Giải huyền thoại về tâm thức dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi việt nam đương đại ( qua một số sáng tác của nguyễn huy thiệp, tạ duy anh, nguyễn xuân khánh) (Trang 93 - 108)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giễu nhại, giải huyền thoại

3.2.2.2. Giải huyền thoại về tâm thức dân gian

Về ảnh hưởng của tâm thức dân gian (trường hợp các “mơ thức tự sự” dân gian23) xâm nhập, tác động đến văn học nghệ thuật mà điển hình là văn học và điện

23 Về “mơ thức tự sự dân gian” xin xem thêm bài viết của Hồng Cẩm Giang: “Sự xâm nhập và tái sinh của một số mơ thức tự sự dân gian trong văn xuơi Việt Nam từ 1986 đến nay” (Hồng Cẩm Giang, Tạp chí Văn hĩa dân gian, số 1 (133) /2011, tr. 43-54). Tác giả đã chứng minh “cuộc xâm lăng” của các mơ thức tự sự dân gian (truyện lồng truyện, truyện cổ viết lại, nhại huyền thoại) trong văn xuơi đương đại, đồng thời phân tích một số biến đổi trong cấu trúc thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết dưới sự tác động của những “cuộc xâm lăng” trên. Theo thống kê trong bảng khảo sát sự phân loại các mơ thức tự sự dân gian, hình thức “nhại huyền

ảnh24 khơng phải là vấn đề mới25. Nhín sâu hơn vào diễn trình các thể loại của văn xuơi dân tộc, cũng như đặt chúng trong qua hệ “tương tác”, “xâm lấn” dễ nhận thấy những giao thoa phủ sĩng, trùng khít giữa các thể loại. Đây cũng là đặc trưng tiêu biểu của hiện tượng liên văn bản, xuyên thể loại. Trước khi đi vào phân tìch sự giao thoa giữa huyền thoại - “thể loại”/chất liệu khởi thủy chảy trơi trong lịng văn học đương đại, chúng tơi trích dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Trần Thị An về vấn đề này:

Mặc dầu hính thành tương đối muộn nhưng nền văn học trung đại Việt Nam vẫn mang đặc điểm giống với văn học viết các nước trên thế giới là bắt đầu bằng việc ghi chép văn học dân gian [2; tr.140].

Như vậy, với văn xuơi Việt Nam đương đại, tự sự dân gian mà cụ thể ở đây là tâm thức dân gian khơng chỉ dừng lại ở khâu “chi chép” giản đơn mà cịn được/bị đối thoại, giễu nhại, viết lại, thậm chí là giải thiêng, lật đổ. Đặc điểm này khẳng định “tâm thức dân gian” cịn là biểu hiện sinh động của hiện tượng liên văn bản, xuyên thể loại giữa các tác phẩm, loại hình thậm chì là giai đoạn văn học. Mặt khác nhìn sâu hơn vào mối quan hệ giữa huyền thoại với một số thể loại văn học dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi…) và văn xuơi Việt Nam hiện đại, rõ ràng, văn học dân gian chình là “cầu nối” hữu hiệu để đưa huyền thoại gần hơn với văn học viết, bởi chính bản thân văn học dân gian là/tồn tại những “mảnh vỡ” của huyền

24 Chúng tơi quan tâm đến hai loại hình nghệ thuật lâu đời (văn học) và non trẻ (điện ảnh) bởi sự chia sẻ giữa các chủ đề/hính tượng huyền thoại. Huyền thoại ở đây vừa cĩ thể là những “mơ thức”, tâm thức dân gian đã trở thành huyền thoại trong đời sống một hoặc nhiều dân tộc nào đĩ. Vì dụ, các hính tượng nhân vật vốn xuất thân từ truyện cổ tích, truyền thuyết… như: Trương Chi, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu - Trọng Thủy, An Dương Vương… nhưng trải qua quá trình thâm nhập vào tâm thức dân tộc, những hính tượng này đã trở thành cổ mẫu, huyền thoại và được “viết đi viết lại”, “tái sinh” nhiều lần ở cả văn học lẫn điện ảnh.

25

Cĩ thể liệt kê ra một số cơng trình, bài viết sau: Vai trị của văn học dân gian với sân khấu truyền thống

(Cát Điền, Nxb Văn học, 1995); “Truyện cổ dân gian khởi điểm cảm hứng sáng tạo của nhà văn” (Phạm Thị Ngọc Trâm, Tạp chí Văn hĩa nghệ thuật, số 10/1997, Hà Nội, tr. 71-75); “Mấy suy nghĩ về một thể loại Foklore hiện đại” (Lã Thị Bắc Lý, Tạp chí Văn hĩa nghệ thuật); “Việc thể hiện nhân vật truyện cổ dân gian trong sáng tác văn chương hiện đại” (Hồng Kim Ngọc, Tạp chí Văn hĩa dân gian, số 4/2010, tr. 57-70); “Sự xâm nhập và tái sinh của một số mơ thức tự sự dân gian trong văn xuơi Việt Nam từ 1986 đến nay” (Hồng Cẩm Giang, Tạp chí Văn hĩa dân gian, số 1 (133)/2011, tr. 43-54), “Sức ám ảnh của tìn ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn” (Trần Thị An, in trong Lịch sử và văn hĩa - Cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh, Nxb Phụ nữ - Viện Văn học, 2012)…

thoại, chịu sự chi phối của tư duy huyền thoại26. Nĩi như nhà nghiên cứu Meletinsky: “văn học viết gắn bĩ với huyền thoại qua văn học dân gian” [45; tr.377] Phần viết này, chúng tơi nhìn nhận một số tâm thức/tự sự dân gian với tư cách là những huyền thoại vốn đã ăn sâu, bén rễ trong tâm thức cộng đồng. Đĩng vai trị như một “di chỉ của kí ức”, những tâm thức dân gian này như những tự sự huyền thoại ngả bĩng, trơi bập bềnh trong nhiều sáng tác đương đại. Chúng tơi quan niệm tâm thức dân gian là những hính tượng, motif cĩ nguồn gốc từ văn hĩa dân gian (folklore) đã trở thành những biểu tượng cổ mẫu, huyền thoại cĩ sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng. Mặt khác chúng thường xuyên được đối thoại, được/bị viết lại, thậm chí là giải cấu trúc, giải thiêng, hình thành những lớp ngữ nghĩa mới về biểu tượng huyền thoại dân gian.

Những tâm thức dân gian hiện diện như những huyền thoại bởi sức ám ảnh, vị trí của nĩ trong cộng đồng. Nhưng mặt khác, chúng cũng bị/được “giải huyền thoại” dựa trên các cấp độ khác nhau: viết tiếp huyền thoại (keep on writing); viết lại/tái thiết huyền thoại (rewrite myth); giễu nhại (parody) và giải huyền thoại (demystification). Thậm chí, ở một số sáng tác đương đại vừa diễn ra song song quá trình thâm nhập (penetrate), tái sinh (regenerate) của huyền thoại bằng hình thức vừa viết tiếp, vừa giễu nhại, vừa giải thiêng huyền thoại. Những ứng xử với các huyền thoại dân gian nêu trên chỉ mang tình tương đối nhằm khảo sát rõ hơn các cấp độ giải huyền thoại vì ở mỗi cấp độ đều ẩn chứa tinh thần đối thoại, giải thiêng quá khứ/truyền thống dân tộc. Với nhà văn hiện đại, giải huyền thoại thể hiện rõ nhất ở sự biến chuyển trong tư duy văn xuơi sau Đổi mới. Khuynh hướng này nằm trong dịng chảy chung của cảm hứng “nhận thức lại”, “đánh giá, xét lại” những “đại tự sự” vốn đã “an bài”, “viên thành” trong tâm thức cộng đồng. Vì vậy, “sự thật” đằng sau huyền thoại được vén mở. Tâm thái day dứt vấn vương, khơng bằng lịng với cách “xử trì” của tác giả dân gian đã được lật xới, tra vấn, đối thoại bằng tinh thần thấm đẫm sắc màu hiện sinh đương đại. Khuynh hướng này thêm khẳng

26 Tuy nhiên, như nhà nghiên cứu Meletinsky cũng khẳng định, mặc dù văn học dân gian mà điển hình là truyện cổ tích, cĩ thể chịu sự chi phối của tư duy huyền thoại nhưng ở cấu trúc truyện cổ tích vẫn diễn ra quá trính “giải huyền thoại” để xác lập những đặc trưng thể loại riêng. Xin xem thêm Thi pháp của huyền thoại,

định những tự sự dân gian khơng những khơng tàn lụi mà được tái sinh, làm mới bằng các hình thức khác nhau.

Cảm hứng giải huyền thoại về tâm thức dân gian thể hiện rõ rệt trong những sáng tác sau: Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Ngày xưa, cơ Tấm…, An Dương Vương, Giĩng, Ới ơi dâu bể, Châu Long (Lê Minh Hà); Trương Chi (Vũ Khắc Khoan), Câu hát (Lưu Sơn Minh), Trương Chi (Nguyễn Huy Thiệp), Trương Chi của tơi, Trầu têm cánh phượng (Bão Vũ), Bụt mệt, Sự tích những ngày đẹp trời,

Nhân sứ (Hịa Vang), Lầu hạc vàng, Cây đàn Long mơn (Lê Đạt), Bức thư gửi mẹ

Âu Cơ (Y Ban)… Sử dụng một số tác phẩm trên làm ngữ liệu, chúng tơi đi đến việc

giải quyết hai cấp độ giải huyền thoại về tâm thức dân gian sau: viết tiếp huyền thoại; viết lại - giễu nhại - giải huyền thoại. Việc chỉ ra các cấp độ này chỉ mang tình tương đối, thực tế sự triển diễn của huyền thoại trong văn xuơi Việt Nam đương đại phong phú hơn nhiều bởi sự xuất hiện ngày càng lớn mạnh của khuynh hướng/dịng truyện ngắn huyền thoại. Mặt khác, ở thể loại tiểu thuyết, sự thâm nhập của huyền thoại phần lớn chỉ dừng lại ở cấp độ hính tượng, motif và bút pháp. Do vậy, phần viết này, chúng tơi sẽ tập trung phân tích các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam đương đại.

Cấp độ thứ nhất của giải huyền thoại về tâm thức dân gian là: viết tiếp huyền thoại. Các truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời, Nhân sứ (Hịa Vang); Ngày

xưa, cơ Tấm…, Châu Long (Lê Minh Hà)… thuộc trường hợp này. Mặc dù phương

thức này được chúng tơi định danh là “viết tiếp” nhưng hồn tồn khơng phải là “viết tiếp” câu chuyện đã kết thúc trong huyền thoại/câu chuyện gốc trùng khớp với tinh thần, quan điểm của tác giả dân gian. Ngược lại, cái nhín mang tình đối thoại, cùng tư duy tranh biện, lối viết “nội hiện” thay ví “ngoại hiện” như trong “huyền thoại cổ” đã trở thành thi pháp nổi bật. Mặt khác, soi chiếu từ gĩc độ cấu trúc thể loại truyện ngắn, ở cả hai cấp độ giải huyền thoại này, đều nhằm hướng đến việc phá vỡ đặc trưng/khuơn hính thể loại truyền thống, tạo nên thi pháp truyện ngắn huyền thoại riêng. Ở trường hợp này, dù là cấp độ giải huyền thoại cĩ vẻ đơn giản, “nhẹ nhàng” nhất nhưng các tác giả đã trính hiện cái nhín mang tình đối thoại, tranh

biện thấm đẫm màu sắc hiện sinh đương đại. Với bút pháp “nội hiện”, gia tăng các mã xã hội, mã tâm lí bao phủ lên tự sự truyền thống (huyền thoại cổ) nhà văn đã gợi mở đến người đọc một cách hình dung khác về câu chuyện Sơn Tinh - Mỵ Nương - Thủy Tinh, Tấm Cám, Lưu Bính - Dương Lễ - Châu Long… vốn tưởng như đã “an bài” trong tâm thức dân tộc Việt.

Với tập truyện ngắn để đời Hạt bụi người bay ngược, Hịa Vang đã đĩng gĩp hai truyện ngắn huyền thoại được “viết tiếp” là: Sự tích những ngày đẹp trời

Nhân sứ. Lấy chất liệu là câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh trong huyền thoại cổ,

nhà văn đã tái thiết chi tiết thách cưới “thiên vị”, sự thua cuộc bẽ bàng, uất hận của Thủy Tinh để biện giải cho một tính yêu đẹp đẽ, trong sáng giữa Thủy Tinh và Mỵ Nương. Với bút pháp “nội hiện”, khước từ đặc tính thần thánh, vũ trụ27

trong xây dựng nhân vật, “xem nhẹ” mục đìch giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm28 của huyền thoại gốc, nhà văn đã dẫn dắt người đọc “thăm dị” những “gĩc khuất” nội tâm, bi kịch tình yêu của Thủy Tinh, và “chiêu tuyết” cho nhân vật này trước án oan khiên của miệng lưỡi, định kiến người đời. Vì vậy, Thủy Tinh hiện lên với một dáng vẻ “thật đẹp và thật buồn” [80; tr.27] và cũng thật xĩt xa như chình tâm sự của chàng về nỗi oan khuất phải gánh chịu đời đời:

- Cịn tơi: một kẻ bị muơn đời gớm ghiếc, nguyền rủa và cơ đơn. Nỗi cơ đơn mênh mơng, cồn cào, như cả xứ sở đầy sĩng giĩ, biển cả và đại dương của tơi [80; tr.27]; - Tơi vĩnh viễn trở thành kẻ gian manh, giả trá, kẻ làm đồ giả đầu tiên, từ phút ấy [80; tr.34]...

Mỵ Nương trong truyện cổ vốn chỉ như một cái xác khơng hồn vìa, khơng hơn kém một biểu vật của sự tranh chấp quyền lực giữa Sơn Tinh - Thủy Tinh thì ở huyền thoại viết tiếp của Hịa Vang lại được khắc họa đậm nét ở những gĩc khuất tâm hồn nhất là bi kịch đắng đĩt. Đằng sau cuộc sống hạnh phúc với Sơn Tinh là những nỗi

27 Ở huyền thoại Sơn Tinh - Thủy Tinh, nhân vật Sơn Tinh là nhân vật chình, được coi là “người anh hùng văn hĩa trong nhận thức dân gian. Thậm chí, nhân vật anh hùng này cịn được thờ phụng (ở Hà Tây), Vĩnh Phúc cịn nhiều đền thờ Sơn Tinh).

28 Trong tâm thức dân gian, Sơn Tinh - Thủy Tinh là vừa là câu chuyện hư cấu giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm, vừa là tự sự lịch sử hĩa huyền thoại nhằm suy tơn cơng lao dựng nước của các vua Hùng, đồng

niềm “riêng nhỏ âm thầm” [80; tr.22] mà khơng phải ai cũng cĩ thể cảm thơng, thấu hiểu được.

Dưới hình thức của một câu chuyện huyền thoại mang dáng dấp của cổ tích (thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm), bao chứa tư tưởng giải thích, chiêu tuyết cho nhân vật Mỵ Nương, Thủy Tinh, cấu trúc huyền thoại của Sự tích những ngày

đẹp trời là sự phối kết với huyền thoại gốc để tái tạo một huyền thoại hiện đại mới

nồng nàn những ý niệm, suy tư của con người. Do vậy, từ cấu trúc huyền thoại - lịch sử, sự kiện (huyền thoại gốc) đã trở thành cấu trúc huyền thoại - nội tâm (huyền thoại đương đại), nơi vang vọng những tiếng nĩi cá nhân vốn khơng được các huyền thoại gốc chú ý. Vì thế, điểm nhìn của Hịa Vang khơng phát xuất từ việc miêu tả câu chuyện huyền thoại về những thần thánh, mà hơn hết, đĩ chình là cái nhín đầy chất người bên trong mỗi nhân thần. Xét từ bình diện hính tượng thẩm mĩ, thi pháp của truyện ngắn huyền thoại đương đại cịn khước từ việc xây dựng nhân vật chức năng, nhân vật thần thánh đồng thời gia cố thêm nhiều lớp khơng thời gian thực - ảo gắn với đời sống hiện sinh. Xét từ bình diện cấu trúc tự sự, truyện ngắn huyền thoại lấp lánh chất thơ, những gĩc khuất nội tâm của nhân vật được phơi trải, đồng thời những motif quen thuộc trong huyền thoại cổ ìt được sử dụng, lối kết thúc cĩ hậu cũng bị hạn chế.

Vẫn tiếp tục thi pháp viết tiếp huyền thoại, ở truyện ngắn Nhân sứ, Hịa Vang vừa viết tiếp huyền thoại gốc Tây du kí (Ngơ Thừa Ân), mặt khác thể hiện những tư tưởng đối thoại mới nhằm trả lời cho câu hỏi: Con người là gì? Và nhân sứ là một đại diện hội đủ những thuộc tình căn hữu nhất ở người. Điều đặc sắc ở truyện ngắn này, Hịa Vang đã giải thiêng những hính tượng dân gian vốn đã ăn sâu vào tâm thức dân tộc đồng thời gia tăng phẩm tình người cho chủ thể thần linh. Lấy bối cảnh là chốn bồng lai Tây Thiên “an lạc phồn thực”, nơi bốn thầy trị Đường tăng sống cuộc đời tiên phật sau hành trình thỉnh kinh, tác phẩm là một chuỗi những điều kì lạ chưa từng xảy ra ở chốn thần tiên này: chứng mất ngủ của Kim Thân La Hán Sa Ngộ Tĩnh, chứng ngứa ngĩn giữa bàn tay phải của bậc chí tơn Phật Tổ Như Lai... Khước từ việc xây dựng nhân vật mang tầm tư tưởng, hay những kiểu nhân vật thần

thánh, phi thường trong huyền thoại gốc, ở Nhân sứ, với cái nhìn soi rọi vào con người thân phận, tác giả đã rút bớt khoảng cách thần thánh, khiến nhân vật huyền thoại như gần gũi hơn với con người. Một Sa Tăng Kim La Hán đương sống chốn thần tiên nhưng lại khơng nguơi bị ám ảnh, dày vị từ “cái đêm mịt mù tử khì” mà “Đường Tam Tạng đã khẽ khàng nhĩn bước đến bên đống xương trắng của Bạch Cốt Tinh, rồi phục xuống mà khĩc tầm tã, ào ạt như mưa giĩ” [80; tr.7]. Một “đấng chì tơn tồn năng thượng đẳng” như Phật Tổ Như Lai lại “mù mờ” về căn nguyên của chứng ngứa ngĩn giữa bàn tay phải là do chút nước thải thừa của con khỉ Tơn Ngộ Khơng để lại. Ở Nhân sứ, cịn cĩ những độc thoại tự vấn về ý nghĩa của việc tu luyện thành tiên phật:

Ơi chao! Nếu như ở tầng thế giới thường nhân khơng phân biệt được yêu quái với người thường thì ắt táng gia, vong mạng; lầm lẫn tiên phật với ma quỷ thì khơng thể thốt thiên la địa võng, trừng phạt khốc hại (…) tu đến như ta đây cịn chưa nhằm nhịi gì, cịn tu nữa, mãi nữa, thì sẽ đến một thái độ nhập cả ba: Tiên Phật, người thường và yêu quái thành một. Vậy thí đặt ra ba loại tên gọi khác nhau ấy để làm gì nữa? [80; tr.13].

Cuối cùng, để “giải thốt” cho những ngờ vực, dằn vặt trên, hội tuyển nhân sứ là hình thức giải thiêng thần linh. Sa Tăng Kim La Hán - nhân vật “nhạt nhẽo” nhất trong bốn thầy trị Đường Tăng xứng đáng là một Nhân sứ - sứ giả, một đại diện của con người nơi Tây Thiên bởi hội đủ những phẩm tình người: “nhạt nhẽo”, “gồng gánh suốt đời”, cĩ thể ăn thịt đồng loại “khi đĩi khát cùng cực” [80; tr.19].

Cùng nằm trong khuynh hướng viết tiếp huyền thoại, cĩ thể kể đến hai sáng tác nổi bật của Lê Minh Hà: Ngày xưa, cơ Tấm...Châu Long in trong tập truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi việt nam đương đại ( qua một số sáng tác của nguyễn huy thiệp, tạ duy anh, nguyễn xuân khánh) (Trang 93 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)