Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 33)

1.3. Lý luận về kỹ năng và kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ

1.3.2. Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên

1.3.2.1. Khái ni m kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên

Kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên là sự vận dụng có kết quả những tri thức, kinh nghiệm về phƣơng thức học tập theo nhóm nhằm đạt đƣợc mục đích chung của nhóm học tập trong đào tạo tín chỉ.

1.3.2.2. Các thành phần cơ bản của kỹ năng học tập theo nhóm

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận các vấn đề liên quan đến kỹ năng, nhóm và học tập theo nhóm, cũng nhƣ xuất phát từ mục đích và yêu cầu hoạt động học tập theo nhóm, chúng tôi cho rằng kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các kỹ năng bộ phận sau:

Biểu hiện ở việc sinh viên lắng nghe tập trung cao độ để nắm bắt đƣợc nội dung và phản ánh lại đƣợc nội dung đó với ngƣời khác. Vũ Dũng cho rằng “Lắng nghe tích cực bao gồm: tri giác ngôn ngữ nói – mức độ cảm xúc; ghi nhận các âm thanh, tín hiệu của từ - mức độ nhận biết; xác định các ý tƣởng của câu, của thong báo – mức độ nhận thức” (Vũ Dũng – từ điển Tâm lý học – NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2008).

Nhƣ vậy, biểu hiện của ngƣời có kỹ năng lắng nghe tích cực: - Biết cách tập trung chú ý, biểu lộ lắng nghe

- Biết tìm ra ý đúng trong ngôn ngữ, cử chỉ, cảm xúc của các thành viên khác. - Biết im lặng và dừng nói khi cần thiết.

- Biết chờ đợi ngƣời khác nói và biểu lộ ý cần nói - Biết đặt câu hỏi làm rõ ý khi lắng nghe.

b. Kỹ năng trình bày mạch lạc tri thức

Kỹ năng trình bày mạch lạc tri thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập theo nhóm cũng nhƣ làm việc sau này của sinh viên.

Trong quá trình làm việc nhóm, sinh viên không chỉ lắng nghe tích cực các thành viên trong nhóm trình bày để rồi kêt luận theo ý tƣởng của ngƣời khác. Hơn thế, mỗi sinh viên phải có tri thức về kỹ năng trình bày mạch lạc ý tƣởng riêng của mình khi học tập nhóm. Với sự phân công của nhóm, các thành viên sẽ chuẩn bị đề tài, chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan… để trình bày trƣớc nhóm hoặc lớp. Trình thành mạch lạc tri thức thành công là khi ngƣời nói có khả năng diễn đạt ý tƣởng của mình, biết cách trình bày ý kiến của mình về một vấn đề, phân tích vấn đề cho mọi ngƣời hiểu đúng, biết cách chứng minh và bảo vệ ý kiến của mình.

Nhƣ vậy, biểu hiện của ngƣời có kỹ năng trình bày mạch lạc tri thức:

- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh quan điểm của mình với ngƣời khác, trên cơ sở đó đƣa ra cách hiểu của mình về vấn đề đang thảo luận.

- Biết trình bày vấn đề một cách logic.

- Biết sử dụng thuật ngữ khoa học chính xác dễ hiểu, trình bày mạch lạc trƣớc nhóm.

- Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với nội dung trình bày

c. Kỹ năng điều chỉnh điều khiển hành vi và cảm xúc

Trong quá trình học tập theo nhóm, các thành viên trong nhóm có thể có những lúc trái ngƣợc nhau về quan điểm, hay khác nhau về cách thức phản ứng hành vi và cảm xúc dẫn tới xung đột, mâu thuẫn trong nhóm hoặc gây ra bầu không khí tâm lý nặng nề, chán nản khi học tập theo nhóm. Tình trạng này sẽ đƣợc hạn chế và khắc phục khi sinh viên nắm đƣợc kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc trong quá trình học tập theo nhóm đƣợc hiểu là mỗi thành viên trong nhóm biết kiềm chế cảm xúc và hành vi trong khi làm việc nhóm để tránh làm tổn thƣơng tới thành viên khác và ảnh hƣởng tới bầu không khí tâm lý nhóm. Kết quả của việc học tập theo nhóm không chỉ phụ thuộc vào vấn đề trao đổi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc giữ vai trò quan trọng.

Nhƣ vậy, biểu hiện của ngƣời có kỹ năng tự điều khiển điều chỉnh cảm xúc, hành vi khi học tập theo nhóm là:

- Biết làm chủ cảm xúc của mình khi học trong nhóm - Biết chia sẻ cảm xúc tích cực khi học tập trong nhóm

- Biết phối hợp với các thành viên thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm - Biết điều chỉnh cảm xúc cho phù hợp tình huống học tập của nhóm - Biết thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động của nhóm.

Tóm lại: Hoạt động học tập theo nhóm chỉ mang lại hiệu quả cao khi ngƣời học có đƣợc các kỹ năng cần thiết. Kỹ năng học tập theo nhóm bao gồm các kỹ năng bộ phận: kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày mạch lạc tri thức, kỹ năng tự điều khiển điều chỉnh cảm xúc hành vi. Các kỹ năng này quan hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau.

Sinh viên đƣợc xem là có kỹ năng học tập theo nhóm khi họ: - Nắm vững tri thức về các kỹ năng học tập theo nhóm.

- Vận dụng tri thức và kinh nghiệm đã có đó để hành động và hành động có kết quả một cách ổn định, thƣờng xuyên trong các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.

Do đó, để đánh giá kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên phải dựa trên mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng học tập theo nhóm, mức độ thực hiện từng kỹ năng bộ phận trong quá trình học tập theo nhóm.

1.3.2.3. Một số biểu hi n và mức độ hình thành kỹ năng học tập theo nhóm của sinh viên trong đào tạo tín chỉ

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xác định biểu hiện kỹ năng trong học tập của sinh viên theo 3 mức độ sau:

+ Mức 1 – mức thấp: hầu nhƣ không thực hiện các thao tác, hành động cần có khi học tập theo nhóm.

+ Mức độ 2 – mức trung bình: thực hiện tƣơng đối đầy đủ, chính xác và ổn định các thao tác hành động khi học tập theo nhóm.

+ Mức 3 – mức cao: thực hiện đầy đủ, chính xác, thành thạo một cách ổn định và thƣờng xuyên các thao tác hành động khi học tập theo nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng học tập theo nhóm trong đào tạo tín chỉ của sinh viên đại học quốc gia hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)