Quá trình chuẩn bị về lực lượng cho khởi nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 37 - 51)

2.1. Quá trình chuẩn bị lực lƣợng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền

2.1.2. Quá trình chuẩn bị về lực lượng cho khởi nghĩa

Ngay từ khi chiến tranh mới diễn ra, Đảng đã nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục duy trì các cơ sở đảng, đồng thời chuyển trọng tâm từ

thành thị về nông thôn, xây dựng nông thôn thành căn cứ địa rộng lớn, duy trì thành thị, kết hợp chặt chẽ thành thị với nông thôn.

Đường dây liên lạc cũng được hình thành dọc theo quốc lộ 1A và đường số 13B qua các cơ sở cách mạng ở nhà máy xe lửa Gia Lâm, phố Yên Viên, các làng Đình Bảng, Phù Lưu, Cẩm Giang, phố Hịa Bình, Thị Cầu.

Ngày 29-9-1939, Trung ương Đảng đã xác định những nét cơ bản của giai đoạn mới “Hồn cảnh Đơng Dương sẽ tiến bước đến vấn đề giải phóng dân tộc”. Vì vậy Đảng phải có sự thay đổi về mặt tổ chức và phương hướng đấu tranh cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới”.

Mùng 6 đến 8-11-1939, diễn ra hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm, Hóc Mơn, Gia Định. Hội nghị nhận định “Cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương bùng nổ và tiền đồ cách mệnh giải phóng Đơng dương nhất định sẽ quang minh rực rỡ ”, đã quyết định những vấn đề của cách mạng, đã nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu “bước đường sinh tồn của các dân tộc Đơng Dương khơng có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp chống tất cả ách ngoại xâm vô luận là da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng dân tộc” [26, tr.535]. Hội nghị nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc “tất cả mọi vấn đề của cách mạng, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải quyết”, và đề ra những bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng bùng nổ.

Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” mà thay bằng “Tịch thu ruộng đất của để quốc Pháp và những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc”. Khẩu hiệu “Lập chính quyền xơ viết cơng nơng” thay bằng “Lập chính phủ cộng hịa dân chủ”. Quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Sự chuyển hướng chiến lược, đề ra những chủ trương mới của Hội nghị Trung ương lần thứ 6 là những quyết định sáng suốt, đúng đắn dựa trên cơ sở phân tích khoa học tình hình trong nước và quốc tế, về chỉ đạo cách mạng và mở đầu cho một thời kì mới của cách mạng Việt Nam.

Cuối tháng 9-1939, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo rút vào hoạt động bí mật sớm nên khi chiến tranh bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường phát xít hóa bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng thì cách mạng Bắc Ninh ít bị tổn thất và vẫn tiếp tục phát triển. Thời kì hoạt động hợp pháp nửa cơng khai của Đảng chấm dứt mở ra thời kì mới thời kì đảng lãnh đạo tồn dân nổi dậy giành chính quyền.

Trước sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, để đáp ứng được những yêu cầu của cuộc cách mạng, chi bộ Bắc Ninh phải có những thay đổi về mặt chủ trương, biện pháp cho phù hợp.

Trước tiên, chi bộ Bắc Ninh quyết định rút vào hoạt động bí mật, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng khu vực. Lãnh đạo Nam phần là chi bộ: Yên Mỹ, Liều Ngạn, Ngải Dương, Ngu Nhuế, Lạc Đạo, Đào Xuyên. Lãnh đạo Bắc phần là các chi bộ: Đình Bảng, Phù Lưu, Cẩm Giang. Cùng với đó các cơ sở cách mạng ở Đình Bảng, Trang Liệt, Cẩm Giang, Phù Lưu, Yên Viên, Đào Xuyên, Thuận Tốn, Đông Dư, Tiền An, Ninh Xá, Liễu Ngạn, Liễu Khê, Kim Thao, Lôi Châu, Đáp Cầu… đã lựa chọn một số thành viên chuyển vào hoạt động bí mật. Đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp với tình hình cách mạng trong lúc kẻ thù đang ráo riết truy lùng [10, tr.87].

Đầu năm 1939, Lê Hoàng được giao nhiệm vụ phụ trách cách mạng hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, đã xây dựng con đường liên lạc theo trục đường quốc lộ 1A từ Hà Nội lên các tỉnh biên giới phía Bắc được xây dựng để phục vụ cho việc chỉ đạo thông suốt của đảng từ trung ương tới các cơ sở, Bắc

Ninh nằm án ngữ trên con đường liên lạc quan trọng đó. Tháng 4-1940, Phạm Văn Đông được giao phụ trách khu vực Bắc Ninh thay Lê Hoàng, đã thành lập chi bộ ghép Đình Bảng - Phù Lưu - Cẩm Giang, do Phạm Văn Đơng trực tiếp là Bí thư. Chi bộ có nhiệm vụ gây dựng và phát triển cơ sở Đảng, đã tuyển chọn được nhiều cá nhân kết nạp vào Đảng, số lượng đảng viên không ngừng tăng lên mở rộng sang các khu vực lân cận. Tiếp đó là kết nạp thêm Trang Liệt vào chi bộ ghép [10, tr.88-89].

Về xây dựng và phát triển lực lượng, là hoạt động quan trọng trong thời kì này. Ở mỗi địa phương thì tùy từng điều kiện, hoàn cảnh hoạt động lại diễn ra dưới nhiều hình thức. Từ 1939-1941, các hoạt động chủ yếu diễn ra ở Thuận Thành và Từ Sơn, Tiên Du.

Ở Thuận Thành, nổi bật là các hoạt động ở làng Liễu Khê, Liễu Ngạn (Song Liễu), do nơi đây có vị trí vơ cùng thuận lợi cùng phong trào cách mạng mạnh. “Xã Song Liễu nằm ở phía Tây, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp xã Dương Quang (huyện Gia Lâm), phía Đơng Nam giáp huyện Văn Lâm (Hưng n), phía Đơng Bắc giáp xã Ngũ Thái; phía Bắc giáp xã Xuân Lâm. Một địa danh “Gà gáy ba tỉnh nghe tiếng” [34, tr.334]. Tháng 11-1939, xứ ủy Bắc kì quyết định chuyển cơ quan in về đây. Hai cơ quan của Xứ uỷ Bắc Kỳ là báo “Cờ giải phóng” và báo “Cứu quốc” về làm việc tại nhà ông Quát, ông Biên và nhà bà Trá ở Liễu Khê . Ngày 22- 10 -1940 chi bộ Liễu Khê được thành lập do Nguyễn Văn Thính là Bí thư gồm 5 thành viên. Chi bộ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở in của Xứ ủy Bắc kì, bảo vệ an tồn cho 2 cơ quan của Đảng làm việc. Đây cũng là nơi ni dưỡng và bảo vệ an tồn cho các cán bộ, Trường Chinh cùng các cán bộ trung ương thường xuyên qua lại chỉ đạo công việc. Chi bộ đảng Liễu Khê ra đời đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong phong trào cách mạng địa phương, phát huy vai trò nòng cốt

trong cuộc đấu tranh của nhân dân trong xã nói riêng, trong huyện nói chung [12, tr. 35-36].

Ở Từ Sơn, tiêu biểu là làng Đình Bảng, do có vị trí rất cơ động, linh hoạt, nằm dọc trục đường quốc lộ 1A, cách Hà Nội 16km, có phố Đuống, phố Yên Viên trong đó nhà ga Yên Viên là đầu mối giao thông huyết mạch giúp Trung ương thông tin liên lạc chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Đình Bảng là nơi diễn ra nhiều hội nghị của đảng, nơi đi lại hoạt động an toàn của các đồng chí Trường Chinh, Hồng Quốc Việt, Hồng Văn Thụ. Nhiều nơi ở Từ Sơn cũng trở thành nơi hội họp, che giấu cán bộ như chùa Lành, chùa Nành, Đồng Kỵ, Yên Lã, Dặn. Tháng 8-1940, thành lập Chi bộ độc lập Đình Bảng, do Lê Quang Đạo làm Bí thư. Đến đầu năm 1941 Đình Bảng là 1 chi bộ; cịn Phù Lưu, Cẩm Giang, Trang Liệt là 1 chi bộ ghép [55, tr.84-85].

Đến cuối năm 1940, cả tỉnh đã thành lập được 3 chi bộ Đảng: Liễu Khê, Đình Bảng, Cẩm Giang - Trang Liệt với hơn 20 đảng viên.

Cuối năm 1940, chiến tranh thế giới thứ Hai bước vào giai đoạn mới với sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa phát xít. Ngày 22-9-1940, quân Nhật tiến vào Lạng Sơn, đồng thời cho 6000 quân đổ bộ vào Hải Phịng. Chính quyền Pháp yếu ớt chống trả rồi nhanh chóng đầu hàng dâng Đơng Dương cho Nhật. Lúc này kẻ thù của nhân dân ta khơng chỉ là thực dân Pháp và cịn thêm phát xít Nhật, nhân dân rơi vào ách một cổ hai trịng. Tình hình mới, u cầu đặt ra với cách mạng cũng thêm phần nặng nề, khó khăn gấp bội.

Trước hoàn cảnh mới, Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định triệu tập hội nghị lần thứ 7 tại Từ Sơn, Bắc Ninh (11-1940). Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn của cách mạng Việt Nam. Hội nghị khẳng định chuyển hướng chiến lược nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Tạm rút khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất” của Hội Nghị lần thứ 6. Hội nghị quyết

định đổi Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương thành Mặt trận dân tộc thống nhất chống Phát xít Pháp- Nhật ở Đơng Dương.

Hội nghị lần thứ 7 của Đảng đã đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của cách mạng Đông Dương.

Đầu năm 1941, lực lượng phát xít lớn mạnh khắp châu Âu và châu Á, đe dọa tới phong trào cách mạng các nước. Ở trong nước, Nhật - Pháp cấu kết chặt chẽ vơ vét, bóc lột nhân dân ta tàn nhẫn, làm cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Đế quốc, phát xít thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân, lùng bắt những người cộng sản. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương đều bị dìm trong bể máu. Nhật - Pháp ra sức tuyên truyền lừa bịp mị dân hòng xoa dịu tinh thần phản kháng của nhân dân ta, nuôi dưỡng bọn phản động làm tay sai. Tìm mọi cách giết hại cán bộ lãnh đạo của Đảng, cài cắm bọn “A-B” vào tổ chức cách mạng ngấm ngầm phá Đảng [30, tr.17-18].

Qua nhiều đợt khủng bố, hàng loạt cơ sở của Đảng và quần chúng bị phá vỡ, hàng nghìn cán bộ bị bắt, tù đày, giết hại như Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần…đây là tổn thất to lớn của cách mạng. Trước tình hình đó, đặt ra cho cách mạng cần có những bước đi cụ thể phù hợp. Trong lúc lực lượng cách mạng còn yếu, nhiệm vụ đặt ra là phải bảo vệ và phát triển mạnh mẽ lực lượng cách mạng, đây là yếu tố sống còn quyết định sự thành bại của cách mạng, cần phải có những bước đi đúng, những giải pháp mới.

Trước tình hình đó, diễn ra Hội nghị lần thứ 8 tại Pắc Bó, Cao Bằng (ngày 10 đến 19-5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Hội nghị đã chỉ ra những biến đổi trong tình hình cách mạng thế giới và trong nước, nêu nên mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới hai tầng áp bức Nhật, Pháp. Hội nghị chủ

trương tiếp tục đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu

“tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công, thực hiện giảm tô giảm thuế”.

Hội nghị xúc tiến chuẩn bị cho khởi nghĩa coi đây là nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp trong giai đoạn hiện tại. Phải: xây dựng, phát triển và củng cố mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít Nhật - Pháp; gây dựng phong trào đấu tranh rộng rãi; chuẩn bị lực lượng vũ trang, phát triển củng cố các đội tự vệ, các đơn vị du kích, thành lập và củng cố căn cứ địa; vũ trang lý luận và kinh nghiệm khởi nghĩa cho cán bộ; củng cố, phát triển cơ sở Đảng. Hội nghị cử ra Ban chấp hành Trung ương do Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

Hội nghị đề ra vấn đề là thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) – tổ chức tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân theo đề nghị của Hồ chí Minh và được hội nghị tán thành.

Quán triệt quan điểm đề ra trong Hội nghị Trung ương Đảng, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Ban Cán sự Bắc Ninh do Nguyễn Trình là Bí thư, Nguyễn Đức Nguyện, Vũ Kiên làm ủy viên. Tổ chức ra đời là bước phát triển của cách mạng, thể hiện sự thống nhất về lãnh đạo của đảng, phong trào cách mạng tỉnh đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, đáp ứng tốt những yêu cầu của hoàn cảnh [10, tr.93].

Hưởng ứng phong trào đấu tranh nhân dân cả nước, đặc biệt qua ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương. Nhân dân Bắc Ninh tổ chức mít tinh, rải truyền đơn nhằm động viên đồng thời huy động quần chúng ủng hộ gạo, tiền, vũ khí cho cách mạng.

Tháng 4-1941, thành lập chi bộ ghép Phù Chẩn - Dương Húc, tiếp đó thành lập thêm chi bộ Cẩm Giang - Trang Liệt. Tháng 6- 1941, chi bộ Đình Bảng được Hồng Quốc Việt giao nhiệm vụ tuyển chọn một số con em các cơ sở thành lập đội Nhi đồng cứu quốc làm nhiệm vụ thông tin liên lạc cho cán bộ ra vào Đình Bảng… Tiếp đó thành lập tổ Thanh niên phản đế Dương Húc – Phù Chẩn có nhiệm vụ quan trọng là canh gác, bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng; đồng thời tập hợp thanh niên lập ra các tổ đọc sách báo, tuyên truyền lí luận cách mạng trong thanh niên ở địa phương; từ đó động viên khơi dậy tinh thần yêu làng, yêu nước trong nhân dân làm cơ sở phát triển lực lượng cách mạng sau này.

Trong thời gian hoạt động tại Dương Húc, các cán bộ cấp cao của Đảng đã mở nhiều lớp huấn luyện, giáo dục thanh niên và chỉ đạo phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trên địa bàn

Tại Thuận Thành, tháng 6-1941, diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm chống phụ thu lạm bỏ thuế điền vụ chiêm ở Liễu Khê, trước thái độ kiên quyết của quần chúng, buộc lý trưởng phải bãi bỏ những khoản thu vô lý [16, tr.45-46].

Ngày 3-7-1941, Ban Cán sự Đảng Bắc Ninh mở Hội nghị Cán bộ tại Liễu Khê nhằm quán triệt, thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 (5- 1941) do Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo.

Trong hội nghị đã quyết định nhiều vấn đề: Tích cực củng cố và phát triển cơ sở Đảng và cơ sở cách mạng, tuyên truyền rộng rãi chương trình đánh đuổi Pháp – Nhật của Mặt trận Việt Minh, chuyển các tổ chức phản đế thành tổ chức cứu quốc, lập mặt trận Việt Minh từ cơ sở đến tỉnh. Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành những quyền lợi kinh tế trước mắt, kết hợp với đấu tranh chính trị. Tích cực xây dựng lực lượng tự vệ, chuẩn bị tốt lực

lượng để khi thời cơ đến có thể nhanh chóng vùng lên giành chính quyền về tay [48, tr.36-37]. Tiếp sau đó nhiều hội nghị cơ sở cũng liên tiếp diễn ra tại nhiều nơi: Liễu Khê, Liễu Ngạn, Phú Mỹ (Thuận Thành), Ngải Dương, Ngu Nhuế, Lạc Đạo (Văn Lâm), Xuân Cầu (Văn Giang), Đào Xuyên, Thuận Tốn, ấp Đào Nguyên, Nhà máy xe lửa, nhà máy khuy (Gia Lâm), Đình Bảng, Trang Liệt, Phù Chẩn, Yên Viên, Hội Phụ, Phù Khê, Yên Lã (Từ Sơn), Dương Mầu, Dương Húc (Tiên Du), nhà máy giấy Đáp Cầu… kết quả là các hội công nhân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, thanh niên cứu quốc ra đời, một số nơi đã có lực lượng vũ trang là các đội tự vệ, mặt trận Việt Minh. Tiêu biểu là những địa phương có phong trào cách mạng mạnh, đã thành lập các đội tự vệ đầu tiên: Liễu Khê, Trung Mầu, Đình Bảng…

Trong tháng 8-1941, tại Đình Bảng (Từ Sơn), quần chúng đã tổ chức cuộc mít tinh ở lăng Lịng Chảo trong đó lực lượng Việt Minh đã tuyên truyền chương trình đánh đổ phát xít Nhật thu hút nhiều quần chúng tham dự và tin theo.

Từ năm 1941-1942, trước sự khủng bố điên cuồng của Pháp - Nhật, nhận thấy cần phải có địa bàn an tồn cho cơ quan lãnh đạo và các tổ chức cách mạng, An toàn khu (ATK) được thành lập. An toàn khu 1 (ATK 1) của Trung ương Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ từ tháng 7 năm 1941 đến tháng 8 năm 1945, bao gồm hàng trăm làng, xã, phố phường thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hưng Yên, Phúc Yên và thành phố Hà Nội… nằm ở vành đai chung quanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình vận động giải phóng dân tộc ở bắc ninh (1939 1945) (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)