Hoàn cảnh mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 36 - 37)

2.1. Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

2.1.1. Hoàn cảnh mới

Bước sang năm 1939, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn. Ngày 1-9-1939, phát xít Đức tấn cơng Ba Lan, là sự kiện mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai bùng nổ, cuộc chiến đã đẩy loài người vào vịng xốy máu lửa, súng đạn, gây tổn thất ghê gớm cho lịch sử nhân loại, đã mở ra chuỗi ngày đau thương cho lịch sử thế giới.

Ngày 3-9-1939, Pháp tuyên chiến với Đức. Ngay sau khi tham chiến, chính phủ cầm quyền phản động Pháp liền thẳng tay đàn áp Đảng Cộng Sản Pháp và các phong trào dân chủ tiến bộ trong nước cũng như các nước thuộc địa. Ngày 25-9-1939, chính phủ Pháp ra lệnh giải tán Mặt trận dân chủ Pháp, Đảng Cộng Sản bị đặt ngồi vịng pháp luật.

Tại Đơng Dương, thực dân Pháp thực hiện nhiều chính sách cai trị gắt gao về chính trị, kinh tế, văn hóa, đẩy nhân dân Đơng Dương vào cuộc chiến tranh đế quốc. Tồn quyền Pháp ở Đơng Dương ra lệnh cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành, tàng trữ tài liệu, đặt Đảng Cộng Sản Đơng Dương ra ngồi vòng pháp luật, giải tán các hội ái hữu nghiệp đoàn, tịch thu tài sản các tổ chức dân chủ tiến bộ, đóng cửa các tờ báo tiến bộ, cấm tụ họp đông người. Tăng cường phát xít hóa bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng, tiến hành hàng nghìn cuộc khám xét, tập trung lực lượng truy lùng, bắt bớ Đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương, tấn công vào các cơ sở của Đảng ở các

thành phố, trong đó tập trung là các thành phố lớn như: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Nam Định, Hải Phòng…Pháp cho lập thêm các bốt cảnh sát, mật thám, bảo an thành thị, nhiều nhà tù, trại tập trung giam giữ những người chống đối.

Về quân sự, tăng cường bắt lính, trong một thời gian ngắn đã bắt hơn 80.000 lính Bắc Kì sang Pháp chiến đấu hay lính thợ phục vụ xây dựng đường sá, sân bay, nhà máy…

Về kinh tế, tăng mạnh các loại sưu thuế, tiến hành trưng thu, trưng dụng mở quốc trái, lạc quyên, thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy” kiểm sốt gắt gao về nhập khẩu, phân phối, sản xuất, định giá… nhằm mục đích vơ vét phục vụ chiến tranh.

Dưới tác động của chính sách bóc lột của Pháp, nhân dân Đơng Dương rơi vào cảnh bần cùng về kinh tế, ngột ngạt về chính trị, mâu thuẫn với thực dân Pháp ngày càng gay gắt.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gịn, các cuộc đình cơng của cơng nhân diễn ra địi quyền lợi, các cuộc mít tinh biểu tình, rải truyền đơn diễn ra liên tiếp.

Ở nông thôn, nông dân trong cả nước đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, chống chiến tranh…

Cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai diễn ra đã chấm dứt thời kì diễn ra cuộc vận động dân chủ sâu rộng 1936-1939 do Đảng ta phát động lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam đặt ra những yêu cầu bức thiết. Đảng cũng kịp thời đề ra những chủ trương phù hợp với tình hình mới của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)