Sơ lƣợc về các báo in kinh tế khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 42)

2.1.1.Báo Diễn đàn doanh nghiệp

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là cơ quan ngôn luận của VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Báo ra đời ngày 5/11/1993 với tôn chỉ hoạt động: “Vì lợi ích cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam”.

Ngày 15/1/1994, số báo đầu tiên của báo Diễn đàn Doanh nghiệp chính thức được phát hành do ông Ngô Văn Hải làm TBT.

Giai đoạn 1993 đến 1997, Báo luôn chú trọng đến việc tìm tòi mở ra nhiều kênh thông tin mới cho doanh nghiệp trong cả nước như xuất bản các “Bản tin Kinh tế – Thương mại Việt Nam” bằng hai thứ tiếng Việt và Anh, mỗi tuần 3 kỳ.

Giai đoạn từ năm 1998 đến 2002, Báo tập trung vào các trục như xuất bản báo, các ấn phẩm và các hoạt động bên ngoài mặt báo hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013, Báo đã đổi mới mạnh mẽ, tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật và cải thiện môi trường kinh doanh, triển khai hàng loạt diễn đàn, hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp, doanh nhân tham gia vào dự thảo sửa đổi một số Luật quan trọng như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Tố tụng hình sự…

Từ cuối năm 2002, báo Diễn đàn Doanh nghiệp đưa vào hoạt động trang điện www.dddn.com.vn. Đến nay báo phát hành định kỳ 2 số/tuần vào thứ 4 và thứ 6.

Là một trong những tờ báo chuyên về kinh tế, báo Diễn đàn Doanh nghiệp đề cập một cách tổng hợp từ quan điểm, đường lối phát triển kinh tế đất nước, Báo đã tuyên truyền sâu rộng, những thông tin, chính sách của Đảng và Nhà nước, những cơ chế phục vụ lợi ích doanh nhân, doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng…, đến hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Báo cũng đã tổ chức nhiều hoạt động xã hội thường niên như: Chương trình Khởi nghiệp; Tổ chức các diễn đàn, hội thảo nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, doanh nhân…

Hình 2.1. Báo Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp có bố cục từ 12-16 chuyên mục với số lượng từ 16- 20 trang. Bao gồm: Sức khỏe và bình luận; Dòng tiền; Khởi nghiệp; Nhân vật; doanh nhân – doanh nghiệp; Thị trường; Hội nhập; Cơ chế- Chính sách; Hồ sơ; Pháp luật- Kinh doanh; Kinh tế địa phương. Trang cuối cùng thường là trang quảng cáo.

Điều đặc biệt ở Báo Diễn đàn Doanh nghiệp là BBT xây dựng bố cục trang linh hoạt để tăng sự hấp dẫn mỗi kỳ báo. Những chuyên mục xuất hiện cố định như: Thời sự; Cơ chế- Chính sách; Bất động sản – Vật liệu xây dựng; Pháp luật- Kinh doanh; Hội nhập. Còn lại các chuyện mục thì liên tục thay đổi. Ví dụ như: chuyên mục tuần này xuất hiện vào số thứ 4 nhưng tuần sau lại có khi lại vào thứ 6.

Ngoài ra, báo Diễn đàn Doanh nghiệp còn có thêm ấn phẩm Doanh nhân số cuối tuần, được phát hành định kỳ 2 số/tháng vào ngày 01 và 15 hàng tháng. Và trang điện tử tại địa chỉ: www.dddn.com.vn.

2.1.2.Báo Thời báo kinh tế Việt Nam

Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam dưới sự quản lý của Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, phát hành định kỳ từ thứ 2 đến thứ 7 với số lượng 6 số/ tuần. Khi mới ra đời vào tháng 9/1991 thì gọi là “Thông tin kinh tế” xuất bản một tuần một kỳ và sau đó tháng 12/1991 đã được đổi tên thành Thời báo Kinh tế Việt Nam như hiện nay.

GS. Đào Nguyên Cát – người đã sáng lập và liên tục làm Tổng biên tập tờ báo từ khi thành lập đến nay.

Với tôn chỉ hoạt động đi theo đường hướng riêng biệt đến nay, sau 27 năm hoạt động Thời báo kinh tế Việt Nam đã có được một lượng độc giả rất lớn, trở thành một trong trang báo về kinh tế uy tín nhất ở Việt Nam, mặc dù đây thuộc có phân khúc đối tượng độc giả rất đặc thù.

Hình 2.2. Báo Thời báo Kinh tế Việt Nam

Thời báo Kinh tế Việt Nam có 12 chuyên mục với dung lượng 16 trang. Các chuyên mục chính: Thời sự kinh tế, Vấn đề thời mở cửa, Hội nhập kinh tế,Chứng khoán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh doanh, Khởi nghiệp, Kinh tế - Xã hội, Công nghệthông tin, Bất động sản, Công nghệ thông tin, Quảng cáo.

Vào các số cuối tuần của tháng thường có 2 số gộp với 16 chuyên mục và dung lượng 23-25 trang. Các trang chuyên mục của báo thường được giữ nguyên, ít khi thay đổi.

Từ một tờ thông tin kinh tế, xuất bản hàng tuần từ năm 1991, đến nay Thời báo Kinh tế Việt Nam đã là một tổ hợp báo kinh tế mạnh với các ấn phẩm: Thời báo Kinh tế Việt Nam (tiếng Việt) xuất bản hàng ngày; báo điện tử VnEconomy (tiếng Việt), ấn phẩm Vietnam Economic Times (tiếng Anh), xuất bản tháng 1 kỳ, chuyên trang điện tử VET Online (tiếng Anh), ấn phẩm The Guide (tiếng Anh), xuất bản tháng 1 kỳ, ấn phẩm Tư vấn Tiêu & Dùng (tiếng Việt), xuất bản tháng 1 kỳ.

2.1.3.Tiêu chí và số l ợng bài báo khảo sát

Đầu tiên, người viết lựa chọn các bài viết thể hiện rõ nét những ý kiến đóng góp, cung cấp thông tin, bình luận, đánh giá, tư vấn, phản biện…của doanh nhân về những vấn đề kinh tế, chính trị, chính sách, sự kiện…đã, đang và sẽ diễn ra.

Thứ hai, lựa chọn các bài viết về gương doanh nhân điển hình. Những doanh nhân dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận mạo hiểm, thử thách. Những bài viết trực tiếp về hình ảnh doanh nhân, hoặc thông qua các bài viết về sản phẩm mới, về quá trình hình thành phát triển doanh nghiệp, hay qua các hoạt động cộng đồng… để nâng cao hình ảnh và vai trò của doanh nhân.

Thứ ba, những doanh nhân được đề cập là chủ những doanh nghiệp nhỏ, vừa, lớn, là người Việt Nam có thể ở trong nước hoặc nước ngoài. Họ là đối tượng liên quan vấn được đề cập, họ quan tâm, họ nghiên cứu, hay họ trực tiếp là chuyên gia…Hoặc họ là những người dám nghĩ, dám làm, chấp nhận rủi ro, dám sáng tạo - đổi mới để đạt thành quả bền vững.

Qua đó, hình ảnh doanh nhân Việt Nam được truyền thông tới công chúng bằng các thể loại như: Phóng sự, phản ánh, phân tích, điều tra, bình luận, phỏng vấn… có độ dài 500 chữ trở lên.

Tác giả đã lựa chọn 1200 bài báo để khảo sát về hình ảnh doanh nhân trong thời gian 01 năm từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018 trên 02 báo in kinh tế.

Trong đó: báo Thời báo Kinh tế Việt Nam có 720 bài,bài có ảnh là 425 bài và ảnh nhân vật là 108 ảnh; báo Diễn đàn Doanh nghiệp có 480 bài, bài có ảnh là 422 bài và ảnh nhân vật là 187 ảnh.

Chi tiết số lượng các bài viết trên 02 báo như sau:

Hình 2.3 Số l ợng bài viết khảo sát trên báo Thời báo kinh tế Việt Nam từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018

Hình 2.4 Số l ợng bài viết khảo sát trên báo Diễn Đàn Doanh nghiệp từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018

2.2. Phân tích hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế đƣợc khảo sát

2.2.1.Nội dung th hiện hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế

Qua thời gian khảo sát trên hai báo: Diễn Đàn Doanh Nghiệp và Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, tác giả nhận thấy báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chuyển tải thông tin, truyền thông hình ảnh của người doanh nhân đến với công chúng. Đây kênh thông tin quan trọng hàng đầu để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình, đưa hình ảnh truyền thông đến với công chúng. Bởi vậy những thông tin, nhận định của các bài viết trên các trang báo mang tính định hướng rất lớn đối với công chúng khi nhìn nhận về hình ảnh của người doanh nhân hiện nay.

Với 1200 bài viết được khảo sát có đề cập tới những hệ giá trị liên quan tới hình ảnh doanh nhân. Tác giả nhận thấy hình ảnh doanh nhân Việt Nam được truyền thông trên báo in kinh tế không chỉ là qua đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh gia đình… như thế nào, ra sao nữa, mà họ xuất hiện với vai trò là người đóng góp ý kiến, bình luận, đánh giá, chuyên gia… phản biện về một lĩnh vực nhất định.

Những bài viết theo loại hình này là bước đệm quan trọng để doanh nhân Việt Nam truyền thông, phát triển hình ảnh của mình tới với đông đảo công chúng. Điều này thể hiện cụ thể bằng biểu đồ:

Hình 2.5. Hình ảnh doanh nhân Việt Nam xuất hiện nh thế nào trên báo in inh tế

Để làm rõ, hiểu rõ về hình ảnh doanh nhân Việt Nam xuất hiện như thế nào trên báo in kinh tế, những vị trí mới, đóng góp to lớn vào sự phát triển của kinh tế nước nhà, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích những nội dung sau:

2.2.1.1. Hình ảnh doanh nhân Việt Nam những đóng góp cho xã hội trong thời kỳ

hội nhập

Có thể nói chưa bao giờ, tầng lớp doanh nhân Việt Nam lại có vị thế đặc biệt, được đặt vào vị trí trung tâm của xã hội như hiện nay. Doanh nhân - những chiến sỹ tiên phong, họ được xem như những “quả đấm thép” trên thương trường quốc tế, quả đúng khi có ý kiến cho rằng: "thương trường là chiến trường". Doanh nhân không những là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng đất nước mà họ còn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên con đường hội nhập, Đảng và nhà nước ta đề ra nhiệm vụ thực hiện CNH - HĐH đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh”, để làm được điều đó thì đội ngũ doanh nhân chính là lớp người đi

đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay.

Trên tạp chí VHDNVN số 1& 2/2005, trích dẫn lời phát biểu của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước”. Đồng quan điểm đó, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nhấn mạnh: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển

các mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.”(Tạp chí VHDNVN số

1&2/2005).

Đội ngũ Doanh nhân trở thành thành phần tích cực, là hạt nhân,động lực, trong tăng trưởng kinh tế, họ năng động, sáng tạo góp phần xây dựng, tổ chức đời sống xã hội. Trong quá trình giao thương quốc tế, đội ngũ doanh nhân trở thành chất xúc tác giúp thúc đẩy cho quá trình giao thoa kinh tế thế giới.

Việc khảo sát 2 tờ báo in kinh tế: Thời báo kinh tế Việt nam và Diễn đàn doanh nghiệp đã cho thấy rõ những đóng góp của doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Doanh nhân trở thành lực l ợng quan trọng góp phần không nhỏ vào hoạt động quảng bá các sản phẩm, hàng hóa, hình ảnh đất n ớc Việt Nam đến với thế giới; đồng thời thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trên phương diện nhập khẩu hàng hóa, chuyển giao khoa học - công nghệ, phương thức, phương pháp kinh doanh, quản lý kinh tế tiên tiến của thế giới về Việt Nam.

Đến nay, đội ngũ doanh nhân đã và đang tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân, từng bước nâng cao uy tín, chất lượng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, dịch vụ của mình cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài. Trong bài “Đẩy mạnh đầu tư sang Lào” - số 101 ra ngày 28/4/2017 của tác giả Phan Dương (TBKTVN) là một ví dụ:

Tính đến hết Quý 1/2017 Việt Nam có 269 dự án tại Lào với số vốn đăng ký là 5,1

tỉ USD, phủ kín 17/18 tỉnh thành nước bạn”.

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trên nhiều thị trường từ Á sang Âu với nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, khai thác dầu mỏ, khai thác cao su, trồng rừng, thủy điện, đến các mặt hàng xuất khẩu: thủy – hải – sản, lúa gạo... Các doanh nhân đều biết nắm bắt cơ hội để đưa các sản phẩm của Việt Nam có mặt khắp nơi trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với tư duy nhìn xa trông rộng của các doanh nhân Việt Nam: “ Tuy nhu cầu gạo ở Bắc Âu còn nhỏ bé so với trung tâm Châu Âu, nhưng có

thể nói thị trường Bắc Âu vẫn là khu vực tiềm năng đối với gạo của Việt Nam” ông

Lâm Tuấn Anh – Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát chia sẻ nói về thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bài viết “Đưa gạo Việt Nam vào thị trường Châu Âu” của tác giả Khôi Nguyên số 118 ra ngày 18/5/2017 (TBKTVN).

Song song với quá trình hoạt động kinh doanh quốc tế, Doanh nhân từng bước đưa những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam đến với thế giới, từ đó quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam cùng với các nhà ngoại giao, các nhà quản lý.

Doanh nhân Việt Nam trở thành những mắt xích liên kết, hợp tác kinh tế - xã hội, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa “5 nhà”: nhà nước, nhà doanh nghiệp,

Trong bài viết: “Xuất khẩu dệt may sẽ tăng trưởng 13 - 14%” ra ngày 14/5/2017 của tác giả Vũ Khuê (TBKTVN- số 106) ông Lê Tiến Trường- TGĐ dệt may Việt Nam cũng nhận định: “Có thể thấy những nỗ lực của việc chủ động, tiếp cận, tận dụng và khai thác những hiệp định thương mại song phương và đa phương đã cho kết quả, mà phần lớn thành quả này đến từ Liên minh kinh tế Á- Âu và AEC”.

Từ những kinh nghiệm thực tế, những khó khăn phải đối mặt, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã dần hình thành nên lối sống tự chủ, sáng tạo. Họ chấp nhận rủi ro, dám đương đầu với khó khăn để làm giàu và trở thành những người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Khao khát giàu có, thành đạt, trở thành mục tiêu phấn đấu, khát vọng làm giàu của nhiều người trẻ. Đây chính là động lực để kinh tế đất nước tăng trưởng vững chắc trong thời kỳ hội nhập.

Hình 2.6. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các nước khu vực Đông Nam Á

DN- doanh nhân phát tri n tạo công ăn việc làm và sinh kế cho nhiều ng ời lao động trên các vùng miền cả n ớc.

Đến nay, doanh nhân không chỉ làm giàu cho bản thân mà họ còn tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, từ những người yếu thế: người khuyết tật, thương binh, bệnh binh đến nông dân, công nhân, đồng bào dân tộc thiểu số ở biên giới, miền núi, … góp phần vào sự phồn vinh của đất nước.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý I.2016 ước tính là 2,23%, nhưng đến tính đến hết quý I/2018, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,2% [47].

Trong bài viết: “Doanh nghiệp có trách nhiệm với nhân dân” ra ngày 10/7/2017 của tác giả Chu Khôi (TBKTVN số 163) – ông Lại Xuân Môn chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam có nhận định: “Hiện có khoảng 4.500 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp làm ăn có hiệu quả. Mặc dù chỉ chiếm hơn 1% số DN cả nước, nhưng các DN nông nghiệp có nhiều đóng góp quan trọng, tạo động lực trở thành đầu tàu, là hạt nhân của tiến trình chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp của Việt Nam, góp phần đưa nền nông nghiệp từng bước thoát khỏi tình trạng manh mún, lạc hậu tự cung, tự cấp… đồng thời giải quyết việc làm cho người nông dân”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)