.Nhóm các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 92)

3.2.1.Kiến nghị với c quan quản lý nhà n ớc

Với báo chí: Trước hết, trong các hoạt động báo chí cần xác định rõ định hướng, tôn chỉ hoạt động của tòa soạn, tránh xa những biểu hiện lệch lạc, xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, gây tổn hại tới uy tín của tờ báo.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo dài hạn hay ngắn hạn cho phóng viên,

biên tập viên và quản lý báo chí như:

- Kiến thức chung về kinh tế, tài chính; Các phương pháp xây dựng, lập kế hoạch tài chính – kinh doanh.

- Những vấn đề nhạy cảm trong thông tin và phương pháp xử lý những thông tin về kinh tế;

- Nâng cao kỹ năng phát hiện đề tài

- Những quy định về quản lý hoạt động kinh doanh quảng cáo, hoạt động phát hành, chiến lược marketing đối với cơ quan báo chí.

- Các quy định, chính sách hiện hành về tài chính đối với cơ quan báo chí của nhà nước

Thứ ba, Hội đồng Giải thưởng báo chí quốc gia cần có sự quan tâm hơn tới

nhóm tác giả và tác phẩm báo chí về kinh tế, để động viên, khuyến khích các nhà báo giỏi viết về kinh tế. Khi các Phóng viên, nhà báo viết về kinh tế được nhận Giải thưởng báo chí quốc gia sẽ có ý nghĩa lớn trong việc động viên, khích lệ họ nâng cao năng lực của mình, cũng như khuyến khích các cơ quan báo chí kinh tế đầu tư nhiều hơn nhằm nâng cao năng lực phóng viên kinh tế và chất lượng tác phẩm báo chí viết về kinh tế.

Thứ tư, đầu tư, khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ các nhà báo chuyên

viết về kinh tế để phóng viên có thêm điều kiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức kinh tế.

Với doanh nghiệp: Để doanh nhân, doanh nghiệp cống hiến được sức sáng tạo của mình, thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách phát huy quyền dân chủ và

sáng tạo của từng doanh nghiệp cũng như cả cộng đồng doanh nghiệp để khai thác khả năng đóng góp của họ.

Trước hết, tạo động lực và bảo đảm quyền lợi của doanh nhân - DN trong

sản xuất, kinh doanh, trong ý thức đóng góp xã hội, bằng cách cải tiến những điều kiện cụ thể và khắc phục những vướng mắc còn đang cản trở hiện nay như trong lĩnh vực tín dụng, thuế, các điều kiện phúc lợi khác...

Thứ hai, có chính sách để bảo đảm cho mọi người dân và doanh nghiệp thực

sự dân chủ và chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình một cách công bằng, công khai, minh bạch.

Thứ ba, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tư duy, hiểu biết luật pháp, hiểu biết thị trường và các thông tin khác để họ có thể tự xử lý giải quyết một cách có kết quả hoạt động của mình.

Thứ tư, xây dựng định hướng, chính sách khuyến khích, doanh nhân – DN

truyền thông hình ảnh mình dựa trên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Các cơ quan chức năng cần tích cực phổ biến tới tất cả các doanh nghiệp vai trò, tác động của doanh nhân đến hình ảnh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập và trong thời đại toàn cầu hóa.

Thứ năm, Đảng và Nhà nước cần xây dựng cơ chế, khuyến khích để liên kết

các bộ phận doanh nhân trong và ngoài nước, xây dựng một kênh chung để thúc đẩy các hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân.

3.2.2.Kiến nghị với Ban biên tập

Để có một tòa soạn phát triển, một tờ báo nổi tiếng thì rất cần những đường lối, quan điểm, đúng đắn của các cấp lãnh đạo của chính tòa soạn đó, chính sách con người, dùng người, sau đến là yếu tố, môi trường, chế độ…

Về chính sách: Đảng và Nhà nước, các ban ngành, tổ chức, quản lý cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ cũng như giám sát, nhất là ở các cơ quan báo chí có số lượng phát hành lớn, phạm vi hoạt động rộng, tác động đến đông đảo công chúng.

Ban biên tập cần có sự giao lưu, trao đổi, mở rộng nghiên cứu với các cơ quan bạn, trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới. Học hỏi những kinh

nghiệm về quản lý báo chí, chọn lọc và vận dụng có sáng tạo các bài học, kinh nghiệm này vào thực tiễn báo chí Việt Nam.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa nhiều bên: Quản lý – Tòa soạn – Phóng viên - Doanh nhân - Công chúng, để đem lại hiệu quả truyền thông cao nhất.

Về con ng ời: Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hấp dẫn sẽ thu hút cũng như kích thích trí sáng tạo đối với phóng viên.

- Nơi làm việc mà mọi phóng viên đều có cơ hội để phát huy hết khả năng nghề nghiệp của mình cũng như những cơ hội thăng tiến;

- Nơi phẩm chất, năng lực của phóng viên được đánh giá, xác định bằng hiệu quả công việc, mà cụ thể là số lượng và chất lượng tác phẩm báo chí được đăng tải;

- Nơi có sự đoàn kết, gắn bó, cảm thông, chia sẻ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp và giữa lãnh đạo Ban Biên tập, lãnh đạo phòng ban với phóng viên;

- Nơi có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp, hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu tác nghiệp của phóng viên.

- Nơi có đời sống tinh thần lành mạnh, có các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giải trí phù hợp với đặc thù nghề nghiệp và với từng độ tuổi, giới tính.

Một điều quan trọng không thể không nhắc tới đó là Thu nhập của phóng viên. BBT phải có chính sách phù hợp cho phóng viên – BTV. Thu nhập dựa phải trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người phóng viên.Ngoài lương cơ bản theo quy định của nhà nước, các phóng viên hưởng lương tăng thêm theo kết quả công việc của mình. Chính sách thưởng, phạt, nhuận bút…công khai thì nhà báo, phóng viên họ sẽ có động lực cũng như yên tâm công tác. Cũng như phần nào đó hạn chế những cám dỗ nghề của những người làm phóng viên kinh tế.

Việc quy hoạch, nâng bậc, bổ nhiệm cán bộ phải được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan. Điều này không chỉ thu hút được lòng người mà còn trao cơ hội cho tất cả các nhà báo, phóng viên quyền lợi như nhau, họ có động lực để không ngừng phấn đấu, rèn luyện và hoàn thiện bản thân.

Bên cạnh đó, các tòa soạn muốn có một đội ngũ nhà báo viết về kinh tế giỏi, phải có một đội ngũ lãnh đạo, quản lý giỏi, thông hiểu về kinh tế ở những mức độ

khác nhau. Đồng thời người quản lý cũng phải có kiến thức chuyên môn để hiểu cũng như đánh giá được giá trị nội dung kinh tế của các đề tài do phóng viên phát hiện, đề xuất.

Phóng viên, công nhân viên, ban lãnh đạo cần không ngừng nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu và phải đặt thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Viết về kinh tế đã khó, tìm được người viết giỏi lại càng khó hơn vì vậy Ban Biên tập phải rất chú ý đến vấn đề tuyển dụng và vấn đề đào tạo.

Cần có các khóa đào tạo về quản trị báo chí và kinh tế báo chí cho lãnh đạo tòa soạn (TBT, các PTBT) sau khi được bổ nhiệm.Bởi nếu nếu không đồng đều vai trò sẽ dẫn tới sự phát triển khập khiễng của cơ quan báo chí.

Cần bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo là nhiệm vụ cấp thiết, không thể thiếu.

Ngoài ra tòa soạn cần chủ động hơn trong các chính sách, quyết định, kế hoạch của mình.Nhạy bén trong nắm bắt, truyền thông các sự kiện, vấn đề để phản ánh nhanh và đem lại hiệu quả cao.

3.2.3.Kiến nghị với hiệp hội doanh nhân, đội ngũ doanh nhân

Với đội ngũ doanh nhân: Với tư cách là người trong cuộc, các DN - doanh

nhân hiểu rất rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy doanh nhân cần “mở lòng” hơn với báo chí:

- Thông tin cần rõ ràng, khách quan, đa chiều, không mập mờ, gây hoang mang, áp lực.

- Doanh nhân sẵn sàng đối thoại trực tiếp với phóng viên, nhà báo tăng thêm sự chia sẻ và hiểu biết lẫn nhau.

- Chủ động nêu ý kiến, đề xuất đối với các cơ quan chức năng để hoàn thiện, xây dựng chính sách phát luật dựa trên các hoạt động thực tiễn.

- Các doanh nghiệp cũng phải trang bị tư duy mới, chủ động hợp tác với báo chí vì mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.

- Các doanh nhân cần phát huy vai trò của mình trong thời kỳ mới, cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước.

Đối với hiệp hội doanh nhân: Hiệp hội ra đời nhằm mục đích thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, tham gia hợp tác kinh tế, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam thông qua các hoạt động: trao đổi thông tin, hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại .... Muốn hiệp hội phát triển và đạt hiệu quả như mong muốn thì BLĐ hiệp hội cần:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng hình ảnh doanh nhân trên các phương tiện thông tin địa chúng nhất là chuyên trang báo in kinh tế.

- Xây dựng hệ thống nội dung trở thành chiến lược lâu dài cho hội và cho từng doanh nhân để đẩy mạnh ý nghĩa, cũng như vị trí hình ảnh doanh nhân trong các hoạt động xã hội.

- Hợp tác với các đơn vị truyền thông, báo chí để hình ảnh người doanh nhân trở nên chân thực, sinh động và đem lại hiệu quả cao hơn.

3.2.4.Kiến nghị đối với ng ời làm truyền thông cho doanh nhân

Xây dựng và truyền thông thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp, doanh nhân là bước đi đóng vai trò quan trọng để DN vươn ra biển lớn. Thế nhưng xây dựng ra sao để đạt hiệu quả thì đòi hỏi nỗ lực của người làm truyền thông.

Để trở thành một người làm truyền thông tốt, cần phải làm được nhiều điều hơn là chỉ chụp ảnh, viết bài về doanh nhân.Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, người viết đề xuất một số kiến nghị sau:

Sự nghiêm túc, tập trung: Sự nghiêm túc thể hiện mức độ trách nhiệm và làm

việc chuyên nghiệp. Luôn thực hiện theo đúng các mục tiêu, hoàn thành công việc đúng hạn, tuân theo những nguyên tắc trong nghề… là những điều giúp trở nên uy tín và gây ấn tượng với mọi người.

Sáng tạo và nhiệt huyết: không ngừng sáng tạo đó là khẩu hiệu của người làm truyền thông. Sáng tạo để không gây nhàm chán, sáng tạo để đem lại hiệu quả và thành công. “Khi ta yêu việc ta đang làm, thì ta không làm việc”, nhiệt huyết là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người làm việc.

Hãy học cách lắng nghe và phản hồi: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Lắng nghe những gì DN cần, doanh nhân muốn và công chúng nói. Qua đó, người làm truyền thông sẽ hiểu được công chúng phản ánh gì, muốn gì, cần gì? Đây sẽ là cơ hội người làm truyền thông hiểu, truyền đạt được đúng, đủ vấn đề mà DN muốn, giúp doanh nhân có thể hiểu, trao đổi thông tin với công chúng, phát triển được mối quan hệ hai chiều. Từ đó, các chiến lược truyền thông sẽ trở nên hiệu quả vì đánh đúng vào những điểm khiến khách hàng dễ bị thu hút nhất.

Thường xuyên nghiên cứu: người làm truyền thông cần cố gắng nghiên cứu

thêm về hình ảnh doanh nhân xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội như thế nào, cập nhật những thay đổi hay biến động trong ngành trong khu vực và quốc tế bằng kiến thức của người đứng đầu doanh nghiệp, cung cấp cho công chúng những thông tin quan trọng, thiết thực và có giá trị. Có như vậy thì sẽ thu hút được nhiều người theo dõi, khách hàng sẽ quan tâm, đến thăm nếu họ thu được giá trị gì từ những thông tin đó và chắc chắn công chúng sẽ tiếp nhận các bài viết tiếp theo của DN.

Nâng cao năng lực chuyên môn: Phối hợp thường xuyên với các cơ sở đào

tạo báo chí, nhân lực tổ chức các lớp học hằng năm trao nhằm đổi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nâng cao khả năng năng giao tiếp, trình độ hiểu biết về kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp. Thường xuyên có sự trao đổi, tọa đàm để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của doanh nhân, từ đó giúp người làm công tác truyền thông hiểu đúng, đủ và truyền tải chính xác những gì doanh nhân cần, những gì công chúng muốn tiếp cận ở doanh nhân - DN.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với phóng viên – cơ quan báo chí: Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo của người làm công tác truyền thông. Việc tạo được mối quan hệ tốt đẹp sẽ giúp cho người làm truyền thông vừa xây dựng và vừa thuyết phục giới báo chí về tính thú vị của câu chuyện thương hiệu mà người làm truyền thông đang xây dựng.

Được đầu tư tài chính phù hợp: Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn

tới hoạt động tuyên truyền về hình ảnh doanh nhân không đạt được hiệu quả như mong muốn là việc hạn chế về nguồn tài chính, kinh phí đầu tư cho hoạt động này.

Vì vậy, tại mỗi doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, có chính sách ưu tiên đầu tư cho công tác tuyên truyền hình ảnh doanh nhân.

Bên cạnh đó, với những kinh nghiệm thực tế, tác giả có một số lưu ý với người làm công tác truyền thông cho doanh nhân – DN, khi thực hiện một chiến dịch truyền thông thì cần phải chú trọng những yếu tố:

Xác định công chúng mục tiêu: Một nhà truyền thông tuyệt vời phải biết chính xác, ai là khán giả, là đối tượng của mình. Để xây dựng hình ảnh doanh nhân thông qua các tác phẩm trên báo in kinh tế được hiệu quả thì trước tiên người làm công tác truyền thông cho doanh nhân cần nắm bắt và hiểu rõ đối tượng công chúng họ là ai, họ cần gì, họ muốn đón nhận những loại thông tin thế nào, cách thể hiện ra sao… Biết được điều này, người làm truyền thông có thể điều hướng hình ảnh, ngôn ngữ và nội dung bài đăng về doanh nhân, DN tập trung vào đối tượng tiếp nhận.

Xác định mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh doanh nhân: Với các DN- doanh nhân, mục tiêu của hoạt động này là tạo dựng được hình ảnh người doanh nhân thành công có những giá trị, nét đẹp, vị trí, vai trò mới trong xã hội hiện đại. Song song với đó là nâng cao nhận thức, để lại những ấn tượng được khắc sâu vào tâm trí của công chúng, cũng sự đón nhận của họ về hình ảnh doanh nhân hiện đại; gắn với các giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người như sự nỗ lực, vượt khó, tinh tế, nhạy bén… tạo ra được hiệu ứng dư luận lan truyền trong xã hội thông qua các điệp được chuyển tải trong các tác phẩm báo chí.

Thiết kế thông điệp truyền thông cụ thể:Việc thiết kế thông điệp cho mỗi chiến dịch, sự kiện đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải giải quyết được bốn vấn đề:

- Nội dung thông điệp, cần phải được dựa trên nền tảng là các giá trị xoay quanh hình ảnh doanh nhân Việt Nam. Việc thiết kế nội dung thông điệp phải làm nổi bật lên được các giá trị của họ. Bên cạnh đó nội dung phải đảm bảo là hấp dẫn và cuốn hút người tham gia đón nhận sản phẩm quảng bá. Đồng thời nội dung thông điệp còn nhằm vào ý thức công chúng .

- Hình thức thông điệp: Ngắn gọn và súc tích, trên các phương tiện truyền thông xã hội có vô vàn các bài viết được hiển thị. Công chúng sẽ có một sự chọn lọc nhất định: đối tượng quan tâm, ít quan tâm, từ ngắn gọn, tới dài dòng, đẹp đẽ, xấu

xí… Nếu bài viết của doanh nghiệp quá nhiều chữ, thông tin cứng nhắc thì công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)