việc tổ chức các hoạt động nhân đạo để giáo dục và khơi dậy tình cảm đạo đức của trẻ nhƣ: thăm và tặng quà cho bệnh nhân, phát cơm hoặc cháo từ thiện, … àng lên các cấp học cao hơn thì quy mô và hình thức làm tình nguyện càng lớn hơn, càng đa dạng hơn. ác hoạt động đó là những bài học đạo đức sinh động, thúc đẩy sự phát triển nhân cách đạo đức ở mỗi học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, bạn bè và những ngƣời xung quanh cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu. Thực tế cho thấy không ít ngƣời tham gia hiến máu theo tâm lý số đông. Tức là thấy nhiều ngƣời tham gia hiến máu thì mình cũng đi hiến máu, mặc dù chƣa biết hiến máu là gì, hiến máu có hại hay có lợi cho sức khỏe. Hoặc hiến máu để chứng tỏ mình khỏe mạnh, có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, … với những ngƣời khác.

1.4.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp nhận máu

iều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp nhận máu có ảnh hƣởng rất nhiều tới hành vi tham gia hiến máu của những ngƣời hiến máu. Vì hiến máu có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mỗi ngƣời, bên cạnh đó nó còn có nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh qua việc hiến máu. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo an toàn, không lây nhiễm, tiện nghi, ngƣời hiến máu sẽ yên tâm tham gia hiến máu hơn. Ngƣợc lại, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, không đảm bảo an toàn sẽ là yếu tố cản trở hành vi tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu.

Bên cạnh yếu tố đảm bảo an toàn, không lây nhiễm thì với những điểm hiến máu có điều kiện thuận lợi về không gian, thời gian, đƣợc trang trí đẹp và thu hút sẽ củng cố thêm hành vi tham gia hiến máu của mỗi ngƣời. Khi đến điểm hiến máu mỗi ngƣời lại đƣợc các tình nguyện viên đón tiếp nồng hậu, hƣớng dẫn chi tiết từ đăng ký hiến máu đến lúc dời khỏi điểm, càng giúp ngƣời hiến máu có động lực hiến máu hơn.

1.4.2.3. Công tác tuyên truyền vận động

ể nhiều ngƣời biết đến hoạt động hiến máu và sẵn sàng tham gia hiến máu thì cần truyền thông rộng rãi để mọi ngƣời có hiểu biết về hiến máu, hiến máu có lợi cho sức khỏe. ó nhiều kênh truyền thông để tuyên truyền nhƣ: tờ rơi, báo in, báo hình, phát thanh, tình nguyện viên tuyên truyền trực tiếp, …

Khi mỗi ngƣời đƣợc tiếp cận hệ thống tài liệu, tờ rơi với nội dung thông tin về hiến máu tình nguyện đầy đủ, dễ hiểu họ sẽ có cái nhìn đúng đắn về hoạt động hiến máu. Từ cơ sở khoa học đến dẫn chứng thực tế cho việc hiến máu không có hại đến sức khỏe mà mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng động và bản thân ngƣời hiến máu, nó sẽ là động cơ thúc đẩy họ tham gia hiến máu tình nguyện.

Tuy nhiên trong luận văn này tác giả chỉ tập trung phân tích 4 yếu tố ảnh hƣởng bởi khách quan và chủ quan: Truyền thông; Tinh thần trách nhiệm của bản thân; Ảnh hƣởng từ những ngƣời xung quanh; Lòng tự trọng.

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu về động cơ hoạt động là một đề tài đƣợc nhiều tác giả quan tâm, ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên, nghiên cứu về động cơ tham gia hiến máu tình nguyện thì vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ chƣa đƣợc nghiên cứu sâu, vậy nên với đề tài “Động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện” đóng góp một cơ sở lý thuyết và thực tiễn mới giúp hình thành động cơ tham gia hiến máu mang ý nghĩa nhân văn và có giá trị thiết thực, từ đó cũng góp phần giúp các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động hiến máu có cách nhìn khách quan hơn để phát triển hoạt động hiến máu đúng hƣớng, đúng ý nghĩa của nó.

Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu của các nhà tâm lý học trƣớc đó, chúng tôi đƣa ra những lý thuyết cơ bản sau phục vụ cho đề tài của mình:

Động cơ tham gia hiến máu tình nguyện là sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ mong muốn góp một phần máu của mình cứu giúp những người bệnh đang cần truyền máu để được cứu chữa. húng tôi cũng khái quát hệ thống động cơ hoạt động tình nguyện thành khía cạnh nhóm là mục đích tham gia, cảm xúc và tính tích cực hành động. Ngoài ra chúng tôi cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng đến động cơ tham gia hiến máu của ngƣời hiến máu tình nguyện.

hƣơng 2

TỔ CHỨ V P ƢƠN P ÁP N ÊN ỨU 2.1. ặc điểm mẫu và quy trình nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

ịa bàn nghiên cứu của đề tài tập trung tại các điểm hiến máu do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng tổ chức nhƣ ại học Bách khoa, ại học Xây dựng, xe buýt hiến máu chuyên dụng gần cầu vƣợt ại học Kinh tế quốc dân, xe buýt hiến máu chuyên dụng trƣớc cổng ại học Thƣơng mại, phƣờng Hoàng Liệt – quận Hoàng Mai.

Ngƣời hiến máu là những ngƣời tình nguyện tham gia hiến máu, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tƣ 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y tế hƣớng dẫn hoạt động truyền máu [6]. Cụ thể:

– Không có hành vi nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV, viêm gan B, viêm gan C, Giang mai.

– Tuổi từ 18 đến 60 đối với cả Nam và Nữ.

– ân nặng: từ 42kg đối với Nữ; từ 45 kg đối với Nam – Khoảng cách giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 12 tuần. – ó đầy đủ giấy tờ tùy thân.

Mẫu nghiên cứu gồm 317 ngƣời hiến máu tình nguyện. Trong đó 118 giới tính nam; 199 giới tính nữ; 76 ngƣời lần đầu tiên hiến máu; 241 ngƣời hiến máu từ lần thứ 2 trở lên.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với 05 Lãnh đạo cộng đồng của một số đơn vị trực tiếp tổ chức hoạt động hiến máu; 05 cán bộ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng trực tiếp tham gia

tiếp nhận và tổ chức điểm hiến máu; 05 tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động và tổ chức điểm hiến máu. ặc điểm chi tiết của mẫu nghiên cứu đƣợc mô tả theo bảng sau:

Bảng 2.1.Đặc điểm khách thể nghiên cứu

ặc điểm Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) iới tính Nam 118 37,2 Nữ 199 62,8 ộ tuổi 18 - 35 265 83,6 36 - 45 44 13,9 Trên 45 8 2,5 Trình độ học vấn Phổ thông trung học 14 4,4 ao đẳng/ Trung cấp 28 8,8 ại học 261 82,3 Sau ại học 12 3,8 Nghề nghiệp

Học sinh/ sinh viên 194 61,2

án bộ viên chức 94 29,7

ông nhân 12 3,8

Nông dân, làm việc tự do 12 3,8

Lực lƣợng vũ trang 5 1,6

Số lần hiến máu Lần đầu tiên hiến máu 76 24,0

Lần thứ 2 trở lên 241 76,0

2.1.2. Quy trình nghiên cứu

Sơ đồ 2.1:Quy trình nghiên cứu

Hệ thống hóa các nghiên cứu về động cơ hiến máu tình nguyện

Hệ thống khái niệm, xây dựng khái niệm công cụ của đề tài

Thiết kế, xây dựng và thử nghiệm bộ công cụ thang đo

Thu thập thông tin, tổng hợp và xây dựng bộ công cụ thang đo chính thức

Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Sử dụng kiểm định ronbach’ lpha)

Tiến hành khảo sát đại trà

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu: - Thống kê mô tả

- Kiểm định T-test, Anova

- Phân tích kết quả phỏng vấn sâu

- Xác định mối tƣơng quan, hồi quy tuyến tính

Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động cơ tham gia hiến máu của người hiến máu tình nguyện (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)