Một số vấn đề lý luận về kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 29)

1.3. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ

1.3.1. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng

1.3.1.1. Khái ni m kỹ năng

Trong đại từ điển Tiếng Việt (2001) có viết: Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.

Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa về kỹ năng nhƣ sau: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tƣơng ứng”[2].

Một số nhà tâm lý học Xô Viết đƣa ra các khái niệm về kỹ năng nhƣ sau:

Theo A.G.Covaliop: “Kỹ năng là phƣơng thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động”

A.V.Petopxki cho rằng “Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kỹ xảo đã có để lựa chọn và thực hiện những phƣơng thức hành động tƣơng ứng với mục đích đặt ra”

Theo V.V.Tsebuseva: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hoạt động nào đó dựa trên những tri thức và kỹ xảo và đƣợc hoàn thiện lên cùng với chúng”

Nhƣ vậy, dù cách phát biểu về kỹ năng khác nhau nhƣng các tác giả đều thông nhất rằng kỹ năng đƣợc thể hiện bằng kết quả công việc và phải dựa trên những tri thức, kinh nghiệm đã có. Để có đƣợc kỹ năng, trƣớc hết cá nhân phải có hiểu biết chính xác, đầy đủ về mục đích của hoạt động, nội dung của hoạt động, phƣơng thức và các điều kiện để tiến hành hoạt động hay nói cách khác chính là tri thức về hoạt động ấy.

Kế thừa quan điểm của các nhà tâm lý học, chúng tôi hiểu kỹ năng là sự thực hi n có hi u quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức về phương thức thực hi n hành động phù hợp với những điều ki n hi n có nhằm đạt được mục đích đặt ra từ trước.

1.3.1.2. Các mức độ hình thành kỹ năng

Có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ hình thành kỹ năng. Theo K.K.Platonov và G.G.Golubev, dựa vào quá trình phát triển kỹ năng đã chia ra 5 mức độ hình thành kỹ năng nhƣ sau:

- Mức độ 1: Kỹ năng còn rất sơ đẳng. Ở mức độ này, chủ thể mới chỉ ý thức đƣợc mục đích, tìm kiếm cách thức hành động dƣới dạng “thử và sai”.

- Mức độ 2: Kỹ năng đã có những chƣa đầy đủ. Ở mức độ này, con ngƣời mới chỉ biết cách làm nhƣng không đầy đủ, có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có những không phải là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.

- Mức độ 3: Kỹ năng chung chung còn mang tính riêng lẻ. Ở mức độ này, con ngƣời có hàng loạt những kỹ năng phát triển cao nhƣng còn mang tính riêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau.

- Mức độ 4: Kỹ năng ở trình độ cao. Ở mức độ này, cá nhân sử dụng thành thạo các thao tác kỹ thuật, cách thức thể hiện để đạt đƣợc mục đích.

- Mức độ 5: Kỹ năng tay nghề cao. Ở mức độ này, cá nhân vừa thành thạo vừa sáng tạo sử dụng các kỹ năng ở những điều kiện khác nhau.

Dựa trên quan điểm này, chúng tôi cho rằng đánh giá kỹ năng có thể dựa theo các tiêu chí sau:

- Tính đầy đủ: thể hiện sự có mặt đầy đủ các thành phần, các biểu hiện của kỹ năng. - Tính thành thục của kỹ năng: thể hiện sự phù hợp của kỹ năng với mục đích và điều kiện của hoạt động. Tính thành thục thể hiện sự thành thạo của từng thao tác và sự kết hợp hợp lý các thao tác về số lƣợng và trình tự.

- Tính linh hoạt: thể hiện sự ổn định, bền vững và sáng tạo của kỹ năng trong các điều kiện khác nhau của hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)