Nâng cao nhận thức về sự cần thiết xây dựng hìnhảnh doanh nhân Việt Nam trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 85)

3.1 .Nhóm giải pháp

3.1.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết xây dựng hìnhảnh doanh nhân Việt Nam trên

doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân của Việt Nam hiện nay không chỉ xung kích trên mặt trận kinh tế trong nước mà còn trên trường quốc tế, sự trưởng thành, những đóng góp to lớn đã được Đảng và Nhà nước ta ghi nhận. Doanh nhân Việt Nam trở thành những nhân tố nổi lên năng động và tích cực, họ có được chỗ đứng trong lòng công chúng, được đánh giá cao, được coi trọng.

Điều này đòi hỏi, tính cấp thiết của việc xây dựng mối quan hệ, kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, giữa báo chí và doanh nghiệp, doanh nhân.Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức coi trọng cũng như đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền chính sách, hình ảnh của nền kinh tế nước nhà đến công chúng trong nước và thế giới.

Doanh nhân cần báo chí để xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp, sản phẩm cũng như truyền thông thông điệp của mình đến công chúng. Tuy nhiên, hiện nay báo chí mới chỉ khai thác đề tài này có khi phát hiện vấn đề liên quan và ngược lại. Việc tiếp cận bị động như vậy giữa doanh nghiệp – báo chí chưa thực sự phản ánh đúng và đủ bản chất sự việc.

Trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu thì doanh nhân cần phải gắn giá trị truyền thống với yếu tố mang bản sắc dân tộc, sự điều phối của nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước hay những thay đổi về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về doanh nhân. Đồng thời đây cũng là yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý, chính sách của Nhà nước cần tạo ra được môi trường thuận lợi để doanh nhân phát triển.

Trong quá trình khảo sát tác giả luận văn thấy vẫn còn nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xây dựng hình ảnh doanh nhân Việt Nam. Mặc dù,

doanh nhân Việt Nam đã có địa vị và đạt được một số thành công nhất định, nhưng trên thực tế vẫn còn một bộ phận doanh nhân chưa được đào tạo bài bản thực sự. Tầm nhìn chiến lược về dài hạn của đội ngũ doanh nhân Việt chưa cao; kinh nghiệm thương trường còn yếu; tính liên kết, hợp tác còn thiếu bền vững chưa tạo được sức mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó, kiến thức về pháp luật nhiều doanh nhân yếu: pháp luật kinh doanh quốc tế, năng lực quản trị doanh nghiệp… dẫn đến nhiều doanh nhân chưa đủ bản lĩnh và kinh nghiệm đàm phán với các đối tác nước vì vậy họ không chủ động được trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới.

Thứ hai, sự thiếu trách nhiệm đối với người lao động: nợ bảo hiểm xã hội, thiếu an toàn lao động; vệ sinh an toàn thực phẩm… Không chú ý đến sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây tổn hại đến môi trường...Bên cạnh đó, một bộ phận doanh nhân, doanh nghiệp Việt vẫn vì ham lợi nhuận mà làm ăn bất chính: buôn lậu, hàng giả, lừa đảo, trốn thuế, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức kinh doanh… Trong số 51 ra ngày 26/6/2017 báo TBKTVN có bài: Tàu vỏ thép gỉ lắp máy rởm

của tác Chu Khôi, có ghi lại thông tin Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng tàu cá cho ngư dân với nguồn nguyên liệu không đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ thép không rõ ràng, không đạt tiêu chuẩn. Khi cơ quan chức năng vào kiểm tra thì kiểm tra tới đâu, sai phạm tới đó.

Thứ ba, trong các DN hiện nay, vẫn còn nhiều lãnh đạo, quản lý có năng lực, trình độ quản lý kinh tế yếu, kém. Tư tưởng chính trị suy thoái, tham nhũng, hối lộ, gây thất thoát tài sản của Nhà nước. Bài viết: Đại án Oceanbank: Lỗi của thị trường và tội của ngân hàng của tác giả Song Lam là một ví dụ. Bài viết được đăng trên báo DĐDN số ra 69 ngày 30/8/2017 đã cung cấp tới công chúng thông tin lãnh đạo doanh nghiệp Oceanbank, cấu kết, làm việc trái quy định gây thiệt hại ngân sách gần 2000 tỷ đồng…

Từ những ví dụ trên có thể thấy, sự yếu kém năng lực, trong quản lý, trách nhiệm… đã gây ra hậu quả nghiêm trọng làm xấu hình ảnh doanh nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội mất lòng tin.

Một điều nữa cũng cần bàn đến, hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ nhà nước có thái độ và tư tưởng sách nhiễu, gây khó dễ, vòi vĩnh doanh nhân. Nhiều doanh nghiệp cho rằng: các thủ tục hành chính đang là gánh nặng cho họ.

Chẳng hạn về chính sách thuế: “Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về thuế của Bộ Tài chính còn chậm so với thời hạn thi hành quy định của các văn bản Luật, Nghị định khiến doanh nghiệp phải điều chỉnh nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh như điều chỉnh hóa đơn, chứng từ, làm gia tăng chi phí, thời gian…Nhiều doanh nghiệp không kịp nắm bắt những thay đổi về thủ tục, chính sách

thuế nói riêng và pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh nói chung”.[65]

Từ những kết quả khảo sát, người thực hiện luận văn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể đối với việc xây dựng hình ảnh doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là báo in kinh tế.

- Tổ chức các lớp học, event, tập huấn, nghiệp vụ để xây dựng văn hoá giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh dành cho đội ngũ doanh nhân.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền: các chương trình thực tế, game show, sự kiện…để nâng cao nhận biết về hình ảnh doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo in kinh tế nói riêng.

- Tổ chức, các sự kiện, chương trình để tôn vinh những đóng góp tiêu biểu, tích cực của doanh nhân.

- Xây dựng những chuyên trang, chuyên mục có những bài viết chất lượng, có thể nhiều kỳ về hình ảnh người doanh nhân. Có chính sách thu hút chính các doanh nhân trở thành tác giả của những bài viết đó hoặc biến các doanh nhân thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ.

Bên cạnh đó, cũng cần sự chủ động hợp tác từ doanh nhân, doanhnghiệp.Đây không chỉ là tinh thần chủ động hội nhập của doanh nhân mà đó là sự chủ động không chờ đợi thụ động vào sự thay đổi chính sách của Nhà nước.

Người doanh nhân cần, biết và tìm cách khắc phục những hạn chế của mình, tận dụng những cơ hội, thách thức mới, coi đó là một bước ngoặt chủ động hòa nhập để khẳng định, vượt lên chính mình. Có như vậy, thì doanh nhân mới thực hiện hoàn thành sứ mệnh trở thành những người đi tiên phong trong công cuộc phát

3.1.2.Đổi mới nội dung và ph ng thức xây dựng hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế

Muốn cho báo chí phát huy tác dụng thực sự trong việc hướng dẫn dư luận và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng thì yêu cầu cần thiết đối với một tác phẩm báo chí là cần có sự tăng cường sự hợp tác giữa hai yếu tố: nội dung và hình thức.

Theo đó, để nâng cao chất lượng bài viết, hình ảnh người doanh nhân trên báo in kinh tế cũng như hiệu quả truyền thông tác động đến công chúng, các sản phẩm báo chí cần phải tạo ra sự thay đổi về nội dung và phương thức truyền thông.

Lựa chọn những nội dung phù hợp, hình thức - phương thức thể hiện thông tin sinh động, sẽ gây được những xúc cảm tốt đối với công chúng.

Tác giả luận văn đã rút ra một số lưu ý khi xây dựng hình ảnh qua báo in như sau: - Về nội dung: các nội dung đăng tải cần phải thay đổi phù hợp với thực tiễn và nhu cầu thông tin của công chúng: phải phong phú, phản ánh đúng, đủ, kịp thời, tập trung những vấn đề thiết thực mà công chúng đang quan tâm, đang thiếu thông tin.

Chẳng hạn khi xây dựng hình ảnh những doanh nhân thành đạt thì phải đi liền với những hành động cụ thể như; người doanh nhân ấy thành đạt như thế nào, quá trình khởi nghiệp;dám chấp nhận rủi ra, dám nghĩ dám làm; biết nắm cơ hội để thành công hay vượt khó vươn lên, nhưng họ vươn lên thế nào, họ dám làm ra sao… hay những tình huống, hành vi gian lận cần có dẫn chứng cụ thể cùng với những đánh giá, bình luận, phân tích khách quan của các chuyên gia để bài viết có chất lượng và cung cấp niềm tin cho độc giả.

Báo in kinh tế phải chuyển tải thông tin đến bạn đọc theo cách riêng, tận dụng những thế mạnh hiện thời của mình. Đó là, nội dung các tin bài chuyên sâu vào kinh tế: chính sách, phương thức kinh doanh, giá cả, ưu đãi, lãi suất…

Mỗi bài viết đưa ra thông điệp cần phải đảm bảo tiêu chí nói thẳng, nói thật, nói đúng trọng tâm tránh sáo rỗng, dài dòng…

- Về hình thức, các tác phẩm báo chí cần phải đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của công chúng: tính mỹ cảm làm sao tác động được sâu sắc đến tình cảm và suy nghĩ của đối tượng tiếp nhận; hình thức trình bày: ngắn gọn; bắt mắt…

Các thông tin trong bài viết phải được chuyển tải bằng nhiều hình thức, phương pháp, có tính thuyết phục, dễ hiểu, ngôn ngữ sắc sảo có chọn lọc. Tác phẩm báo chí đáp ứng được những điều này thì không chỉ làm cho công chúng thích thú mà còn khơi gợi được những suy nghĩ theo hướng đúng đồng thời cũng thúc đẩy họ có hành động tích cực.

Tăng cường đội ngũ phóng viên ảnh để có nguồn ảnh sử dụng phong phú, hình ảnh phù hợp với nội dung bài viết, khai thác triệt để ưu điểm của hình ảnh mang lại. Hạn chế đến mức tối đa sử dụng “hình ảnh mang tính chất minh họa”.

Xây dựng đội ngũ thiết kế, để bổ sung thông tin đồ họa (TTĐH) đối với những bài viết phù hợp. Khi sử dụng TTĐH không những phong phú tờ báo, lại có thể cung cấp thêm thông tin, mang lại tính thẩm mỹ, ngắn gọn tiết kiệm đáng kể diện tích mặt báo. Ngoài ra, nó cũng giúp độc giả nắm bắt thông thông tin nhanh hơn, tạo cảm giác ấn tượng mạnh gây nên hưng phấn, thích thú, thu hút độc giả.

3.1.3. ăng c ờng nguồn nhân lực nâng cao chất l ợnghình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế

Sau hơn 30 năm đổi mới, đội ngũ nhà báo viết về kinh tế của nước ta đã tăng đáng kể về số lượng, nhưng số nhà báo viết về kinh tế một cách sắc sảo chưa nhiều. Những năm gần đây, giải thưởng báo chí quốc gia dành cho các nhà báo viết về kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số giải thưởng được trao.

Ở thời điểm hiện tại nền kinh tế nước ta đang có nhiều cơ hội, nhưng đồng nghĩa cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt là từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Nền kinh tế CNH – HĐH tác động lên: tài chính, chứng khoán, bất động sản, tỷ giá, lãi suất biến động, thay đổi mọi mặt… song song với đó cũng bộc lộ nhiều yếu tố phức tạp như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, nợ xấu… Trong bối cảnh đó báo chí không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến hoạt động của báo chí nói chung, trong đó có báo in. Ngoài ra, báo in còn đang phải chịu áp lực cạnh tranh giữ công chúng quyết liệt bởi hệ thống thông tin trên mạng như các trang thông tin điện tử tổng hợp, trang tin cá nhân…ngày càng thu hút số lượng lớn người đọc.

doanh nhân thì đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thông tin kinh tế trên báo chí. Để làm được điều đó, nhất thiết phải nâng cao năng lực đội ngũ nhà báo viết về kinh tế nói chung và chuyên viết về doanh nhân nói riêng.

Đối với đội ngũ phóng viên: Người Phóng viên phụ trách lĩnh vực nào phải

có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực đó. Thực tế cho thấy phóng viên kiến thức kinh tế và pháp luật về kinh tế càng vững, càng sâu thì phóng viên càng có khả năng phát hiện các đề tài về kinh tế, xử lý thông tin càng chắc chắn, chuẩn xác, sắc sảo. Vì vậy, đòi hỏi mỗi phóng viên cần:

- Có đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp;

- Chủ động nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ bản thân. Ví dụ: học thêm văn bằng 2 để bổ sung kiến thức, hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, chuyên sâu.

- Ham học hỏi, biết tự rút kinh nghiệm qua từng bài viết sau khi được ban biên tập chỉnh sửa. Học hỏi các đồng nghiệp ngay trong tòa soạn cũng như của đơn vị khác, học cách khai thác, phát hiện đề tài, xử lý thông tin, trình bày tác phẩm…

- Ngoài kiến thức kinh tế nền về lĩnh vực theo đuổi, người phóng viên cần trang bị kiến thức pháp luật để có thể đánh giá đúng và đầy đủ bản chất vấn. Hơn lúc nào hết, bên cạnh cái đầu lạnh mỗi nhà báo còn cần phải có một trái tim nóng; để không bước qua ranh giới mong manh giữa đạo đức hành nghề và sự cám dỗ của vật chất.

- Các nhà báo phải có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, tác nghiệp một cách chuyên nghiệp. Phải đi thực tế, nắm thông tin từ nhiều nguồn chứ không nghe một chiều; dẫn nguồn tin đầy đủ, đảm bảo sự trung thực của thông tin…

“Hiện nay thông tin báo chí quá nhiều, thiếu sự trung thực dẫn đến các hình ảnh của doanh nhân chưa phản ánh và truyền tải đúng. Tại sao như vậy? Bời vì doanh nhân chịu chi, tác giả bài báo ngại xác minh thông tin nên dẫn đến việc có những bài báo viết không đúng về doanh nhân đó. Chính những bài báo như vậy, vô tình làm cho bạn đọc ngày một đánh mất sự tin tưởng của báo chí.

Giải pháp của tôi đưa ra là các tác giả bài viết, trước khi đăng tải bài cần trích nguồn rõ ràng, cần kiểm chứng thông thông tin một cách chân thực, cần phải

“mục sở thị” các dẫn chứng để sinh động cho bài viết, đồng thời không nên sao chép, xào xáo để bài viết có chiều sâu và hấp dẫn bạn đọc. Ban biên tập cũng cương quyết không đăng tải những nội dung bài viết mang tính thiếu thông tin bởi

nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của tờ báo.” [PV4]

Đối với doanh nhân: Doanh nhân là một phần không thể tách rời của hình

ảnh doanh nghiệp hay nói cách khác doanh nhân trở thành đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp, điều này ngày càng đúng và phổ biến trên thế giới.

Hình ảnh cá nhân của người lãnh đạo có thể cho phép doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn, dễ tạo tin tưởng hơn, dễ thu hút nhân tài hơn và mang lại nhiều lợi ích khác.... Nhưng thực tế cho thấy, dùng hình ảnh cá nhân của lãnh đạo doanh nghiệp để hỗ trợ kinh doanh giống như con dao hai lưỡi.

Một phát ngôn không hợp lý có thể gây khủng hoảng, một hình ảnh buông tuồng có thể gây ra hậu quả để lại cho doanh nghiệp rất nặng nề. Ai có thể đảm bảo những hình ảnh không phù hợp ấy không lan truyền trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt và gây hậu quả xấu trước ngày công ty lên sàn chứng khoán. Đặc biệt là trong thời đại mà mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, trở nên một kênh truyền thông vừa rộng, vừa sâu, vừa nhanh như hiện nay?

Theo ý kiến của tác giả, doanh nhân – người mang trong mình sứ mệnh quan trọng thì cần chú ý 4 điểm sau: phát ngôn, hành động, cử chỉ, thái độ và trang phục.

- Phát ngôn có thể hiểu là các phát biểu về tầm nhìn của doanh nghiệp, định vị sản phẩm, tuyên bố về một chủ đề có liên quan đến doanh nghiệp mình.

- Hành động là tất cả các hoạt động: tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, chơi thể thao, tăng giảm lương bổng hay sa thải nhân viên.

- Cử chỉ, thái độ là các biểu hiện về ngôn ngữ cơ thể như nói, cười, chào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)