Biểu đồ so sánh việc sử dụng ngôn ngữ trên 2 báo khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 70 - 135)

(đơn vị: %)

Về thể loại: Trong 1200 bài khảo sát thì có 615 bài phản ánh (chiếm tỉ lệ 51%); 120 bài phỏng vấn (chiếm tỷ lệ 10%); 7 bài điều tra (chiếm 1%); 240 bài phóng sự (chiếm tỷ lệ 20%); 55 bài bình luận (chiếm tỷ lệ 5%); 163 bài phân tích (chiếm tỷ lệ 14%);

Hình 2.17. Tỉ lệ số lượng bài viết khảo sát trên báo Thời báo kinh tế Việt Nam từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018

Hình 2.18. Tỉ lệ số lượng bài viết khảo sát trên báo Diễn đàn doanh nhân từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy các bài viết mang thông điệp về hình ảnh doanh nhân trên 02 báo được truyền tải phần lớn qua thể loại phản ánh và phóng sự. Hai thể loại này chiếm hơn 70% bài viết. Điều này cũng dễ hiểu, bởi đây là hai thể loại cho phép khai thác thông tin được sâu, nhiều khía cạnh về doanh nhân nhất.

Với thể loại Phản ánh, dạng bài này không thể hiện rõ đặc trưng của thể loại báo chí nào. Tuy nhiên,do hình thức kết cấu và ngôn ngữ biến đổi linh hoạt, bài phản ánh có thể bám sát để phản ánh cuộc sống đa dạng, bề bộn và phức tạp đang hàng ngày hàng giờ biến đổi.

Hiện nay, trong các tác phẩm báo chí, dạng bài phản ánh được các phóng viên, BTV lựa chọn chiếm một tỷ lệ lớn. Chiếm 51% trong tổng số các tác phẩm báo chí mà người viết đã khảo sát. Chủ yếu được dùng để thông tin, phản ánh về những tình huống, về vấn đề, sự kiện, nhân vật, sự thật nóng bỏng của đời sống vừa mới, đang xảy ra. Đồng thời, bài phản ánh cũng thể hiện được rõ thái độ và lập trường của tác giả một cách rõ ràng trong bài viết. Lập trường này dựa trên cơ sở luật pháp, đạo đức, truyền thống… của cộng đồng.

So với ngôn ngữ các thể loại báo chí thường ngắn gọn, đơn giản, chính xác, thì các tác phẩm bài phản ánh có nhiều phong cách ngôn ngữ: sự chính xác; chặt chẽ; trực tiếp; cụ thể; có sự mềm mại giàu cảm xúc; gần gũi với đời sống... Có khi, trong một bài phản ánh thường có sự biến hoá linh hoạt bằng nhiều phong cách, đa dạng ngôn ngữ để thích ứng với những sự kiện, vấn đề, nhân vật, tình huống mà nó

Sự xác thực, tính thời sự của nội dung cùng với sự mềm dẻo sinh động về hình thức của thể loại này mà bài phản ánh được các trang báo sử dụng nhiều để chuyển tải về những đóng góp, ý kiến, bình luận, phản ánh của doanh nhân và thông tin kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc hình ảnh doanh nhân được truyền thông rõ nét, nổi bật hơn qua những vai trò đã đóng góp với xã hội.

Trong các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật, Phóng sự là thể loại có khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Đặc biệt, cái tôi trần thuật trở thành nhân chứng khách quan có vai trò rất quan trọng trong tác phẩm phóng sự.

Ngôn ngữ thể hiện trong các tác phẩm Phóng sự vừa mang tính thông tin sự kiện lại còn có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thẩm mỹ. Vì thế những tác phẩm phóng sự đã tạo ra giọng điệu đa thanh, thu hút và đem đến cho công chúng cảm giác như đọc một tác phẩm văn học hơn một tác phẩm báo chí.

Trong các tác phẩm phóng sự, cấu trúc ngôn ngữ có sự khác biệt với các thể loại khác, đó là sự đối thoại liên tiếp giữa tác giả - người đọc và giữa tác giả - nhân vật. Sự kết hợp những yếu tố này đã tạo khả năng riêng trong việc phản ánh hiện thực của thể loại phóng sự. Cũng như thoả mãn nhu cầu khám phá và hiểu biết hiện thực của công chúng.

Điều này đồng nghĩa với việc hình ảnh doanh nhân Việt Nam đã được truyền thông rõ nét và hiệu quả hơn khi đến với công chúng.

Cùng quan điểm này, khi trao đổi về vấn đề: Loại hình nào thường được báo sử dụng để truyền tải về hình ảnh doanh nhân. Tại sao lại dùng loại hình này? - Tổng biên tập Thời báo Doanh nhân cho biết:

“Ba thể loại báo thường dùng để viết là Phỏng vấn nhân vật- cách tiếp cận phản ánh gần gũi nhất, nhiều thông tin nhất; dễ truyền tải thông điệp nhất.

Thứ hai là thể loại bài báo ghi chép, phản ánh. Thể loại này giúp công chúng có cái nhìn sâu hơn, đa diện hơn.

Thứ ba là thể loại phóng sự, loại hình này phóng viên là người kể chuyện, giúp kết nối câu chuyện của nhân vật tới công chúng gần gũi hơn. Và công chúng

Về hình ảnh: Bên cạnh nội dung, hình ảnh góp phần không nhỏ trong sự thành công của một tác phẩm báo chí. Hình ảnh thu hút sự chú ý khi công chúng tiếp cận tác phẩm báo chí. Hình ảnh vừa giúp bổ sung thông tin, vừa góp phần giúp tác phẩm sinh động, cuốn hút và chất lượng hơn. Cùng đề cập một vấn đề, nhưng chắc chắn, những bài báo có hình ảnh phù hợp, bắt mắt sẽ giúp độc giả dễ tiếp nhận thông tin hơn. Hình ảnh phù hợp, lột tả chính xác nhân vật, sự kiện được đề cập thể hiện sự tôn trọng của tác giả đối với bạn đọc.

Trong báo in, nhất là báo in kinh tế hình ảnh góp vai trò quan trọng hơn, bởi hình ảnh được bố trí phù hợp tạo điểm dừng hợp lý cho mắt người đọc.

Hình ảnh báo chí không chỉ đơn thuần minh họa mà phải chứa đựng nội dung, thông tin, thông qua hình ảnh, độc giả cũng có thể hiểu cơ bản vấn đề mà bài báo đề cập.

Qua việc khảo sát các bài viết trên hai báo thì hầu hết các bài viết có nội dung liên quan đến doanh nhân đều sử dụng hình ảnh.

+ Nguồn ảnh: chủ yếu là ảnh trích dẫn

+ Vị trí ảnh: nằm giữa trong bài, bố cục chữ u.

+ Chú thích: rõ ràng, nhiều chú thích còn mang hàm ý cung cấp thông tin thêm cho độc giả.

Hình 2.19. Chú thích bổ sung thông tin

+ Số lượng ảnh: Phần lớn là 1 ảnh (chiếm 52%), tỉ lệ từ 3 ảnh trở lên chỉ chiếm 8%.

Hình 2.20. Số lượng hình ảnh sử dụng trong bài viết về hình ảnh doanh nhân Nguồn: Số liệu khảo sát trên báo DĐDN & TBKT

Với tổng số 1200 bài khảo sát thì có tới 847 bài sử dụng ảnh chiếm 71%, số lượng không sử dụng ảnh là 353 bài, tương đương 29%.

Tuy nhiên, hình ảnh chỉ mang tính minh họa là chính bởi có tới 905 bài chiếm 75%. Tỉ lệ sử dụng hình ảnh nhân vật chỉ có 295 bài chiếm 25%.

Hình 2.21.Cách sử dụng ảnh trong các bài viết trên báo DĐDN & TBKT Nguồn: Số liệu khảo sát trên báo DĐDN & TBKT

Mặc dù hình minh họa cũng đóng vai trò đặc biệt trong trang báo: góp phần làm cho trang báo thoáng đãng hơn và tạo ra những điểm nghỉ cho mắt độc giả. Tuy nhiên, hình minh họa tốt sẽ "giữ" độc giả lại và đưa họ đến với bài báo; nhưng nếu

minh họa nhạt, không đem lại điều gì mới mẻ cho độc giả tác dụng sẽ ngược lại. Lúc này, hình minh họa chỉ đóng vai trò phụ họa đơn thuần cho bài báo, đôi khi chỉ là để lấp chỗ trống.

Thực tế, mỗi báo lại có cách sử dụng hình ảnh khác nhau. Ví dụ trên báo Thời báo kinh tế Việt Nam, ảnh sử dụng trong bài chủ yếu để minh họa: sản phẩm, nhà máy, hoạt động của công nhân… kể cả đó là bài viết PR về doanh nghiệp, doanh nhân. Còn trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp các bài viết sử dụng nhiều hình ảnh doanh nhân hơn, ví dụ trong phân mục “Café doanh nhân”, các bài viết PR, phỏng vấn đều có ảnh chân dung nhân vật rõ ràng.

Chi tiết cách hai tờ báo sử dụng ảnh trong bài như sau:

Hình 2.22. Biểu đồ so sánh việc sử dụng ảnh trên báo DĐDN & TBKT ( Đơn vị: bài)Nguồn: Số liệu khảo sát trên báo DĐDN & TBKT

Bên cạnh hình ảnh, nhiều bài viết đã sử dụng đồ họa, mặc dù không nhiều và chủ yếu là các bài ở lĩnh vực tài chính – chứng khoán.Việc sử dụng thông tin đồ họa không những tăng mức độ hấp dẫn cho bài đọc mà còn cung cấp thêm thông tin cho công chúng.

Về cách đặt tiêu đề (tít): Bên cạnh nội dung bài viết đã đăng tải thì tiêu đề bài viết cũng rất quan trọng đối với việc thu hút công chúng đọc báo. Bởi tiêu đề là

yếu tố đầu tiên tác động vào thị giác để công chúng quyết định có đọc, tiếp nhận tiếp nội dung bài báo đó hay không.

Trong thời gian khảo sát người viết thấy rằng có đến 87% tiêu đề bài viết được lấy từ chính nội dung chính của bài viết. Điều này thấy rõ, các tác giả đã chú ý đến việc chọn lọc, tóm lược nội dung thông tin để chọn được tít cô đọng, phù hợp nhất.

Cách đặt tít Tỉ lệ (%)

Rút từ nội dung chính của bài 87%

Rút từ ẩn ý của nhân vật 9%

Trích từ một câu của nhân vật trong bài 2%

Một câu ca dao, tục ngữ… 0%

Trích dẫn trả lời của cấp có thẩm quyền 1%

Không liên quan 1%

Bảng 2.1: Cách đặt tít trên báo in kinh tế Nguồn: Số liệu khảo sát trên 2 báo DĐDN và TBKTVN

Cách thức sử dụng ngôn ngữ trong đặt tiêu đề cũng rất đang dạng và thu hút độc giả. Chẳng hạn như một số tiêu đề: Những thách thức của ngành nông nghiệp(7/9/2017); Kết nối vườn ươm doanh nghiệp với nguồn lực tài chính (8+9/9/2017); Chuyên nghiệp hóa hoạt động du lịch (8+9/9/2017);Nhòm ngó

ngành gỗ Việt (DĐDN đăng số 41 ngày 24/5/2017); Phát triển dịch vụ thanh toán

điện tử (TBKTVN ngày 31/8/2017); Cổ phần hóa hai "ông lớn" ngành bia (TBKT

256 ngày 26/10/2017); Mở sân chơi với thanh toán phi tiếp xúc (TBKT 267 ngày 9/10/2017)

Nhiều người thường nói kinh tế sẽ khô khan, nhưng qua đây có thể thấy việc các tác giả hiện nay còn sử dụng ngôn ngữ bay bổng, có tính ẩn dụ. Bài viết:Con

đường không trải đầy hoa hồng(TBKTVN ngày 31/8/2017); Để không bị lỡ

"chuyến tàu" công nghiệp 4.0 ( 7/9/2017); PVEP ngọn lửa sáng từ khơi xa (DĐDN đăng ngày 24/5/2017).Bên cạnh đó còn đưa câu trích dẫn của cấp có thẩm quyền hoặc rút ra từ ẩn ý của nhân vật: Đánh thuế nhà ở thứ 2: sẽ giết chết thị trường nhà

cho thuê (TBKTVN ngày 8+9/9/2017); Tiền không quan trọng bằng sự thừa nhận

của xã hội – (DĐDN đăng ngày 10/5/2017)…

Về Sapô: Đây là phần không thể thiếu trong các bài viết, tác động ngay lập tức tới mắt độc giả, nằm giữa tít và bài báo, rất quan trọng trong việc trình bày trang. Sapo là đoạn văn mở đầu, dùng cỡ chữ khác và to hơn chữ trong bài báo, thường được in nghiêng, hoặc đậm.

Sapô có thể:

- Bổ sung, hoàn thiện tít, nói rõ thêm về chủ đề bài báo từ đó đưa ra góc độ mà tác giả lựa chọn xử lý.

Ví dụ trong bài: Doanh nhân kiến tạo luật chơi của tác giả Từ Minh đăng trên báo DĐDN số ra 82 ngày 13/10/2017. Sapô được viết: “Luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group, tác giả cuốn sách pháp lý trong kinh doanh – đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với DĐDN về chủ đề ngày doanh nhân 13/10. Ông là người trăn trở làm thế nào để doanh nghiệp Việt không chỉ thắng trên sân nhà mà còn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ tại sân chơi của họ”.

- Đối với một bài viết nhiều kỳ, Sapôgợi lại những kỳ trước (thể loại phỏng vấn, điều tra dài kỳ, bài viết về sự việc thời sự đã qua). Với thể loại phỏng vấn, Sapôgiới thiệu ngắn về người được phỏng vấn hoặc gợi vấn đề được đề cập trong bài.

TS Nguyễn Hữu Dung – Chủ tịch hiệp hội nuôi biển Việt nam, Giám đốc

Cty TNHH Dịch vụ và Tư vấn Thủy sản Quốc tế VSP trao đỏi với DĐDN.” (Trích:

Tàu cá vỏ sắt hư hỏng, trách nhiệm thuộc về ai đăng DĐDN số 40 ngày 19/5/2017). - Tóm tắt nội dung bằng cách đưa ra những thông tin chủ yếu của bài viết.

“ Có hai điểm nhấn nổ lên ở vụ án Oceanbank: cho vay trái quy định, không tài sản thế chấp, không sử dụng vốn vay đúng mục đích. Chi lãi suất huy động vốn ngoài

hợp đồng cho khách hàng, làm thiệt hại của Oceanbank gần 2000 tỷ đồng.” (Trích:

Đại án Oceanbank: Lỗi của thị trường và tội của ngân hàng của tác giả Song Lam đăng trên báo DĐDN số ra 69 ngày 30/8/2017).

- Bằng cách chỉ ra lý do tác giả chọn viết về nội dung này, phần tóm tắt sẽ giúp độc giả nhận ra những vấn đề liên quan, lợi ích nhận được khi đọc bài báo

“ Chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cần có sự thay đổi khi có nhiều cảnh báo cho thấy, đang có sự chuyển hướng đầu tư về những nền kinh tế phát triển”. ( Trích: Việt Nam níu giữ nhà đầu tư ngoại của tác giả Đặng Hương đăng trên TBKTVN số 59+60 ngày 10-11/3/2017)

“ Không bẽ bàng sao được khi Khaisilk từng là một thương hiệu mang niềm

tự hào dân tộc”. ( Trích: Phá sản niềm tin từ Khaisilk của tác giả Đại Dương đăng

trên DĐDN số ra 100 ngày 15/12/2017)

- Mời đọc: Sapô giúp thu hút giúp công chúng một phần quyết định đọc tác phẩm hay không, bởi đây là phần tác giả hoặc BTV rất chăm chút trong việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc.

“Trong khi ở Quốc hội ồn ào với nhiều ý kiến của đại biểu QH về GDP năm nay khó mà cán đích, thì tại phiên họp thường kỳ chính phủ, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi thẳng vào vấn đề trách nhiệm để tạo sức ép cán bộ, ngành, địa phương đạt bằng được con số này”. (Trích: Rạch ròi trách nhiệm với GDP của tác giả Linh Tâm đăng số 133 ngày 5/6/2017 trên TBKTVN).

2.3. Đánh giá hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế đƣợc khảo sát

Trong thời gian 01 năm từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018 với mẫu là 1200 bài khảo sát, tác giả có một số đánh giá kết quả như sau:

2.3.1.Thành công

Trên các báo in kinh tế được khảo sát, hình ảnh doanh nhân Việt Nam được truyền thông đến công chúng trong mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế.

Báo in truyền thông điệp về hình ảnh người doanh nhân qua nhiều biện pháp, cách thức, số lượng và tần suất khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung phản ánh của từng vấn đề khác nhau mà phương thức khai thác, thể hiện cũng khác nhau.

Có thể tóm lược lại như sau:

Thứ nhất: Báo in kinh tế truyền thông hình ảnh người doanh nhân tới đông đảo công chúng mà không phân biệt trình độ, tuổi tác, giới tính, dân tộc, đảng phái…

Thứ hai: Các vấn đề, khía cạnh, hình ảnh doanh nhân được khai thác, chuyển tải dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình ảnh doanh nhân là một màu sắc riêng không doanh nhân nào giống doanh nhân nào, công chúng dễ dàng tiếp nhận mà không bị nhàm chán.

Thứ ba: Báo in kinh tế trở thành diễn đàn để các doanh nhân trao đổi chia sẻ

kinh nghiệm với nhau, qua đó độc giả có thể học hỏi, giải đáp những phương pháp mới, cách làm kinh tế mới…

Thứ tư: Khi báo in truyền thông hình ảnh của người doanh nhân luôn có thông điệp rõ ràng. Điều này cũng đã đòi hỏi các nhà báo phải khai thác đa chiều, xác minh, xác thực thông tin trước khi đăng tải.

Thứ năm: Thông điệp truyền thông của báo in kinh tế chủ yếu tập trung về

Kinh tế, doanh nghiệp và doanh nhân vì vậy có thể đề tài không phong phú nên đòi hỏi người làm báo cần linh hoạt, năng động lựa chọn thể loại thể hiện như: phóng sự, điều tra, phỏng vấn, ghi nhanh… để tăng sự hấp dẫn và thu hút người đọc.

Thứ sáu: Người viết đã chọn lựa thông điệp phù hợp với đối tượng tiếp nhận.

Thông điệp về hình ảnh doanh nhân được chuyển tải gần gũi, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 70 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)