Phê bình huyền thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi việt nam đương đại ( qua một số sáng tác của nguyễn huy thiệp, tạ duy anh, nguyễn xuân khánh) (Trang 27 - 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.1. Huyền thoại và phê bình huyền thoại

1.1.2. Phê bình huyền thoại

Mục từ “Phê bính huyền thoại” vẫn cịn trống trong rất nhiều từ điển văn học. Theo cơng trình Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn

học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX, thì phê bình huyền thoại - “khuynh hướng cĩ

thanh thế trong nghiên cứu văn học Anh, Mỹ thế kỷ XX, cũng được mệnh danh là phê bính “nghi lễ” (ritual) và phê bính “mẫu gốc” (archétype)” [30; tr.357]. Trong số những nhà nghiên cứu về huyền thoại thì nhà khoa học người Canada Northrop Frye cĩ tầm ảnh hưởng đặc biệt trong việc xây dựng phương pháp luận của phê bình huyền thoại. Theo ơng,

huyền thoại là hạt nhân của tồn bộ nền văn chương của nhân loại mà huyền thoại trung tâm hay huyền thoại gốc của nĩ là huyền thoại - truy tìm (quest - myth) [15; tr.75].

Đồng thời, Frye cũng đưa ra những đánh giá về thành quả của Jung trong nghiên cứu huyền thoại dựa trên học thuyết về “cổ mẫu”. Phê bính huyền thoại cĩ hai nhánh: phê bình nghi lễ (ritual) (xuất phát từ phương pháp nghiên cứu của Frazer - nhà dân tộc học người Anh) và phê bình cổ mẫu (archétype) (cịn gọi là phê bình “kiểu Jung” ví khái niệm cổ mẫu vốn bắt nguồn từ những cơng trình nghiên cứu của C. Jung - nhà tâm lí học Thụy Sĩ). Tuy hính thành từ hai cách thức nghiên cứu khác nhau nhưng hai hướng nghiên cứu này chẳng những khơng triệt tiêu lẫn nhau mà

cịn bổ sung cho nhau rất hiệu quả trong nỗ lực lí giải tồn bộ nền văn học của nhân loại lấy huyền thoại là trung tâm. Trong chuyên khảo Phê bình huyền thoại, tác giả khẳng định, xuất phát từ thuật ngữ cơ bản: huyền thoại - myth/mythe, huyền thoại được hiểu vừa như một đơn vị (gồm các yếu tố tình tiết…), vừa như một tổng thể (từ sức khái quát chung của nĩ, chứ khơng phải một tồn bộ hay một tổng số của phép cộng), lại vừa như một hoạt động nhận thức/tồn tại của con người. Và cả ba phương diện ấy của huyền thoại là một trong tất cả các vai trị của nĩ [15; tr.16].

Xuất hiện và được lưu giữ trong lịng xã hội nguyên thủy nên bối cảnh được xem là thích hợp nhất để huyền thoại phát huy tối đa vai trị của nĩ là trong khơng gian nghi lễ. Cũng từ tính chất này mà một trong hai cách mà phê bình huyền thoại dùng làm phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu huyền thoại dưới gĩc độ nghi lễ, tức là người nghiên cứu trực tiếp thâm nhập vào khơng gian thiêng mà nĩ tồn tại để hiểu hơn về nĩ chứ khơng thuần nghiên cứu trên văn bản. Phương pháp cịn lại được triển khai dựa trên quan niệm của Jung. Ơng cho rằng trong bất kì huyền tích nào cũng tồn tại những “cổ mẫu” ẩn mính trong đĩ mà để hiểu được ý nghĩa của những câu chuyện ấy, chúng ta phải lần ra các cổ mẫu. Cổ mẫu bao gồm những biểu tượng, đề tài, motif mang tính chất tiên thiên, nguyên khởi. Người đọc huyền thoại theo tinh thần cổ mẫu là bằng kinh nghiệm cá nhân kết hợp với những trải nghiệm của cộng đồng được cất giấu trong tầng vơ thức tập thể để phát hiện ra những “biểu tượng mang tính hằng số” tuy lúc nào cũng khơng ngừng phát ra tín hiệu mời gọi nhưng lại khơng dễ nhận diện được.

Theo Gilbert Durand - nhà phê bình huyền thoại tiêu biểu của thế kỉ XX, mục đìch của phê bình huyền thoại là tìm ra những “chuyện kể nằm bên dưới chuyện kể” và “gắn liền với ý nghĩa của mọi chuyện kể” [62; tr.208], đồng thời ơng cũng xác định ba giai đoạn của phương pháp:

một “bản kê những chủ đề” huyền thoại, những tình huống phối hợp các nhân vật và các trang trí, cuối cùng, sự đối chiếu những bài học của huyền thoại với những huyền thoại khác thuộc “một thời đại hay một khơng gian văn hĩa khá xác định [62; tr.208].

Trong sự chuyển hĩa vào văn học, huyền thoại gốc9 (monomyth) khơng ngừng tiếp nhận thêm những sáng tạo mới, biến cải tùy thuộc vào cá tính nghệ sĩ và tinh thần thời đại. Chính vì vậy, theo Durand, phê bình huyền thoại là nghiên cứu trên tinh thần kết hợp giữa một “yếu tố văn hĩa” và một “tập hợp xã hội nhất định” và “việc xem xét các tác phẩm từ phê bình huyền thoại” sẽ cho chúng ta biết về “linh hồn cá nhân hay tập thể”. Đối với tiểu thuyết được sáng tác theo khuynh hướng huyền thoại hĩa của thế kỉ XIX, XX thì huyền thoại là chất liệu khơng thể thiếu để chuyển tải ý nghĩa của tác phẩm dù cho đĩ là những câu chuyện mang đậm tính thời sự. Khơng khí huyền thoại cùng ý nghĩa phổ quát của hệ thống nguyên sơ tượng (cổ mẫu) giúp nâng tầm câu chuyện và khiến cho chúng trở nên gần gũi và dễ dàng tìm được sự đồng cảm với những gì vốn nằm ở tầng sâu vơ thức của nhân loại. Chúng tơi chủ yếu dựa trên học thuyết về “cổ mẫu” của Jung để triển khai phương pháp nghiên cứu. Vấn đề cổ mẫu chúng tơi phân tích cụ thể hơn ở phần 3.3. Thế giới biểu

tượng, cổ mẫu (Chương 3).

Từ những chỉ dẫn trên về phê bình huyền thoại, cĩ thể thấy, đây là khuynh hướng nghiên cứu cĩ mục đìch “giải thìch” các sáng tác đương đại, xa hơn nữa là các sáng tác dân gian hay những hính tượng nghệ thuật thơng qua việc “lặp đi lặp lại trong văn học những đề tài và hính tượng mang tính hằng số qua những dị bản cĩ sự chế ước lịch sử” [30; tr.364].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi việt nam đương đại ( qua một số sáng tác của nguyễn huy thiệp, tạ duy anh, nguyễn xuân khánh) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)