Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 94 - 97)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đổi mới liên thông đào tạo bắt đầu từ giáo viên

Có một thực tế là giáo viên các trường Đại học, Cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp rất hạn chế về thực tiễn. Theo báo cáo của phòng Tổ chức trường Cao đẳng nghề Hải Dương về quá trình công tác của giáo viên, chỉ có 03 người đã qua thực tế ở doanh nghiệp, 02 người từ cơ quan hành chính chuyển về, còn lại về làm công tác giảng dạy ngay sau khi tốt nghiệp Đại học.

Tiếp tục phỏng vấn một giáo viên trẻ vừa tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội ở Khoa Điện- Điện tử, Trường Cao đẳng nghề Hải Dương, chuyên ngành tự động hóa về thực tập tại Trường, cho biết: “Có về đây mới biết thiết bị, máy móc là vậy, ở trường đâu có thiết bị, máy móc mà học, học chay là chính’’. Kiến thức đã học ở trường không biết ứng dụng vào đâu, không có gì kiểm chứng, chất lượng đào tạo không có cơ quan nào kiểm định... Liên quan đến đội ngũ giáo viên các trường hiện nay còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu.

Tác giả khảo sát về môi trường làm việc của giáo viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ bằng phiếu hỏi. Số phiếu phát ra là 132, số phiếu nhận về 125. Tổng hợp như sau:

Bảng 13: Đánh giá môi trường làm việc của giáo viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.

Mức Nội dung Rất tốt (%) Tốt (%) Tạm được (%) Kém/thấp (%) Thu nhập 100 Cơ hội học tập 5 12 83 Tính phù hợp của kiến thức 15 40 45 Kỹ năng nghề nghiệp 2 30 68 Phương pháp dạy 10 15 30 45

Từ kết quả khảo sát trên, theo tác giả, để nâng cao chất lượng liên thông đào phải bắt đầu từ đổi mới giáo viên. Đây là khâu mở đầu cho tất cả các khâu và là sự đổi mới căn bản, quan trọng nhất.

Đổi mới giáo viên không có nghĩa là thay giáo viên mà là thay đổi nhận thức về đào tạo liên thông trên cơ sở chương trình xuất phát từ mục tiêu đào tạo phải gắn với thị trường lao động.

Tiếp cận với thực tế thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ của giáo viên. Hàng năm, Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu, tham gia sản xuất tại doanh nghiệp, để khảo sát nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh và khu vực. Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng điều chỉnh mục tiêu chương trình, chương trình, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy.

Chế độ đãi ngộ với giáo viên hiện nay còn nhiều hạn chế. Lương của giáo viên bình quân ở Trường Cao đẳng nghề Hải Dương ở hệ số 3.0 x 540.000 = 1.620.000 + 30% = 2.106.000 đồng/tháng. Với giá sinh hoạt như

hiện nay, mức lương trên không đủ sinh hoạt cho một giáo viên, chưa nói đến gia đình. Vì vậy, có giáo viên rất tâm huyết với ngành nhưng không “chịu” nổi đành chuyển ra môi trường khác có thu nhập cao hơn. Chất xám của các trường đang chảy ra ngoài theo hướng về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Muốn theo kịp trình độ khoa học tiên tiến, giáo viên phải không ngừng học tập. Để làm được điều đó, họ phải có thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống mới tập trung vào chuyên môn; đảm bảo sự khuyến khích nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo, nhu cầu trang bị và sử dụng các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như máy vi tính, đi tham quan, trao đổi khoa học với nước ngoài.

Để tăng thêm thu nhập, hiện nay, giáo viên phải tìm cách ‘‘kiếm thêm’’ ngoài lương để đảm bảo cuộc sống bản thân và gia đình bằng nhiều cách khác nhau. Một số dành thời gian và trí tuệ cho công việc ngoài trường. Một số khác không có khả năng làm việc ngoài trường thì cách dạy thêm nhiều giờ dẫn đến không còn thời gian nghiên cứu, đổi mới phương pháp. Do tiền lương thấp nên giáo viên không đủ tiền để mua sách, tài liệu nghiên cứu, trong khi đó tỷ lệ lạm phát ngày càng tăng, đồng tiền trượt giá.

Tăng thu nhập, các chế độ đãi ngộ khác là rất cần thiết để đảm bảo cho giáo viên yên tâm nghiên cứu, đổi mới nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Cần có định mức hợp lý đối với giáo viên: hiện nay, định mức lao động, chế độ giảng dạy, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học không phù hợp. Quá nhiều giờ giảng (480giờ/năm), khi lên lớp phải thực hiện quá nhiều thủ tục, gây lãng phí thời gian, vật tư, ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên. Chế độ thâm nhập thực tế, trao đổi học thuật, tham gia hội thảo... chưa được quy định rõ... Bởi vậy, cần tăng thời gian học tập, nghiên cứu, thâm nhập thực tế, trao đổi học thuật.., giảm thời gian giảng dạy đối với giáo viên.

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo cả chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới, công nghệ mới, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên nâng cao kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu.

Tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giáo viên có chất lượng, sự chảy máu chất xám trong các nhà trường đang diễn ra một cách khó kiểm soát. Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước. Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng lạc hậu. Vì vậy, cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở các nước Âu Mỹ trong vòng từ 01 - 03 năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học. Trên cơ sở đó, họ mới có đủ điều kiện phát huy vai trò nòng cốt trong đào tạo.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, đào tạo liên thông gắn với thị trường lao động nói riêng, trước hết phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)