Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 102 - 104)

9. Kết cấu của Luận văn

3.7. Đổi mới về đầu tư và cơ chế tài chính

Cơ chế tài chính hiện nay không tạo quyền tự chủ cho các trường. Kinh phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự ‘‘xin - cho’’. Có năm kinh phí được tính theo biên chế viên chức của trường. Đầu tư cũng tương tự. Khi thu phải nộp vào kho bạc, lúc chi cần được phép của cấp trên. Vậy cơ chế đầu tư tài chính hiện nay như thế nào?

Tác giả tiến hành phỏng vấn (qua điện thoại) với 09 cán bộ thuộc phòng Kế hoạch - Tài chính của 2 trường: Cao đẳng nghề Hải Dương và Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ thì 100% đều trả lời thay đổi cơ chế tài chính hiện nay là rất cấp thiết.

Do điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Sự lạc hậu và nghèo nàn của các Nhà trường không thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội.

Đào tạo liên thông rất cần sự đầu tư đồng bộ và có hệ thống của các cơ sở giáo dục. Trang thiết bị, máy móc thực hành phải tiên tiến hiện đại, đáp

ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động. Đầu tư cho đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ rất tốn kém. Việt Nam chưa thoát khỏi nước nghèo, do vậy đào tạo kỹ thuật, công nghệ chất lượng còn yếu kém và cách xa với các nước phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đầu tư trọng điểm cho các trường khu vực đủ mạnh để đáp ứng phần nào yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ theo thị trường lao động.

Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng nhưng không phải là yếu tố quyết định sự thành công của liên thông đào tạo. Chúng ta có thể đầu tư về cơ sở vật chất cho một số trường ngang tầm đẳng cấp quốc tế, nhưng nguồn giáo viên trình độ quốc tế chưa có thì cũng không thể có chất lượng khu cực chứ đừng nói đến chất lượng quốc tế.

Chế độ học phí khi đào tạo theo tín chỉ chưa có quy định cụ thể. Nghị định 43/NĐ - CP của Chính phủ quy định về việc tự chủ về tổ chức, kinh phí của các đơn vị sự nghiệp công lập. Nhưng nhiều Thông tư, Quyết định quy định quá chặt chẽ, chồng chéo lẫn nhau, rất khó thực hiện. Thủ tục thanh toán rườm rà, không phát huy được tính tự chủ của các đơn vị, không khuyến khích được người có trình độ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Bởi vậy, cần đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tự chủ, giao quyền cho các đơn vị, chất lượng đào tạo gắn liền với định mức kinh phí và học phí. Chất lượng càng cao thì học phí càng lớn, tạo lên khung học phí để các trường làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư và chi phí đào tạo.

Đối với các cơ sở sử dụng lao động qua đào tạo cần có trách nhiệm với các cơ sở đào tạo. Kinh phí đóng góp cho đào tạo thông qua thuế, hoặc phải có trách nhiệm đào tạo lao động kỹ thuật cùng với cơ sở đào tạo.

Tuyên truyền, động viên các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí đầu tư phát triển Nhà trường.

Hải Dương là tỉnh có nguồn thu khá, nhưng chưa đủ khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một trường chuyên nghiệp. Vì vậy, Hải Dương cần quy hoạch lại các trường, để đầu tư tập trung, có trọng điểm vào một số ngành nghề mũi nhọn theo nhu cầu thị trường. Đồng thời, tăng cường thu hút nguồn vốn trung ương và các nguồn vốn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Liên thông đào tạo trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)