Danh sách doanh nhân Việt Nam giàu nhất trên sàn chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 63 - 68)

(cập nhật đến ngày 2/1/2018 - Nguồn: Cafef)

Nội dung của các bài viết về những tấm gương điển hình này khá đa dạng. Đó có thể là việc vinh danh những tấm gương tiêu biểu, những câu chuyện cuộc đời, những bước đường dẫn tới thành công hay đó cũng có thể là những sự ghi nhận cho quá trình nỗ lực, cố gắng nào đó...Trong những bài viết này, hình ảnh doanh nhân đều được miêu tả rất rõ và chân thực.

Có thể nói, những bài viết về hình ảnh người doanh nhân đều tạo ra động lực thúc đẩy để sáng tạo, phát huy, phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới hội

nhập. Với công chúng, đây chính là những tấm gương sáng thu hút, để họ học tập và phấn đấu.

Biểu đồ thống kê bài viết hình ảnh những doanh nhân Việt Nam thành đạt trong sản xuất, kinh doanh, biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm:

Hình 2.13. Hình ảnh những doanh nhân Việt Nam thành đạt trong sản xuất, kinhdoanh, biết nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm

(Nguồn: Khảo sát 02 báo DĐDN và TBKTVN)

Các bài viết mang thông điệp về doanh nhân trên báo in khi được chuyển tải đến công chúng đã tạo ra giá trị tinh thần và vật chất cho công chúng tiếp nhận thông tin, gồm công chúng tiếp nhận báo chí nói chung và công chúng là doanh nhân nói riêng. Điều đó thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa báo chí và doanh nhân.

Các thông điệp trên báo chí đã cung cấp thông tin cho giới doanh nhân, chia sẻ kinh nghiệm, triết lý kinh doanh với nhau. Ngược lại, doanh nhân cũng là một nguồn thông tin, đề tài thường xuyên của báo chí. Bởi doanh nhân là một phần công chúng của báo chí.

2.2.1.3. Hình ảnh doanh nhân với các tổ chức, hiệp hội của doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tuy nhiên trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài tới đầu tư tại Việt Nam, điều này dẫn tới doanh nhân Việt đang đứng trước nhiều thách thức mới bởi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở

nên khốc liệt hơn, nhưng đồng thời cũng mang tới cơ hội để doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới.

Thực tế cho thấy, càng hội nhập mạnh thì doanh nghiệp càng phải liên kết nhau lại, mà trước hết là phải liên kết thông qua hiệp hội mới đúng tính chất của một nền kinh tế mở mà chúng ta đã cam kết khi hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi đây không những là sân chơi cho các doanh nhân giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của nhau, các hiệp hội còn trở thành đại diện nói lên tiếng nói của đội ngũ doanh nhân. Hiệp hội sẽ liên kết các doanh nhân đoàn kết, hợp tác cùng nhau, đưa lợi ích của doanh nghiệp vào trong lợi ích của đất nước, dân tộc; tương trợ, giúp đỡ, cùng nhau cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, hạn chế tình trạng thâu tóm, chèn ép doanh nghiệp nội, cùng nhau phát triển.

Qua khảo sát, tác giả thấy những tổ chức, hiệp hội ở Việt Nam hiện nay có mặt khắp nơi, trải dài từ bắc tới nam. Các hiệp hội đã có các hoạt động thiết thực nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo thống kê, cả nước hiện có gần 460 hiệp hội doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, có 130 hiệp hội doanh nghiệp đa ngành, hiệp hội ngành nghề hoạt động trên phạm vi toàn quốc; 330 hiệp hội hoạt động ở cấp vùng (tỉnh, huyện, thị xã); 52 tỉnh có hiệp hội doanh nghiệp, 55 tỉnh có hiệp hội doanh nhân trẻ, 21 tỉnh có hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn lại là các hiệp hội doanh nhân nữ, hiệp hội doanh nghiệp thuộc các ngành nghề...[61]

Phong trào doanh nhân trẻ Đồng Nai- từ CLB doanh nhân thành lập 2002 với vài chục thành viên, đến nay Hội đã có trên 277 hội viên. Các doanh nghiệp của hội viên đang tạo việc làm cho 1,5 triệu người, tổng doanh thu hàng năm đạt 25 tỷ USD, bằng khoảng 1/5 GDP của cả nước. Mạng lưới tổ chức của Hội doanh nhân trẻ Đồng Nai đã được hình thành khắp tỉnh, thành phố và 4 ngành kinh tế. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, đến nay phong trào doanh nhân trẻ Đồng Nai đạt đến qui mô và tầm ảnh hưởng quốc gia [62].

Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) ra đời 1989, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp đa thành phần kinh tế và đa ngành nghề đang hoạt động trên địa bàn thành phố, là “cầu nối” đại diện và bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của Hội viên trong các quan hệ kinh tế - xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước, là đầu mối làm cầu nối trong mối quan hệ giữa các Hội viên với các cơ quan Đảng, Chính quyền, các cơ quan hữu quan, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ Pháp luật quy định. Hiện nay toàn hệ thống Hiệp hội có 67 tổ chức Hội thành viên tập thể với hơn 10.000 doanh nghiệp hội viên. [53]

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được xem là tổ chức hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. VCCI tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam. Hoạt động của VCCI nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi; đây cũng là một tổ chức độc lập, phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. [55]

Từ khi được thành lập đến nay, VCCI đã luôn có tiếng nói bảo vệ cộng đồng doanh nhân, kết nối cộng đồng này đoàn kết, tương hỗ nhau. VCCI cũng đã xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên giữa các hiệp hội liên quan trong việc góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến chuyên ngành của hiệp hội; tổ chức các khóa đào tạo… Đồng thời VCCI cũng trở thành vai trò tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong quản lý các chính sách, kinh tế.

Những hoạt động của các hiệp hội này đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn đối với các doanh nghiệp Việt hiện nay. Chẳng hạn qua quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại với Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU, Liên minh Hải quan và mới đây nhất là TPP thì rõ ràng, vai trò của các hiệp hội được các quốc gia phát triển chú trọng hơn nhiều. Trong lĩnh vực xuất khẩu: thủy, hải sản, một doanh nghiệp dù lớn cỡ nào cũng không thể “đấu” lại Hiệp hội cá da trơn của Mỹ được mà phải thông qua Hiệp hội Chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp trở nên vô cùng quan trọng, với mạng lưới của mình, thông qua hoạt động đối thoại

chính quyền - doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã trao đổi, kiến nghị với chính quyền các cấp về chính sách, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, VCCI đã chia sẻ: hiện nay hoạt động của các hiệp hội ngành nghề Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, việc chủ động hợp tác, liên kết của các doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực, quy mô, địa bàn… dưới sự hỗ trợ, chắp nối của các hiệp hội doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, hiệu quả thấp. Nguyên nhân chính là do nhận thức và tính chủ động của một bộ phận doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ về các thách thức cạnh tranh, hội nhập còn chưa cao. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một số điều kiện kinh doanh còn chưa thuận lợi, các hiệp hội doanh nghiệp chưa hỗ trợ doanh nghiệp được nhiều vì hạn chế về nguồn lực, thì bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn gặp khá nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai các nhiệm vụ mà Nghị quyết 35/2016/NQ-CP đề ra đối với hiệp hội và doanh nghiệp [64].

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cận kề, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức thì đây sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nhân - doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.2. Ph ng thức th hiện hình ảnh doanh nhân Việt Nam

Quá trình khảo sát 1200 bài viết trên 02 báo in kinh tế từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018, thì tác giả thấy rằng: hình ảnh doanh nhân Việt Nam được báo in kinh tế truyền thông đến công chúng qua các phương thức thể hiện sau:

Nguồn đăng tải: Đây là điều rất cần để khẳng định độ tin cậy của bài viết, trang báo đối với người đọc. Bởi việc thông tin được khai thác từ chính phóng viên của tòa soạn đó sẽ đáng tin cậy, trách nhiệm hơn rất nhiều là dẫn nguồn lại từ các báo khác.

Trong thời gian khảo sát, người viết thấy cả hai báo in kinh tế đều rất tôn trọng công chúng và tôn trọng sự thật thông quan hành động các phóng viên dành thời gian, tâm huyết, để cung cấp những bài viết chất lượng cho công chúng. Có tới

99.8% bài viết về hình ảnh doanh nhân trên báo in kinh tế được các phóng viên của hai báo thực hiện. Chỉ có 0.2% bài viết là phóng viên trích dẫn nguồn.

Việc phóng viên tự tìm hiểu và sản xuất tin bài không chỉ khẳng định niềm tin với độc giả mà còn là việc làm khẳng định thương hiệu của tờ báo. Trong bối cảnh nhiều người đánh giá về vị thế của báo in hiện nay không còn cao so với các thể loại báo khác, thì việc phóng viên trực tiếp khai thác thông tin cung cấp đến cho độc giả là điều cấp thiết để khẳng định vị thế, đẳng cấp, ưu điểm của báo in trước tình trạng dẫn nguồn, xào xáo trái phép thông tin của một số các trang báo mạng hiện nay.

Về vị trí: trên cả hai trang báo mà người viết khảo sát thì hình ảnh doanh nhân xuất hiện trong các bài viết ở rất nhiều vị trí khác nhau. Không cố định hay có quy định riêng. Có thể là trang chủ, nhưng cũng có cả các bài viết trang trong. Với các số đặc biệt như kỷ niệm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10, các báo dành phần trang trọng trên trang chủ để vinh danh hình ảnh doanh nhân xuất sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)