Sự ra đời và hoạt động của chi bộ Đảng đầu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 25 - 29)

1.2. Phong trào cách mạng ở Bắc Ninh đầu thế kỉ XX

1.2.2. Sự ra đời và hoạt động của chi bộ Đảng đầu tiên

Trong hai năm tồn tại và phát triển, Tỉnh hội đã tuyên truyền và giác ngộ tư tưởng Mác- Lênin, vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước phát triển.

Tháng 4-1928, Tỉnh hội mở lớp huấn luyện tại nhà Hồ Ngọc Lân ở Vệ An, Bắc Ninh có 20 hội viên tham dự. Tiếp đến là sự ra đời của Tỉnh hội Việt Nam cách mạng thanh niên đồng chí hội Bắc Ninh do Ngơ Gia Tự làm Bí thư. Tỉnh hội đã mở nhiều lớp chính trị do Ngơ Gia Tự trực tiếp giảng dạy. Các học viên sau khi học xong trực tiếp về các cơ sở truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.

Các chi hội xây dựng ở nhiều địa phương: Phật Tích, Trùng Quang, Bựu Trung, Bựu Thượng (Tiên Du), Lạc Thổ (Thuận Thành), Vạn Phú, Yên Ninh (Võ Giàng), nhà máy giấy Đáp Cầu, trung đoàn pháo thủ Bắc Ninh. Lúc này Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, chủ yếu là thanh niên, học sinh sinh viên. Tháng 9-1928, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được tổ chức trong trại khố đỏ thành Bắc Ninh, sau đó ra đời chi bộ làng Lạc Thổ (Thuận Thành), Tam Sơn, Chi Nê - Tử Nê (Bắc Ninh), Yên Viên, Gia Lâm, Vĩnh Phục (Ân Phú - Yên Phong).

Đến cuối năm 1928, chi bộ Bắc Ninh đã phát triển lớn mạnh có 14 chi hội, với 114 hội viên [36, tr.13].

Ngày 29-9-1928, Kỳ hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Bắc Kỳ họp tại nhà Ngô Gia Tự ở Tam Sơn (Từ Sơn), đưa ra chủ trương “Vơ sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp tư bản cùng lao động, ăn ở với công nhân để tuyên truyền vận động, giác ngộ cách mạng cho họ, nâng cao ý thức chính trị, đồng thời cũng là rèn luyện mình trong lị lửa cách mạng quần chúng. Ngô Gia Tự được phân công phụ trách phong trào và tổ chức thực hiện chủ trương. Từ tháng 10-1928, tỉnh hội đã cử nhiều hội viên đi sâu vào “Vơ sản hóa”. Ngơ Gia Tự vào Sài Gịn, Nguyễn Văn Cừ đi vào mỏ than Vàng Danh, Nguyễn Văn Mẫn đi vào mỏ than Mạo Khê, Nguyễn Thị Lưu đi vào nhà máy gạch Nam Kí, Vũ Xuân Hồng vào nhà máy giấy Đáp Cầu, Vương Văn Trà đi vào nhà máy gạch Hưng Ký… Phong trào vơ sản hóa góp phần thúc đẩy phong trào cơng nhân nước ta tiến mau từ tự phát sang tự giác, từ giác ngộ dân tộc lên giác ngộ giai cấp, trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước [10, tr.45].

Đến đầu năm 1929, tỉnh hội Bắc Ninh được tổ chức thành 10 chi hội: Tam Sơn, Thị Cầu - Đáp Cầu, Tiền An - Vệ An - Niềm Xá, Phật Tích - Trùng Quang, lính pháo thủ Bắc Ninh, Lạc Thổ, Bựu Trung - Bựu Thượng, ấp Tam Sơn.

Tuy nhiên, trải qua quá trình đấu tranh Hội bộc lộ nhiều yếu kém. Nội bộ hội diễn ra q trình đấu tranh giữa tư tưởng vơ sản và tiểu tư sản xoay quanh vấn đề thành lập Đảng Cộng sản Đơng Dương. Hội khơng cịn đủ sức lãnh đạo cách mạng. Hồn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức lớn mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng của tỉnh. Đầu tháng 7-1929, Ngô Gia Tự, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã

chọn Phạm Văn Chất, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Căn, thành lập chi hội Cộng Sản đầu tiên ở Bắc Ninh.

Ngày 4-8-1929, tại Hồng Vân (Tiên Du), hơn 20 hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được triệu tập, quyết định giải tán tổ chức trong phạm vi 2 tỉnh, thành lập đảng bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng tỉnh Bắc Ninh, do Phạm Văn Chất làm Bí thư, Nguyễn Xuân Hồng, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Căn, Trần Như Toàn - Ủy viên (Sau hội nghị thành lập đảng 3- 2-1930 tại Hương Cảng, Trung Quốc, Đảng bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng Bắc Ninh cũng đổi thành Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam Bắc Ninh).

Nhiệm vụ chính của đảng bộ là tun truyền chính cương, điều lệ của Đơng Dương Cộng sản Đảng trong các chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên toàn tỉnh.

Lúc này Đảng bộ có 4 chi bộ: chi bộ thị xã Bắc Ninh, Trại lính khố xanh khố đỏ Bắc Ninh, Lạc Thổ - Thuận Thành, nhà máy gạch Hưng Kí ở Du Lâm - Từ Sơn. Tháng 9-1929 phát triển lên thành 6 chi bộ với 30 đảng viên.

Quá trình hình thành và ra đời của chi bộ Đảng cộng sản Bắc Ninh là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đã đánh dấu bước phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Ninh. Từ đây phong trào đã có đảng lãnh đạo, phát huy được sức mạnh của toàn dân. Sự ra đời của Đảng bộ là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển phong trào cách mạng và của quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối, chuẩn bị những điều kiện có tính chất quyết định cho sự thành cơng của cách mạng

Với nhiệm vụ vận động, xây dựng lực lượng cho cách mạng, tháng 9-1929, thành lập các tổ chức nông hội ở Từ Sơn,Tiên Du, Thuận Thành. Tổ chức

Công Hội Đỏ ở nhà máy gạch Đáp Cầu và một số đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản đã xuất hiện ở thị xã Bắc Ninh, Gia Lâm, Từ Sơn, Đáp Cầu.

Sau khi Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời bước đầu có những hoạt động thắng lợi, Ngô Gia Tự đã vào Nam Kỳ để mở rộng và phát triển cơ sở cách là: nhà máy Ba Son (Sài Gòn), đồn điền Phú Riềng, Tiền Giang. Tháng 11-1929, Ngơ Gia Tự cử Hồng Quốc Việt, Lưu Bá Kỳ sang Pháp tranh thủ sự giúp đỡ của đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng Sản. Ngô Gia Tự ở trong nước in ấn tài liệu, tổ chức huấn luyện đảng viên mới, tìm mọi biện pháp thống nhất các lực lượng ở trong nước. Tháng 3-1930, ở Nam Kỳ thành lập một đảng bộ, Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư Chấp ủy lâm thời.

Tháng 9 và 10-1929 tổ chức xây dựng nông hội ở Tam Sơn (Từ Sơn), Lạc Thổ (Thuận Thành), Vạn Phúc (Võ Giàng).

Giữa lúc phong trào cách mạng đang phát triển thì xảy ra một loạt tổn thất. Ngày 10-10-1929, Nguyễn Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng Sản Đảng bị bắt, không chịu được tra tấn đã khai báo nhiều điều có hại cho đảng. Trong cuộc khủng bố từ tháng 6 đến tháng 11- 1929 đến 10-1931, ở Bắc Ninh có hàng chục đồng chí bị bắt: Hồ Ngọc Lân, Trương Văn Nhã, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Quốc Việt, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Văn Cừ…,cách mạng chịu nhiều tổn thất vơ cùng lớn lao có nơi phong trào cách mạng gần như trắng

Đầu năm 1930, tịa án Bắc Ninh đã tun tử hình vắng mặt Hồ Ngọc Lân, Lê Văn Lương. Án chung thân với: Nguyễn Văn Cừ, Hồng Quốc Việt, Ngơ Gia Tự, Nguyễn Trọng Ngọc, Nguyễn Hữu Căn, Nguyễn Thái Lạng và kết án tù cho nhiều người trong hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tại tịa Đại hình Sài Gịn (5-1930), Ngơ Gia Tự đã lên án: “Chính đế quốc Pháp cướp nước Việt Nam, nô dịch nhân dân nước chúng tôi. Đế quốc Pháp cấu kết với phong kiến, lập nên một chế độ hà khắc, áp bức bóc lột nhân dân nước chúng tơi hết ức tàn bạo chính điều đó đã thúc đẩy chúng tơi đứng lên giành độc lập cho tổ quốc chúng tôi, đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân chúng tôi” [18, tr. 39].

Hàng chục chiến sĩ cộng sản Bắc Ninh : Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Trương Văn Nhã, Vương Văn Trà… đều bị cầm tù, tra tấn dã man, tuy nhiên ý chí khơng hề lay chuyển, vẫn tìm mọi cách liên lạc với bên ngồi và tun truyền giác ngộ cách mạng trong tù, “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”. Dưới ách lao tù của đế quốc nhiều người đã hi sinh: Ngô Gia Tự, Phạm Văn Chất, Ngơ Đình Chương, Nguyễn Ngọc Vũ, Vũ Xuân Hồng…đây là tổn thất to lớn của cách mạng. Phong trào cách mạng Bắc Ninh1930-1931 bị đàn áp dữ dội, phong trào đấu tranh của quần chúng lúc này tạm lắng xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)