Vai trò của hoạt động biên tập tại tòa soạn báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạng động biên tập tòa soạn báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Cơng tác biên tập đóng vai trị rất quan trọng trong hoạt động báo chí. Có thể nói, biên tập là người gác cổng thơng tin, họ góp mặt trong mọi cơng đoạn để giúp hồn thiện tác phẩm, giúp thông tin hay hơn, rõ ràng dễ hiểu, chính xác hơn, khách quan hơn, bảo đảm tính định hướng và chính trị. Vì vậy hoạt động biên tập có vai trị rất quan trọng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động biên tập giúp hồn thiện tác phẩm. Biên tập viên

có mặt hầu như ở các khâu quan trọng trong quá trình sản xuất của một tờ báo với nhiều chức danh khác nhau, từ biên tập nội dung đến biên tập kỹ thuật, từ biên tập tít tựa các bài viết đến hình ảnh và cả biên tập trình bày trang báo…

Trong cuốn “Khám phá nghề biên tập” của mình, nhà báo Ngọc Trân đã khẳng định: Từ trước đến giờ các cây bút chuyên nghiệp và được giải thưởng báo chí vẫn thường thừa nhận và ca ngợi công lao của người biên tập, một trong số đó là nhà báo Mỹ Colin Nickerson. Ông bắt đầu sự nghiệp với chân phóng viên trong một tuần báo nhỏ. Bốn năm sau, ông được tờ The Boston Globe thu nhận và nhanh chóng được cử ra nước ngoài để đưa tin cho

tờ báo nổi tiếng này. Nickerson cho biết: “Tôi đã học được rằng việc viết lách khó khăn hơn tơi từng nghĩ rất nhiều. Cần phải động não và nỗ lực rất nhiều. Sự khác nhau giữa bài báo hay với bài báo dở chẳng liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… Điều tạo ra sự khác thường do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những người biên tập của họ sẵn sàng đổ vào bài. Các tờ báo, tạp chí, đài truyền thanh, đài truyền hình, báo mạng uy tín ln có một điểm chung đó là: Tất cả đều sử dụng những biên tập viên giỏi. Tay nghề cao của tập thể biên tập viên sẽ củng cố và tăng sức mạnh cho cơ quan báo chí truyền thơng. [26, tr.17]

Ở lời giới thiệu cuốn sách “Con mắt biên tập” nhà báo Trần Trọng Đức dẫn lại lời của L.R Blanchard thuộc hệ thống báo chí Gannet nổi tiếng trên thế giới cho rằng: Một ban biên tập thật giỏi với những biên tập viên trình độ trung bình cũng chỉ cho ra một tờ báo xoàng xĩnh, một ban biên tập tầm thường với những biên tập viên tài năng thì có thể đưa ra cơng chúng một tờ báo hạng khá. Một ban biên tập bản lĩnh được hậu thuẫn bởi những người biên tập viên giỏi thì bảo đảm xã hội có được một tờ báo thật hay. “Dù người viết nổi tiếng đến thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu được người khác đọc và biên tập”.

Vai trò của người biên tập ngày càng quan trọng cùng với q trình phát triển truyền thơng nói chung và báo chí nói riêng. Đã từ lâu, nhiệm vụ biên tập viên chủ yếu là sửa sai, gạn lọc và chau chuốt câu cú làm cho bài viết giản dị, dễ hiểu. Để làm công việc giúp tác phẩm báo chí trở nên hồn mỹ, người biên tập cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài viết sau khi được sửa sẽ trở nên trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ, người biên tập còn phải sống trong dòng thời sự chủ lưu, có trí phán đốn, sự un bác trong nhiều lĩnh vực, óc biện luận và phản biện, trí tưởng tượng, đức tính thận trọng và kiêm tốn, đồng thời cũng phải biết hoài nghi. Với ban biên tập, họ là một bộ phận tham mưu đắc lực về nội

dung tờ báo, với phóng viên họ là người bạn đồng hành, cùng làm việc có khi tham gia từ bước đầu tư duy đề tài, trao đổi thông tin hướng dẫn. [8]

Thứ hai, hoạt động biên tập giúp thông tin hay hơn, rõ ràng và dễ hiểu

hơn. Trong cuốn Biên tập báo chí, TS Nguyễn Quang Hòa đã chỉ ra: Biên tập viên là người giúp cho phóng viên cải thiện việc viết lách, để cho bài vở trở nên rõ ràng và được trình bày một cách tốt nhất có thể. Cũng nói về vai trị biên tập, nhà báo Nguyễn Thanh Sơn cho rằng: Trong cơ quan báo chí, biên tập viên là người giúp cho các tác phẩm báo chí đúng hơn, hay hơn, đến với công chúng rõ ràng hơn. Biên tập viện không chỉ là người sửa sai, gạn lọc và trau truốt câu cú làm cho bài viết trở nên mạch lạch, giản dị, dễ hiểu mà còn phải là người ln sống trong dịng thời sự chủ lưu, có óc phán đốn, hiểu biết nhiều lĩnh vực, am tường trong lĩnh vực phụ trách, có óc biện luận và phản biện, có tính thận trọng, biết hồi nghi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và khiêm tốn.

Nhưng khơng chỉ có thế, với ban biên tập, biên tập viên còn là cánh tay nối dài, là bộ phận tham mưu đắc lực về nội dung và hình thức tờ báo. Với phóng viên, biên tập viên nhiều khi là người bạn đồng hành cùng làm việc, cùng tham gia bước đầu tư duy về đề tài, trao đổi thơng tin, thậm chí giúp phóng viên phát hiện, mở rộng đề tài theo hướng chuyên sâu, tổng hợp. [10,tr.10-11]

Thứ ba, hoạt động biên tập giúp thơng tin chính xác hơn. Theo ông

Janet, Harrigan và Karen Brown, biên tập viên bản thảo cuối không chỉ đọc bản thảo 3 lần là xong, mặc dù điều đó là trọng yếu. Bạn có thể hình dung cơng việc của biên tập viên bản thảo cuối bằng cách điểm qua danh mục cơng việc của họ đó là: Sửa lỗi chính tả, văn phạm và chấm câu; Duy trì phong cách của tờ báo: Phong cách tờ báo là một hệ thống quy ước mà một tờ báo ấn định ra, buộc phải thực thi nhất quán và soạn thảo thành một cẩm nang phong cách (Stylebook). Các độ cao được viết bằng chữ hay bằng số? Người phụ nữ này được viết bằng chữ hay chỉ là chủ tịch? Tên nước ngoài được viết theo

nguyên nghĩa hay phiên ra; Kiểm tra sai sót thực tế: Số liệu phần trăm trong bài viết thống kê này có nội dung cộng lại đủ 100%? Tên của con đường ở ngoại thành gọi là “Hương lộ” hay “Tỉnh lộ”?; Bảo đảm tính nhất qn: Nhất qn khơng chỉ rong bản thân một bài viết mà còn trong loạt bài nhiều kỳ: các tên riêng, cách xưng hô, tội trạng…; Kiểm tra xem nội dung có đủ trọng lượng so với câu dẫn nhập khơng? Một số phóng viên thường nghĩ ra những câu dẫn nhập “trêu ngươi”, hứa hẹn nhiều hơn, những gì nội dung chuyển tải, một số câu dẫn nhập lại vơ tình gây lầm lạc. Câu dẫn nhập có thể hứa hẹn một bài chỉ cách làm giàu nhưng nội dung thực tế lại nói về chuyện tránh thua lỗ trên thị trường. Biên tập viên phải bảo đảm trọng tâm của tin bài, không được lạc đề hay tin tức bị nhấn mạnh, giảm nhẹ quá đáng. Phải đảm bảo cho các câu văn liền lạc với nhau có logic; Canh chừng yếu tố phỉ báng cá nhân: Biên tập viên phải đảm bảo là trong nội dung hay trong cách thể hiện khơng có gì gây ra các vấn đề khía cạnh pháp lý hay đạo đức. [5, tr.42-43]

Thứ tư, hoạt động biên tập giúp thông tin đảm bảo tính khoa học – khách quan. Theo TS. Nguyễn Quang Hịa để bảo đảm câu chuyện chính xác và cơng bằng là một việc không dễ. Lý do đó là: Có thể do phóng viên non kém về nghiệp vụ, do lười biếng, hoặc viết khi bị tác động bởi các mối quan hệ. Một bài báo viết về một câu chuyện có thật, những tư liệu có thật, nhưng lại có thể khơng cơng bằng. Các sự kiện riêng lẻ có thể đúng như vậy nhưng đã bị phóng viên sắp xếp theo chủ ý thiên vị để rồi đưa ra hình ảnh, câu chuyện khơng khách quan. Đôi khi các chi tiết cơ bản bị bỏ quên.

Ví dụ: Một vụ tai nạn giao thơng xảy ra giữa một bên là công an và một bên là người dân, nếu phóng viên chỉ đưa ý kiến của cơ quan công an lỗi do người dân đi sai phần đường và đi quá tốc độ quy định là không công bằng, cần phải đưa ý kiến của người dân nữa. Trước một phiên tịa, rất có thể bài viết của phóng viên gửi về tịa soạn nhờ đăng ngay trước ngày xử án làm thiên lệch, bênh một bên nhằm gây sức ép dư luận tới kết quả của phiên tòa.

Cái khó của biên tập viên là ngồi nhà nhưng lại phải xem xét, phỏng đoán câu chuyện thật đã xảy ra như thế nào, chứ không phải bài viết trước

mặt họ. Bù lại, nhờ kinh nghiệm nhiều năm làm phóng viên, tinh thần trách nhiệm, sự vô tư và tỉnh táo, họ có thể biết bài viết đã cơng bằng và hay chưa, lời lẽ có phỉ báng q mức ai khơng và yêu cầu phóng viên viết bổ sung hoặc gác lại bài. [10, tr.109]

Thứ năm, hoạt động biên tập giúp thơng tin đảm bảo tính định hướng –

chính trị. Những nguyên tắc trên có tính kỹ thuật khi biên tập, nó làm cho các thơng tin trong bài báo có độ tin cậy cao, dễ đọc, dễ tiếp thu. Cịn bảo đảm tính chính trị, tính chiến đấu là nguyên tắc của Đảng mà bất kỳ phóng viên nào cũng phải chú ý thực hiện. Chính vì vậy, trong việc biên tập của mình, các biên tập sẽ có trách nhiệm giám sát xem bài viết của phóng viên có đảm bảo tính định hướng chính trị, tính chân thật, tính chiến đấu trong bài viết khơng. Đây cũng là yêu cầu lớn cần quán triệt trong cơng tác biên tập báo chí và cũng chính là vai trị của những người làm cơng tác biên tập đối với hoạt động báo chí.

Những yêu cầu lớn để thể hiện đối với tính định hướng chính trị trong công tác biên tập, tập trung vào những vấn đề sau đây: Quán triệt chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn cách mạng và vào cụ thể các khâu trong biên tập, từ lập kế hoạch tuyên truyền, tới việc biên tập, đặt tít, tổ chức các chuyên mục, trang báo, số báo... Công tác biên tập phải bám sát thực tế sinh động của cuộc sống, am hiểu nguyện vọng của quần chúng nhân dân, coi đây là cơ sở để phát hiện vấn đề, nắm bắt để phản ánh và bình luận, định hướng dư luận, thúc đẩy phong trào cách mạng tiến triển. Vận dụng thật tốt các phương thức tuyên truyền, các thể tài báo chí phù hợp và trình bày nổi bật chủ đề trung tâm, trọng điểm của từng trang, từng số báo (hoặc chương trình phát sóng) trong từng đợt tun truyền. [10, tr.110]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạng động biên tập tòa soạn báo điện tử việt nam hiện nay (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)