Mục tiêu đào tạo gắn với thị trường lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 83 - 93)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Mục tiêu đào tạo gắn với thị trường lao động

Khi khảo sát liên thông đào tạo tại hai trường: Cao đẳng nghề Hải Dương và Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, tác giả luận văn nhận thấy: Mục tiêu chương trình đào tạo liên thông chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy, các cơ sở sử dụng lao động đánh giá rất thấp sản phẩm qua đào tạo. Để làm rõ hơn về vấn đề này tác giả đã làm việc, phỏng vấn Lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương về nhu cầu lao động.

Lãnh đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết nhu cầu lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2010 là 60.000 lao động và đến 2015 là 80.000 lao động. Nhu cầu của 2.432 doanh nghiệp trong nước đến năm 2010 là 35.000 lao động và đến năm 2015 là 50.000 lao động. Theo Niên giám thống kê năm 2007, nhu cầu lao động của khối hành chính, sự nghiệp đến năm 2010 là 5.000 người và năm 2015 là 7.000 người. Do nhu cầu của khối hành chính, sự nghiệp thấp hơn nhiều so với khối doanh nghiệp, nên luận văn tập trung nghiên cứu nhu cầu lao động ở doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cụ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Khu Công nghiệp Đại An.

Bảng 12: Doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Đại An (Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp Hải Dương cung cấp)

Tên Công ty Nước đầu tư Ngành nghề SX, KD Vốn đầu tư USD Thời hạn Nhu cầu lao động CTy CP thức ăn chăn nuôi VINA Việt Nam

Kinh doanh, sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi, nông, thuỷ hải sản đáp ứng thị trường trong nước

1.500.000 49 năm 1.400 CTy TNHH CHYUN JAAN Đài Loan

Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ nhựa và từ cao su , các loại bọt, bọt xốp , bọt xốp EVA, vật liệu đóng giầy, vỏ, tấm, dép, các linh kiện dụng cụ ô tô, đồ chơi, linh kiện điện tử, đồ dùng điện tử, dụng cụ thể thao, vật liệu giữ nhiệt, vật liệu công trình.

1.500.000 49

năm 5.000

CTy TNHH

HAI VINA Hàn Quốc

Sản xuất các loại găng tay,

quần thể thao xuất khẩu. 2.700.000 49

năm 6.500 CTy TNHH Sản xuất và Xuất khẩu Nam Tiến Trung Quốc Sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ rau quả tươi và thực hiện các dịch vụ có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm từ rau quả tươi.

1.100.000 49 năm 4.000 CTy TNHH Bao Bì AP ( Hà Nội ) Singapore Sản xuất và in các loại thùng Carton, tấm Carton dạng cứng và dạng sóng. 1.250.000 49 năm 1.500

CTy TNHH

May Tinh Lợi Hồng Kông

Sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm may mặc từ nguyên liệu dệt, dệt kim, len và các nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may. 6.000.000 48 năm 9.000 Cty TNHH May Ever -

Glory Trung Quốc

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc từ vật liệu dệt, dệt kim và các vật liệu ngành dệt may khác. 330.000 48 năm 7.200 Liên doanh Hoá nhựa Đệ nhất Liên doanh Việt Nam - Đài Loan

Sản xuất kinh doanh ống

nhựa. 1.500.000 48 năm 1.200 CTy CP Nhựa và Bao bì An Phát Việt Nam

Sản xuất các loại túi Polyethylence (HDPE) được sử dụng trong nhiêu lĩnh vực khác nhau. 318.000 48 năm 1000 CTy TNHH Gia công chế biến rau quả Vạn Phúc

Trung Quốc

Sản xuất kinh doanh, gia công và chế biến các thành phẩm, bán thành phẩm từ nguồn nông, lâm, thủy sản và các loại thịt.

428.048 48

năm 1000

CTy TNHH SX DV TM Môi trường Xanh

Việt Nam

Thu gom, vận chuyển, lưu giữ , xử lý rác thải, tái chế, chất thải, …

284.000 47

năm 1500

CTy TNHH

Kiến Hưng Đài Loan

Sx và Kd các sản phẩm nhựa và nhựa cao su, bánh xe chuyên dụng trong CN; các sản phẩm bánh xe dùng cho

các loại cặp, vali, túi sách, các loại bóng dùng trong thể thao.

CTy TNHH

Hồng Gia Việt Nam

Cắt may, định hình và gia công vải tuyn; gia công, cắt may và định hình vải sản xuất màn. 185.500 46 1200 CTy TNHH Việt Nam Toyo Denso Nhật Bản Sản xuất thiết bị, phụ tùng cho tô tô, xe máy. Sản xuất

máy phát điện. 4.345.000 46 4.500

CTy TNHH Việt Tường

Quốc Đảo Samoa

Sản xuất và gia công, cắt tấm, bồi dán, ép hoa văn, in chữ, tạo hình, pha chặt các loại sản phẩm từ nhựa, cao su, nhựa tổng hợp, xốp. Gia công, bồi dán, ép hoa văn, in chữ của bề mặt nguyên vật liệu chống cháy.

800.000 46 1.250

CTy TNHH

Aiden Việt Nam Nhật Bản

Sản xuất, chế tạo và lắp ráp các bộ phận, chi tiết, linh kiện

sản phẩm điện và điện tử. 1.300.000 46 1.400

CTy TNHH

Vina Okamoto Hồng Kông

Sản xuất, gia công các loại giày, ủng và găng tay; Sản xuất, gia công các loại áo mưa và áo khoác gió.

2.500.000 45 1.100

CTy TNHH

Dy-Vina Hàn Quốc

Sản xuất và kinh doanh dây gia cố, vỏ bọc cho cáp điện và cáp sợi quang.

1.500.000 45

CTy TNHH Sản xuất ván sàn Việt Nam

Hồng Kông

Sản xuất kinh doanh ván sàn tre.

4.400.000 48

năm 1.400

CTy TNHH

Orisel - Việt Nam

Hàn Quốc

Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu điện, linh kiện điện tử, bao gồm cả cầu trì sử dụng trong công nghiệp.

855.000 367.000 300.000 48 năm 1.250 CTy TNHH Sumidenso Nhật Bản

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mạng dây điện và điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử và ô tô.

8.000.000 30

năm 7.000

CTy CP Vĩ Sơn

Việt Nam Sản xuất sợi cao cấp. 955.000 48

năm 2.500 CTy

German - TEC

Đức

Sản xuất kinh doanh máy cơ khí, máy công nghiệp công nghệ cao. 900.000 47 năm 1.250 CTy TNHH Dây cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam Nhật - Mỹ

Sản xuất kinh doanh dây cáp điện ô tô. 7.000.000 47 năm 3.500 CTy TNHH Princeton BioMeditech Việt Nam Hàn Quốc

Sản xuất kinh doanh các loại bộ thiết bị kiểm tra sức khoẻ sử dụng một lần không chỉ giới hạn ở HCH&LCH. 450.000 47 năm 1500 CTy TNHH Ge-Shen (Việt Nam) Malaixia

Sản xuất, kinh doanh, gia công và lắp ráp các loại sản phẩm nhựa CN dùng cho ô tô, xe máy, điện, điện tử, và thiết bị văn phòng; thiết kế và sản xuất khuôn mẫu với độ chính các cao cho sản phẩm.

810.000 46

CTy TNHH VP Industry Việt Nam

Malaixia

Sản xuất và kinh doanh linh kiện, máy móc bằng chất liệu

nhựa có độ chính xác cao. 4.500.000 46 năm 4.500 CTy TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam British Virgin Islands

Gia công chế tác kim cương.

1.377.474 2.500

CTy TNHH Quốc tế Hoa

Thần Việt Nam

Trung Quốc

Sản xuất bào chế thuốc đông

dược từ cây Lô Hội. 4.000.000 46

năm 3.500

CTy TNHH

PHI Đài Loan Sản xuất kinh doanh sợi, may

mặc, quần áo. 12.000.000 49

năm 4.800

CTy TNHH

Haatz Vina Hàn Quốc

Sản xuất kinh doanh hệ thống

thông hơi và xử lý mùi của bếp. 600.000 45

năm 500

CTy TNHH Hinsitsu Sreen Việt Nam

Malayxia

Sản xuất kinh doanh, gia công và in ấn các loại nhãn trên mọi chất liệu dùng cho các sản phẩm công nghiệp. 360.000 45 năm 500 CTy TNHH Thiết bị điện liên đại Hồng Kông

Sản xuất các thiết bị điện (phích cắm, ổ cắm, công tắc, phụ kiện điện khí ngũ kim, dây điện, ốc vít, đồng ép khuôn). 2.000.000 45 năm 1.500 CTy TNHH Yuang Heng Việt Nam Mỹ

Sản xuất đồng hồ đo năng lượng và các linh phụ kiện; sản xuất điều hoà không khí và các linh phụ kiện; gia công nguyên liệu đồng, nhôm, thép.

500.000 45

CTy TNHH

Seiko Việt Nam Malaysia

Sản xuất kinh doanh, gia công các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực in ấn dùng trong các ngành công nghiệp, tự động hoá, dược phẩm, máy tính, viễn thông, điện và điện tử.

500.000 45 năm 3.500 CTy CP SilkRoad Hà Nội Hàn Quốc

Sản xuất kinh doanh chất phụ

gia bê tông. 1.000.000 45

năm 1.000 CTy TNHH Namae Vina Electronics Hàn Quốc Trung Quốc

Sản xuất linh kiện điện tử

3.500.000 45 năm 3.000 CTy TNHH Việt Nam Harajuku Electrical Appliance Nhật Bản Sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử; Sản xuất và lắp ráp các bảng mạch điện tử. 2.000.000 45 năm 2.500 Chi nhánh CTy TNHH DongBang Nhật Bản

Sản xuất thép thanh, thép dây không gỉ các loại, thép dây carbon các loại, thép dây hợp kim các loại. 2.800.000 45 năm 2.200 CTy TNHH Taishodo Việt Nam Hồng Kông

Sản xuất linh kiện điện tử.

3.000.000 45

năm 3.250

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Đại An mở rộng Việt Nam

Xây dựng và kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN

Đại An mở rộng. 50

CTy TNHH Chemilens Việt Nam Hàn Quốc Sản xuất mắt kính thuốc. 2.000.000 45 năm 1.500 CTy TNHH Hulane Electronic Samoa

Sản xuất kinh doanh, gia công và thiết kế các thiết bị cấu thành nên giắc nối dùng trong lĩnh vực điện tử và điện nói chung.

4.800.000 45

năm 3.500

Qua bảng thống kê ở trên, ta thấy Đại An là một khu công nghiệp có rất nhiều ngành nghề khác nhau. Khi phỏng vấn lãnh đạo Công ty TNHH Namae Vina Electronics của Hàn Quốc, sản xuất linh kiện điện tử và Công ty TNHH Aiden Việt Nam của Nhật Bản cũng sản xuất linh kiện điện tử, thì thấy yêu cầu về chất lượng lao động của 02 Công ty này khá khác nhau trên các khía cạnh dây truyền sản xuất, quy mô sản xuất, trình tự sản xuất, tổ chức sản xuất, yêu cầu kỹ thuật của lao động tham gia dây truyền sản xuất.

Điểm chung của 02 Công ty này là gì? Có lẽ điểm chung nhất là thái độ làm việc trong lao động công nghiệp và chuyên môn cơ bản trong chuyên ngành điện tử.

Mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu lao động của cả 02 Công ty này thế nào? Theo tác giả có 02 cách xây dựng mục tiêu đào tạo: thứ nhất là xây dựng mục tiêu đào tạo theo yêu cầu của từng công ty; thứ hai là xây dựng mục tiêu đào tạo chung cho cả hai công ty.

Xây dựng mục tiêu đào tạo theo yêu cầu của từng công ty. Đây là đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo hợp đồng. Cơ sở đào tạo căn cứ vào yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và các yêu cầu khác về lao động của công ty, để xây dựng mục tiêu đào tạo. Tuy nhiên, mục tiêu đào tạo cũng phản ánh được năng lực thực hiện của các cơ sở đào tạo. Mục tiêu đào tạo phải được xây

dựng cụ thể, chi tiết, rõ ràng, không chung chung, không quá cao và quá rộng. Mục tiêu đào tạo đúng có vai trò quyết định chương trình đào tạo.

Đào tạo theo địa chỉ có hiệu quả rất cao, cơ sở sử dụng lao động không phải đào tạo lại, số lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường. Liên thông đào tạo rất phù hợp với đào tạo theo địa chỉ do kế thừa được kiến thức, kỹ năng đã có của người học, phần kiến thức, kỹ năng mới dễ được bổ sung theo nhu cầu thị trường lao động.

Đầu năm 2008, Trường Cao đẳng nghề Hải Dương đã ký hợp đồng đào tạo lao động nghề điện tử để sản xuất linh kiện điện tử với Công ty Uniden - Nhật Bản. Mục tiêu đào tạo được xây dựng trên cơ sở yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi làm việc của lao động tại công ty. Về kiến thức: hiểu quy trình sản xuất linh kiện điện tử vi mạch bán dẫn; hiểu nguyên lý hoạt động cơ bản, ký hiệu, ứng dụng của vi mạch; phương pháp kiểm tra, phân loại linh kiện vi mạch bán dẫn. Về kỹ năng: thao tác đạt 01 phần tử linh kiện/giây; tỷ lệ sai hỏng 1/1000. Về thái độ làm việc: tự giác chấp hành các quy định làm việc của xưởng sản xuất và công ty, thực hiện và xây dựng công ty văn hoá, đạt điểm 7/10 trở lên là tốt, 5/10 đến dưới 7/10 là tạm được, dưới 5/10 là kém (việc chấm điểm theo quy chế của công ty).

Mục tiêu cụ thể và chi tiết trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chương trình đúng và trúng với nhu cầu sử dụng. Kết quả là sau đào tạo, số học sinh vào làm việc được ngay là 32/34 học sinh; 2/34 đạt kém về thái độ do vi phạm không chấp hành quy định của xưởng sản xuất.

Xây dựng mục tiêu đào tạo chung cho cả hai công ty.

Mục tiêu đào tạo được xây dựng chung cho nhiều công ty. Đây là mục tiêu đào tạo thường thấy ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tại buổi làm việc với lãnh đạo Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ, tác giả luận văn có phỏng vấn về mục tiêu đào tạo của trường đã đáp ứng được yêu cầu lao động của doanh nghiệp nào ? Thì được trả lời như sau:

‘‘Mục tiêu đào tạo không thể đáp ứng cho một doanh nghiệp đơn lẻ mà đáp ứng cho nhiều doanh nghiệp’’. Nhưng mỗi doanh nghiệp có một quy trình, công nghệ riêng. Vậy làm thế nào để mục tiêu đào tạo đó thích ứng với mọi doanh nghiệp? Đây là vấn đề cần xem xét nghiên cứu.

Một trường thường đào tạo nhiều khoá học, nhiều lớp học cho một nghề và theo chương trình khung thống nhất trên cả nước. Việc xây dựng chương trình khung ở nước ta thường mất từ 02 đến 05 năm. Từ khi nghiên cứu xây dựng chương trình đến lúc ứng dụng khoa học và công nghệ là khác xa nhau, nên mục tiêu chương trình đã không còn phù hợp, khiến mục tiêu các chương trình cứ chung chung giống nhau. Theo tác giả, đào tạo nguồn nhân lực rất khó có thể đáp ứng yêu cầu làm việc được ngay. Để đào tạo nguồn lao động cho trước mắt và lâu dài theo dự báo, cần xây dựng mục tiêu đào tạo sát với nhu cầu thị trường lao động trong mỗi giai đoạn. Mục tiêu xuyên suốt là hướng dẫn cho người học kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm... Người học là trung tâm, chủ động trong mọi tình huống đáp ứng theo sự linh hoạt của thị trường. Lấy kỹ năng là mục tiêu chính sẽ giúp người học có thể thích ứng yêu cầu lao động của nhiều công ty trên cơ sở kỹ năng, năng lực của bản thân. Việc xác định mục tiêu đào tạo có vai trò rất quan trọng. Mục tiêu sai sẽ dẫn đến chương trình, nội dung, phương pháp không phù hợp; kết quả là chất lượng đào tạo không được xã hội chấp nhận.

Mục tiêu chương trình đào tạo liên thông khoá 7 nghề Điện công nghiệp của Trường Cao đẳng nghề Hải Dương đã lược bỏ những gì chung chung quá rộng lớn không thể thực hiện được và đi sâu vào những vấn đề cụ thể sát với nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh, tập trung vào kỹ năng của người học. Trên cơ sở đó đã đổi mới được cả chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Kết quả lớp liên thông đào tạo khoá 7, nghề Điện công nghiệp của Trường có 26 sinh viên, được các doanh nghiệp đánh giá tốt 17 sinh viên, tạm được 6 sinh viên, kém 3 sinh viên. Như vậy, qua thực tế thử nghiệm trên, mục tiêu đào tạo gắn sát nhu cầu thị trường lao động đã có hiệu quả cao hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)