Tiêu chí đánh giá nội dung hìnhảnh doanh nhân Việt Nam trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 33 - 37)

trò không nhỏ. Báo in kinh tế không chỉ là một kênh thông tin mà còn là một cách tay đắc lực để truyền tải thông tin. Qua đó, các doanh nhân nắm bắt được tâm lý thị trường và xu hướng phát triển thị trường; quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, hình ảnh cá nhân… Trên báo in kinh tế, các doanh nhân, doanh nghiệp có cơ hội phản ánh những bất hợp lý trong chủ trương, chính sách để từ đó có những tác động làm thay đổi các chính sách bất hợp lý sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường, của đất nước.

1.3. Tiêu chí đánh giá nội dung hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế báo in kinh tế

Từ sau đổi mới, đến nay đội ngũ doanh nhân Việt Nam trở thành một cộng đồng đa dạng, được hình thành từ nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Họ có chung đặc điểm là làm kinh doanh với mục tiêu: giàu có và thành đạt.

Ở nước ta, tầng lớp doanh nhân phải kể cả những người kinh doanh dưới hình thức hộ cá thể. Như vậy, tầng lớp doanh nhân nước ta rất đông đảo, gồm nhiều loại ở nhiều tầm cỡ và trình độ khác nhau. Độ tuổi trung bình của doanh nhân từ 30- 50 tuổi, số doanh nhân trẻ tuổi dưới 30 tuổi đang phát triển nhanh.[4, tr.246-255]. Trình độ học vấn của doanh nhân Việt Nam nhìn chung còn thấp, những năm gần đây số lượng doanh nhân có trình độ đại học, sau đại học và được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đang có xu hướng tăng lên.[19,tr.33].

Doanh nhân, họ không chỉ là các ông chủ tư nhân có hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng mà còn bao gồm cả bộ phận cán bộ, lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của các DNNN; không chỉ là một bộ phận của trí thức mà còn có trong giai cấp nông dân, công nhân, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, người kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ… những người nghèo, mới lập nghiệp nhưng có ý chí làm giàu. Doanh nhân Việt Nam họ trưởng thành và phát triển từ trong hoạt

động sản xuất kinh doanh. Họ thành lập doanh nghiệp đa số xuất phát từ yêu cầu thực tế của cuộc sống, khát vọng làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay một số doanh nhân nước ta hiện còn có thêm vai trò của chính khách. Họ có vị trí trong các tổ chức chính trị - xã hội như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc... Từ đó hình thành nên cộng đồng doanh nhân liên kết hợp như doanh nhân - trí thức, công chức - doanh nhân, doanh nhân - cán bộ, doanh nhân - chính khách, nông dân - doanh nhân.

Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 70 năm hay đến thời hiện tại, cộng đồng doanh nhân Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm và những đóng góp của mình đối với sự phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu, người viết lựa chọn những khía cạnh sau để phân tích về hình ảnh doanh nhân Việt Nam trên báo in kinh tế:

1.3.1.Doanh nhân và những đóng góp với xã hội

Xã hội hiện đại là xã hội sản sinh và dựa trên các tổ chức, trong đó các nguồn lực, vốn xã hội, tài nguyên khác nhau được tập hợp và sử dụng để tạo ra những giá trị nhằm thỏa mãn và thúc đẩy xã hội đó hướng tới hội nhập và văn minh tiến bộ. Có thể nói các doanh nghiệp chính là nhóm bộ phận quan trọng nhất về lượng và chất trong khuynh hướng đó của xã hội. Từ đó chúng ta có thể nhìn thấy ngay tầm quyết định của những doanh nhân với tư cách đứng đầu các doanh nghiệp: kiến tạo, quản lý sự thay đổi và dẫn dắt tổ chức của mình trong tầm nhìn chiến lược hiện thực các mục tiêu phát triển cụ thể.

Cộng đồng doanh nhân hiện nay đã và đang góp phần đào tạo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong xã hội. Tính đến 20/4/2017, cả nước có hàng triệu doanh nhân đứng đầu tổ chức quản lý điều hành hơn khoảng 612.000 DN đang hoạt động, hơn 20.000 hợp tác xã, gần 5 triệu hộ kinh doanh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực…[52]. Đội ngũ này đang tạo việc làm cho hàng chục triệu người lao động, đào tạo lao động cho DN, thúc đẩy thị trường lao động phát triển, góp phần ổn định xã hội.

Song song với đó, việc nâng cao thu nhập cho người lao động trong nội bộ DN, cũng là một hình thức nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của xã hội. Qua đó, đóng góp nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước và giữ vai trò động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Từ những thành công trên thương trường, đội ngũ doanh nghiệp càng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với xã hội, bằng cách thường xuyên thực hiện các chính sách: bảo vệ môi trường, an sinh xã hội như: tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội; đóng góp xây dựng hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng bị ảnh hưởng thiên tai, bão lũ

1.3.2. Doanh nhân dám chấp nhận rủi ro, dám nghĩ, dám làm

Trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay, trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta càng thấy rõ vai trò của đội ngũ doanh nhân trên mặt trận đấu tranh chống tụt hậu về kinh tế, đồng thời trực tiếp cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường quốc tế để làm giàu cho đất nước.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam trở thành lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước hiện nay. Xây dựng được cộng đồng doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ, phẩm chất sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của DN trong nước với các DN nước ngoài. Việc DN phát triển nhanh - bền vững đồng nghĩa với bảo đảm độc lập, tự chủ uy tín cao của nền kinh tế nước nhà.

Bên cạnh đó, đội ngũ doanh nhân tham gia trực tiếp vào hệ thống chính trị, với tư cách phản biện xã hội, tư vấn hoạch định chính sách bộ máy nhà nước, điều này tác động trực tiếp đến việc thực thi các chính sách của nhà nước.

Chúng ta có thể thấy, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản, doanh nhân đã trực tiếp tham gia vào các tổ chức chính trị. Sức ảnh hưởng của họ có thể tác động mạnh đến các chính sách, đời sống chính trị, xã hội của quốc gia đó. Chẳng hạn Donald J. Trump ông xuất phát là một doanh nhân nhờ có tố chất, tài

năng, cùng với hiểu biết, có kinh nghiệm về các vấn đề kinh tế - xã hội – thể chế trong quá trình làm kinh doanh, đến nay ông trở thành tổng thống Mỹ. Ảnh hưởng của ông không chỉ dừng lại ở Hoa Kỳ mà đã lan tỏa toàn thế giới.

Tại nước ta, bước vào hội nhập đội ngũ doanh nhân trở thành lực lượng nòng cốt góp phần đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo trở thành một nước đang phát triển theo định hướng CNH – HĐH có thu nhập trung bình trên thế giới.

Trong môi trường hội nhập, sự dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, thách thức của đội ngũ doanh nhân trở thành nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam. Vai trò và trách nhiệm của họ ngày càng được trọng thị và nâng cao hơn khi đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Cũng chính là lúc doanh nhân phải thể hiện được bản lĩnh hơn bao giờ hết.

1.3.3.Doanh nhân với các tổ chức hiệp hội

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới trong đó xuất hiện những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên đấu trường đó cũng xuất hiện nhiều thách thức trong “sân chơi” WTO, các hiệp định đa phương khác với các khu vực trên thế giới như hiệp định TPP, FTA...mà Việt Nam tham gia ở đó doanh nghiệp phải đi đúng quy luật kinh tế thị trường theo những cam kết đã ký. Trong tình hình đó nhiều cơ chế, nhiều thủ tục hành chính, nhiều nhận thức cũ phải thay đổi.

Để đứng vững trên thị trường đầy sức cạnh tranh các doanh nghiệp phải có sự liên kết, hỗ trợ nhau thông qua các cơ chế hợp tác của các hội, hiệp hội ngành nghề. Các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng có vai trò rất quan trọng, nhất là việc tạo ra một môi trường và một cơ chế để có thể liên kết một cách chặt chẽ các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh tế trong các ngành hàng và để đảm bảo hiệu quả lợi ích chung của các ngành kinh tế, đồng thời cũng bảo đảm được lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia.

Khi Việt Nam gia nhập WTO, một trong các cam kết quan trọng là Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Các hiệp hội cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, cung cấp dịch vụ kinh doanh…Điều này đã được thể hiện

qua việc đa số các trường hợp tranh chấp, dàn xếp trong thương mại quốc tế là do các hiệp hội đứng ra thực hiện cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, ví dụ như vụ kiện bán phá giá philê cá tra, cá basa, sản phẩm giày mũ da,…

Hiện nay, các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam hiện hoạt động dưới các tên gọi khác nhau, như Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Liên minh, Đoàn, Hội liên hiệp... như: Hiệp hội Du Lịch Việt Nam, Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hiệp hội Cao Su Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội Lương Thực Việt Nam,…

Đến nay, hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hơn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên; xác định được phương hướng liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá; phản ánh trung thực ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh lên các cơ quan liên quan; hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành hàng trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hơn sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình ảnh doanh nhân việt nam trên báo in kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)