Ảnh chụp Góp ý của doanh nhân mục Café Doanh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 54 - 56)

Nguồn: Báo Diễn đàn Doanh nhân số 98 ra ngày 8/12/2017

Trong thực tế, có không ít những chính sách, dự luật chưa thực sự phù hợp, công bằng với doanh nghiệp. Khi đó, doanh nhân những người đầu tiên tiếp cận, thực thi, sẽ là những người đóng góp ý kiến, phản biện lại để cơ quan chức năng hoàn thiện chính sách cho phù hợp, công bằng hơn.

Bài viết “ưu đãi đầu tư: Nước đang….chảy chỗ trũng?” ra thứ 6 ngày 24/11/2017 trên DĐDN của tác giả Quốc Anh là một ví dụ. Nội dung phản ánh về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho khối FDI. Đánh giá về vấn đề này nhiều doanh nhân cho rằng bộ đang “Bên trọng bên khinh”. Ông Nguyễn Anh Kết – TGĐ Công ty CP Thanh Hà cho rằng: “các doanh nghiệp Việt mỗi lần đầu tư hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh, việc thuê mặt bằng rất khó khăn, thủ tục rườm

rà. Nhưng với các doanh nghiệp FDI, việc này thường dễ dàng hơn. Còn nếu gặp khó khăn, các cơ quan đại diện của họ ở Việt Nam lên tiếng sẽ được ưu tiên hơn”.

Hay trong bài: “Taxi truyền thống đi hướng nào?” của tác giả Đinh Tịnh đăng trên báo TBKTVN số 249 ra ngày 18/10/2017, nói về cuộc chiến không cân sức giữa các hãng taxi truyền thống và Grab, Uber. Ông Nguyễn Công Hùng Phó TGĐ Công ty Cổ phẩn Mai Linh Đông Đô đã chỉ ra bức xúc: “ Taxi công nghệ không tem, không mào, chạy như xe cá nhân nên vô tư đón khách tại nhiều tuyến phố cấm taxi tại hà Nội, TP HCM. Với số lượng các xe tham gia Grab và Uber không nhỏ hiện nay, đây là một trong những nguyên nhân gây ra tắc đường vào giờ cao điểm. Rõ ràng với ưu đãi “3 không” như hiện nay, taxi truyền thông đang bị thiệt đơn, thiệt kép và không được đua tranh sòng phẳng. Dễ hiểu vì sao nhiều hãng taxi nhỏ buộc phải phá sản”. ( trích trong bài “Taxi truyền thống đi hướng nào?)

Những ý kiến, đánh giá này mang một ý nghĩa rất lớn đối với việc hoạch định chính sách của các cơ quan chức năng.

Doanh nhân trở thành những người tác động trực tiếp đến các chính sách của nhà nước được đưa ra và thực thi. Trong bài viết “ Đánh thuế nhà thứ hai sẽ giết chết thị trường cho thuê” của tác giả Đăng Dương ra ngày 8+9/9/2017 (TBKTVN – số 215+216). Nội dung bài viết phản ánh về vấn đề đánh thuế nhà thứ hai. Các đại biểu doanh nhân đưa ra ý kiến đánh giá. Ông Nguyễn Mạnh Hà chủ tịch hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho rằng không nên thêm chính sách thắt chặt: “ Thị trường BĐS Việt Nam chỉ mới phục hồi sau một thời gian khủng hoảng dài và hiện đang ổn định. Hơn nữa thị trường này rất nhạy cảm với chính sách. Ví dụ năm 2009 chúng ta coi BĐS là ngành phi sản xuất và siết chặt nguồn vốn vay. Ngay lập tức đã khiến cho nhiều DN BĐS gặp khó khăn và kéo theo nợ xấu, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải phá sản. Hệ lụy là ảnh hưởng cả nền kinh tế, đặc biệt là ngành xây dựng, lao động, VLXD”.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Viết Hải CTHĐQT tập đoàn XD Hòa Bình cho rằng: “cần thận trọng đưa ra sắc thuế. Bởi nếu đánh thuế thì phải đánh thuế tất cả chứ không chỉ là căn nhà thứ hai. Như vậy là chưa phù hợp”.

Hoặc trong bài viết “Xóa rào cản để kinh tế tư nhân phát triển”của tác giả Lam Giang trong số tết từ ngày 12-21/2/2018.“Sự cạnh tranh bình đẳng và công

bằng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển là điều mà các chuyên gia hay nhà quản lý khi đề cập đến rào cản của kinh tế tư nhân đặt ra. Tuy nhiên, việc xóa bỏ rào cản này đòi hỏi những quyết sách mạnh mẽ từ chính phủ. Đó không đơn giản chỉ là việc thay đổi chính sách mà là những hành động cụ thể đến từ chính những

người thực thi chính sách…” trích trong bài “Xóa rào cản để kinh tế tư nhân phát

triển” trên báo TBKTVN số 37-45. Đó là ý kiến của hầu hết doanh nhân khi nói về

vấn đề xóa rào cản kinh tế tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)