Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 35 - 40)

9. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng nguồn nhân lực KH&CN ở Hải Dương

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực KH&CN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trước nhu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng, chúng ta cần xem xét thực trạng nguồn nhân lực KH&CN của Tỉnh, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

2.1.1. Số lượng và cơ cấu phân theo trình độ đào tạo

Theo báo cáo của Sở KH&CN, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2007 thì số người có trình độ từ cao đẳng trở lên trong toàn tỉnh tính đến thời điểm điều tra (tháng 6/2008) là 37.497 người, chiếm tỷ lệ 2,16 % tổng dân số trong tỉnh. Trong đó:

+ Số người có trình độ cao đẳng là: 15.036 người, chiếm tỷ lệ 40,1 % . + Số người có trình độ đại học là: 21.443 người, chiếm tỷ lệ 57,1 % . + Số người có trình độ thạc sỹ: 990 người, chiếm tỷ lệ 2,6 % . + Số người có trình độ tiến sỹ: 28 người, chiếm tỷ lệ 0,7 % .

BIỂU ĐỒ 01: BIỂU THỊ TRÌNH ĐỘ NGUÔN NHÂN LỰC KH&CN TỪ CAO ĐẲNG TRỞ LÊN Th.S2.6% TS0.7% 40.1% ĐH 57.1%

2.1.2. Phân theo hình thức đào tạo

- Số người được đào tạo chính quy là 23.698 người, chiếm 63,2% tổng số người đã qua đào tạo. Trong đó:

+ Cao đẳng là 6.486 người, chiếm 41,3%; + Đại học là 9.030 người, chiếm 57,5%; + Thạc sỹ là 153 người, chiếm 1,0%; + Tiến sỹ là 29 người, chiếm 0,2%.

BIỂU ĐỒ 02: BIỂU THỊ HÌNH THỨC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN

ChÝnh quy 63.2% KX§ 1.2% T¹i chøc 28% Chuyªn tu 7.6%

- Số người được đào tạo không chính quy là 13.798 người, chiếm 36,8% tổng số người đã qua đào tạo. Trong đó:

- Số người học chuyên tu là 2.849 người, chiếm 7,6% . - Số người học tại chức là 10.499 người, chiếm 28,0% . - Số người được đào tạo khác là 450 người, chiếm 1,2% .

2.1.3. Nhận xét và đánh giá chung

Nguồn nhân lực KH&CN Hải Dương có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, gắn bó với Đảng, với nhân dân; có truyền thống yêu nước, hiếu học, có tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ vươn lên trong học tập sáng tạo; có tâm huyết với quê hương, đã có đóng góp quan trọng trong việc tham mưu tổng kết thực tiễn, xây dựng phương hướng, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh .

Đội ngũ trí thức với đặc trưng lao động trí tuệ sáng tạo của mình đã phát huy vai trò động lực của KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế - xã

hội, an ninh - quốc phòng; đi đầu trong các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh; là lực lượng xung kích trong phong trào tiến quân vào khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới vào tiến trình CNH, HDH tỉnh nhà.

Đội ngũ cán bộ KH&CN có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, hạn chế của nguồn nhân lực KH&CN Hải Dương là:

Sự phân bố đội ngũ cán bộ KH&CN thiếu cân đối so với cơ cấu kinh tế của tỉnh: Giáo dục, đào tạo chiếm tỷ lệ 53,2%, tất cả các ngành còn lại chưa đạt 50% số người hiện nay đang làm việc. Tỉnh có khoảng gần 80% số dân làm nông nghiệp nhưng tỷ lệ người có trình độ từ cao đẳng trở lên trong nông, lâm, thuỷ sản chỉ có 2,5%. Một thực tế dễ nhận thấy là ở 263 xã phường, thị trấn hầu hết thiếu các kỹ sư nông nghiệp. Một số ngành kỹ thuật khác có tỷ lệ thấp như xây dựng 3,8%, giao thông vận tải 0,5%, bưu chính viễn thông 0,9%. Ngành dịch vụ tỷ lệ cũng rất thấp như: Thương nghiệp và khách sạn nhà hàng có 1,7%. Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn có 0,6%.

Số người có trình độ cao đẳng trở lên đang công tác tại tỉnh là 30.546 người. Hàng năm số sinh viên của tỉnh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng khoảng 6.000 người. Điều đó chứng tỏ sau khi tốt nghiệp sinh viên về tỉnh rất ít. Như vậy, nền kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung chưa tạo ra được nhiều việc làm; mặt khác cơ chế và chính sách thu hút của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn đối với trí thức trẻ.

Tỉnh Hải Dương đang thiếu hẳn một đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ cao trong các ngành kinh tế và KH&CN mũi nhọn, đồng thời thiếu cả cán bộ có trình độ cao về quản lý sản xuất, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Trong tỉnh không có Tiến sỹ khoa học. Rất thiếu những chuyên gia có khả năng đảm đương những dự án lớn về KH&CN; thiếu chuyên gia đầu ngành để

tập hợp, đào tạo và hướng dẫn lớp cán bộ trẻ, cán bộ kế cận về hoạt động KH&CN nói chung; đặc biệt là thiếu chuyên gia về công nghệ.

Trong số cán bộ KH&CN, có nhiều người hẫng hụt về kiến thức và năng lực thực hành do không được cập nhật kiến thức, thông tin thường xuyên về khoa học, công nghệ, về quản lý sản xuất, quản lý kinh tế. Mặt khác, do những đặc điểm trong đào tạo, và do chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận với những thành tựu khoa học mới nên thiếu kiến thức ở nhiều lĩnh vực KH&CN hiện đại, đặc biệt là năng lực triển khai công nghệ, thích nghi, cải tiến và tiến tới tạo ra công nghệ mới có hiệu quả cao cho sản xuất; tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ còn yếu.

Một số cán bộ KH&CN hiện đang làm việc trong môi trường không đủ điều kiện tái sản xuất lao động trí óc, thiếu thông tin và thiếu động lực sáng tạo. Chính vì vậy, kiến thức dần bị teo đi, khả năng thích ứng với những thành tựu mới rất hạn chế.

Do đồng lương còn eo hẹp nên một số cán bộ KH&CN tìm cách để tăng thu nhập, ít tập trung tinh lực vào công tác chuyên môn, vào nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, dẫn đến lãng phí chất xám trên diện rộng.

Một bộ phận lớn cán bộ KH&CN đang công tác được đào tạo trong hoàn cảnh chiến tranh, điều kiện thiếu thốn, một bộ phận được đào tạo dưới cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp và trong các trường hợp đào tạo khoảng 10 năm trở về trước các tri thức, kỹ năng về quản lý, về kinh tế... trong cơ chế thị trường ít được quan tâm. Một số tuy có trình độ đại học, nhưng theo hệ chuyên tu, tại chức, không được đào tạo một cách cơ bản có hệ thống. Một số khá đông không được đào tạo, bồi dưỡng kịp thời về quản lý hành chính, về nghiệp vụ chuyên môn theo chức danh quản lý. Vì vậy, nhiều cán bộ chưa được trang bị kiến thức để có thể hoạt động trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN.

Mặc dù tỷ lệ học ngoại ngữ (kể từ trình độ A trở lên) đạt 53,9% (trong đó tiếng Anh là 83,4%, tiếng Nga là 8,2%, Pháp là 1,6%, tiếng Trung là 1,3%,

tiếng Đức, tiếng khác là 4,4%) nhưng hầu hết không đủ điều kiện giao dịch quốc tế, tham dự các sinh hoạt khoa học quốc tế, không có khả năng hoặc không có điều kiện khai thác tư liệu nước ngoài.

Phần đông cán bộ KH&CN không có đề tài, chương trình nghiên cứu, tư vấn, phản biện.

Trên đây là một số mặt mạnh và những hạn chế của đội ngũ cán bộ KH&CN tỉnh Hải Dương. Đó là cơ sở để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)