Ảnh chụp ý kiến của doanh nhân về vấn đề rào cản kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 56 - 63)

Nguồn: Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam số số 37-45 ra ngày ngày 12-21/2/2018

Hiện nay, rất nhiều doanh nhân đã trực tiếp tham gia vào hệ thống chính trị cũng như bộ máy nhà nước. Với tư cách là đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, doanh nhân đã có những đóng góp không nhỏ trong việc góp ý, xây dựng, phản biện hay thực hiện những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và quốc gia.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, đã phát biểu: “Hầu hết các dự án luật mà Quốc hội xây dựng đều có liên quan tới doanh nhân và đều vì mục đích phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, ĐBQH là doanh nhân có vai trò rất quan trọng và cần tập trung trí tuệ, công sức để đóng góp cho Quốc hội” . [54]

Doanh nhân trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hay đại biểu Quốc hội đều đã phát huy tốt trí tuệ của bản thân để xây dựng, thực hiện những chính

sách phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời với kinh nghiệm thực tế của mình, các doanh nhân đã tạo nên những nhận định và khuyến nghị có giá trị thực tiễn. Bên cạnh đó, các doanh nhân cũng thực hiện vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong việc thi hành pháp luật các cơ quan chính quyền.

TS. Vũ Tiến Lộc cũng nhấn mạnh: “Hoạt động nghị trường trong thời gian qua cho thấy, nhiều bộ luật, nghị quyết của Quốc hội, của HĐND đi nhanh vào cuộc sống, tác động tích cực và đời sống kinh tế nhờ phần đóng góp tích cực của các đại biểu quốc hội, HĐND là doanh nhân. Chính thế mạnh này của các doanh nhân đã tạo nên những góc nhìn, nhận định và khuyến nghị có giá trị thực tiễn khi tiến hành các hoạt động giám sát các cơ quan chính quyền trong việc thi hành pháp

luật, thực hiện vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND”. [54]

Đến nay, có gần 40 doanh nhân tham gia với tư cách là đại biểu Quốc hội khoá 13, tới Quốc hội khoá 14 có 17 doanh nhân trở thành đại biểu.

Vai trò của các doanh nhân đã được phát huy rõ nét trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, họ thực sự là những người lãnh đạo tài ba trong việc dẫn dắt doanh nghiệp hội nhập phát triển.

2.2.1.2. Hình ảnh doanh nhân Việt Nam thành đạt trong sản xuất, kinh doanh, biết

nắm bắt cơ hội, dám nghĩ, dám làm

Việt Nam đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước lạc hậu, bên cạnh đó bản thân những doanh nhân Việt Nam, xuất thân từ nhiều thành phần trong xã hội, không có nền tảng truyền thống từ gia đình, không có hoặc có rất ít kinh nghiệm về kinh doanh buôn bán. Vì vậy, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phải gặp rất nhiều khó khăn cũng như đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, thiếu hụt về kỹ năng kinh doanh, nghệ thuật quản lý, trình độ khoa học, kỹ thuật…Đội ngũ doanh nhân phải đấu tranh với tư tưởng trì trệ của xã hội cũ bằng nhiều hình thức tuyên truyền như báo chí, diễn thuyết... Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, bị xã hội lãng quên, doanh nhân đã phải bắt đầu lại từ con số không.

Thứ hai, môi trường kinh doanh chưa thật thuận lợi cho doanh nhân phát triển.Bởi nền kinh tế thị trường ở giai đoạn đầu có nhiều hạn chế về thể chế kinh tế,

Đến nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, doanh nhân cũng phải đối đầu với cuộc đấu tranh không cân sức giữa tư tưởng tiến bộ với lề thói cũ dường vẫn còn tồn tại trong xã hội. Vì vậy, họ phải đi đầu trong các phong trào làm kinh tế, mang đến cho toàn dân những góc nhìn mới về kinh doanh thực nghiệp.

Những năm gần đây, nhiều thanh niên nhận ra rằng có nhiều con đường để lựa chọn hơn con đường đi làm thuê. Họ có thể tự tin làm những điều mình thích, mình nghĩ, tự do sáng tạo, tự mình làm chủ đồng thời tạo việc làm cho người khác.Phong trào khởi nghiệp này của doanh nhân đã thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó phong trào khởi nghiệp đã kích thích ngày càng sôi nổi. Theo khảo sát của AGER – 2018, Việt Nam là quốc gia có chỉ số tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới.

Trên cả hai báo tác giả lựa chọn khảo sát, đều được BBT dành riêng một chuyên mục “khởi nghiệp” nói về vấn đề này.

Bài viết “Bệ phóng để startup "bay cao" – góc nhìn từ câu chuyện Canavi” đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 26/9/2017 số 230 là một ví vụ. Nội dung kể về câu chuyện doanh nhân 9x Nguyễn Hoàng Hải startup thành công Cavani.com, một trang web tuyển dụng, các công việc cho nữ giới như: PG, người mẫu ảnh, MC, trợ lý, thư ký… và định hướng nghề nghiệp. Startup này chỉ sau 18 tháng hoạt động đã gọi vốn thành công lên tới 300.000USD từ quỹ đầu tư ESP Capital.

Hay trong bài viết “Khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục: Xây dựng ứng dụng

tạo trường học trực tuyến” của tác giả Lê Hường đăng trên TBKTVN số 233+234

ra ngày 29+30/9/2017. “ Nếu mình giúp bất kỳ giáo viên nào thay đổi cách quảng bá tri thức của họ tới hàng triệu người thì đó cũng chính là thay đổi căn bản cách thức giáo dục vận hành. Khi đó, bất kỳ ai cũng có thể học bất cứ cái gì từ bất cứ thầy nào mà không cần phải qua trường lớp. Hơn nữa, học viên sẽ có sự tự do trong việc chọn lọc học cái gì, học với ai và học như thế nào. Giáo viên cũng sẽ xây dựng được tên tuổi của mình cũng sẽ có những lượng học trò hâm mộ. Với tất cả những điều đó, mình tin là sẽ làm cho nền giáo dục nói chung và giáo dục trực tuyến nói

riêng trở nên hiệu quả hơn”. – Hoàng Tân CEO của Hachium chia sẻ về mục tiêu

Trên truyền hình cũng xuất hiện một số chương trình: Sinh ra từ làng (VTV6); Shark Tank (VTV3); Đường đến thành công (VTC10)… Ngay trên trang báo Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp tác giả khảo sát cũng có chuyên mục: “Ceo - Chìa khóa thành công”, Chương trình phát trên VTV1 được Báo giới thiệu đến độc giả, với mong muốn đem đến cho độc giả cái nhìn tổng thể, cũng như những lời khuyên bổ ích của các chủ doanh nghiệp lớn dành cho những người yêu thích kinh doanh lời giải bài toán startup.

Hình 2.11. Chuyên mục “CEO- Chìa khóa thành công” trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Thành công bước đầu của những doanh nhân trẻ đi trước đã tiếp sức cho những thanh niên có trình độ năng lực và tâm huyết khởi nghiệp tự tin bước vào con đường khởi nghiệp đầy thử thách chông gai.

Tuy nhiên, không phải startup nào cũng thành công. Đối với doanh nhân thì tinh thần dám chấp nhận rủi ro là điều không thể thiếu. Tinh thần này được thể hiện ở tính độc lập, quyết đoán, tự tin và dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thông điệp này xuất hiện nhiều trên báo in kinh tế.

Trong bài viết: “Dám đánh đổi và theo đuổi đến cùng mục tiêu” của tác giả Hoàng Thu ra ngày 1/11/2017 trên TBKTVN. Có ghi lại: “Con đường khởi nghiệp rất gian nan và rất dài. Người khởi nghiệp phải lỳ để dám đi con đường khác với mọi người mà không bị dao động. Khởi nghiệp thành công cần sự kiên trì và quyết

tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu và con đường mình đã chọn”.- chia sẻ của Trần Nguyên Lê Văn – nhà sáng lập và là CEO của VeXeRe.

Ít ai biết rằng Trần Nguyên Lê Văn đã trải qua nhiều nghề trước khi gắn bó

với vexere.com, anh từng làm giảng viên tin học, dạy kỹ năng sống, lập trình… Anh cũng từng là môi giới bất động sản vì muốn giàu nhanh. Có lần anh mở thương hiệu bánh Đúc Đồng Nai vì muốn bắt chước chuỗi Phở 24. Sau đó, Lê Văn đi bán thịt bò, Anh làm đầu mối bỏ thịt bò cho nhiều hệ thống lớn. Đang trong lúc phát

triển thì anh bỏ đi du học”. (Trích trong bài“Dám đánh đổi và theo đuổi đến cùng

mục tiêu” của tác giả Hoàng Thu ra ngày 1/11/2017 trên TBKTVN).

Để có được thành quả nhất định thì các doanh nhân startup cũng trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Thế nhưng chính sự kiên định mong muốn được làm chủ, được khẳng định bản thân, mà đến nay chúng ta có thể thấy đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã ngày càng lớn mạnh với nhiều lĩnh vực trên mọi miền tổ quốc, giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Nếu sự sáng tạo, đổi mới là điều kiện căn bản để giúp cho doanh nhân thành công thì báo chí nói chung và báo in kinh tế nói riêng chính là phương tiện lan tỏa thông điệp này một cách ấn tượng nhất. Câu chuyện của Trương Thanh Thúy được tác giả Hoàng Thu ghi lại trên báo TBKTVN số 35+36 ra ngày 9+10/2/2018 là một ví dụ điển hình.

“Khởi nghiệp là một động từ chứ không phải một danh từ, và càng không phải một phong trào. Nếu có một vấn đề mà mỗi ngày bạn thức dậy đều cảm thấy bức xúc đến mức cần giải quyết ngay và luôn – cho dù bao nhiêu khó khăn, bạn vẫn cảm thấy đây là vấn đề bạn cần bỏ thời gian ra để giải quyết, và phải lôi kéo tất cả mọi người cùng nhau giải quyết với mình, đó chính là sự bắt đầu của khởi nghiệp”.

Nội dung bài viết kể về câu chuyện của Trương Thanh Thúy – chủ tịch dự án SCI, đại sứ truyền cảm hứng tại Wechocei Adwards 2017, cô được cộng đồng startup ngưỡng mộ và cảm phục không chỉ bởi tài năng mà là nghị lực vượt qua nghịch cảnh. Với nhiều người, nhận được tin ung thư giai đoạn cuối đã là dấu chấm hết, nhưng với Trương Thanh Thúy, cô không gục ngã trước số phận mà vượt lên bằng tinh thần thép khởi nghiệp. Điều đặc biệt và rất khác các dự án khởi nghiệp

trước đó của cô đó là bắt đầu lại bằng dự án xã hội: SCI- dành cho những bệnh nhân ung thư, trong dự án ấy cô tìm được niềm vui, niềm khao khát và cô đã nói rằng cô “cảm giác được hồi sinh”.

Hay trong bài viết: “Think playgrounds làm sân chơi trong phố” của tác giả Lê Hường ra ngày 19/11/2017 trên báo TBKTVN kể về câu chuyện của giám đốc Think playgrounds – Chu Kim Đức người từng có doanh nghiệp riêng đang phát triển nhưng lại rẽ ngang sang dự án phi lợi nhuận sân chơi cho trẻ em. Hơn hai năm sau khi sân chơi đầu tiên được hoàn thiện, đến nay số lượng sân chơi được Think playgrounds triển khai đã lên đến 60. Kim Đức và các cộng sự đã quyết định chuyển Think playgrounds từ một dự án hoàn toàn thiện nguyện trở thành doanh nghiệp xã hội.

“Tôi đã từng không áy náy khi bán công ty kiến trúc của mình và đến nay càng thấy sự thay đổi công việc của mình có ý nghĩa. Ban đầu chỉ đơn giản nghĩ mình là làm được và có ích, giờ đây mới hiểu đây là công việc có tác động xã hội tốt và thấy cần phải tiếp tục bước qua khó khăn để đi tiếp”. – Kim Đức chia sẻ. (Trích trong bài “Think playgrounds làm sân chơi trong phố” số 217 trên TBKTVN)

Sáng tạo, đổi mới không chỉ là tìm ra cái mới mà nó còn thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ của doanh nhân. “Sự kiên định sẽ đem đến thành công” đó là chia sẻ của Nguyễn Việt Quang – PCT Tập đoàn Vingroup trao đổi với tác giả Thanh Hải trong bài phỏng vấn: “Đi sau cũng là một lợi thế” đăng trên TBKTVN số 217 ra ngày 11/9/2017.

Bài phỏng vấn là sự trao đổi thẳng thắn của lãnh đạo doanh nghiệp Vingroup khi nói về dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Vinfast – với mong muốn cung cấp cho người Việt một thương hiệu ô tô Việt. Mặc dù, biết rằng sẽ gặp rất nhiều khó khăn: Việt Nam chưa từng có một doanh nghiệp nào sản xuất ô tô, trên thị trường đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng, giá nhập khẩu thấp… lãnh đạo doanh nghiệp này cũng khẳng định:“Năm 2018, với việc mở cửa thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sản xuất ô tô nước

ngoài. Tới thời điểm này có thể nhận định đây là cuộc chiến gay gắt. Do đó càng đòi hỏi chúng tôi phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để vượt qua và vươn lên”. (trích “Đi

sau cũng là một lợi thế” đăng trên TBKTVN số 217 ra ngày 11/9/2017).

Thành quả bền vững của doanh nhân không chỉ sản xuất ra các mặt hàng chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường mà còn gắn liền với trách nhiệm xã hội: nghĩa vụ đóng thuế, làm ăn đúng pháp luật, đảm bảo thu nhập cao và thực hiện đúng chính sách của Nhà nước đối với người lao động.

Trong bài viết “Bền vững cùng thời gian” đăng trên báo DĐDN số 103 ra ngày 27/12/2017 tác giả Thùy Linh kể về câu chuyện của người doanh nhân đã có những đóng góp không nhỏ trong việc đưa NSC (công ty CP XNK giao thông đường bộ Bắc Trung Nam) trở thành doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành.Trong câu chuyện của mình doanh nhân Nguyễn Viết Hạ - TGĐ công ty NSC cho rằng chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu là tôn chỉ hàng đầu, là điều kiện quyết định sự thành công của công ty. Doanh nhân Nguyễn Viết Hạ cũng tâm sự rằng:

Lựa chọn được cán bộ tốt nhưng làm sao để giữ chân họ cũng là một vấn đề đáng

phải bàn. Để làm được điều này công ty đã tìm hướng đi cho doanh nghiệp mình, đó là thực hiện triệt để cơ chế trách nhiệm đi đôi với quyền lợi. Cơ chế này đã tạo ra động lực thúc đẩy mỗi cán bộ nhân viên đem hết tâm huyết của mình để phục vụ doanh nghiệp. Người công nhân gắn bó với doanh nghiệp phần lớn thời gian của họ nên cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, doanh nghiệp phải luôn hỗ trợ mặt tinh thần. Đối với mỗi người, giá trị của tinh thần đặc biệt quan trọng, khi niềm vui được nhân lên, nỗi buồn giảm xuống, tạo sự yên tâm cho mỗi cán bộ công nhân làm việc tại công ty. Chính những điều này đã gắn kết những người lao động của công ty thành một khối đoàn kết vững chắc, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hàng năm công ty đều hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.

Sự thành công ngày hôm nay, đó chính là chúng tôi được khách hàng ủng hộ, đối tác đặt sự tin tưởng và mỗi cán bộ công nhân viên đang từng ngày, từng giờ sát cánh bên nhau, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất. Và chúng tôi

cảm thấy tự hào về những gì mà chúng tôi làm được”. (Trích bài viết “ Bền vững

Doanh nhân kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào thì cũng đặt mục tiêu về lợi nhuận, nhưng điều quan trọng là đóng góp công sức, vật chất để cộng đồng tốt đẹp hơn.Chúng ta dễ dàng nhận thấy, hàng ngày báo chí nói về thông điệp này.

Nổi bật hình ảnh các doanh nhân giàu có, có thể kể đến các doanh nhân: ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (HDBank, Vietjet), ông Trịnh Văn Quyết (FLC Group, FLC Faros) ông Trần Đình Long (Hòa Phát) và ông Bùi Thành Nhơn (Novaland Group).( Thông tin cập nhật đến ngày 2/1/2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)