Đặc điểm nhu cầu tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 30)

1.2. Đặc điểm hoạt động thông tin – thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội

1.2.2.2. Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của con người nhằm đảm bảo duy trì và thực hiện các hoạt động nhận thức thực tiễn xã hội. Do vậy nhu cầu tin luôn gắn chặt với nhu cầu nhận thức của con người. Nhu cầu nhận thức càng cao thì nhu cầu tin càng lớn.

Hiện nay, do việc chuyển đổi từ phương thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ nên nhu cầu tin trong ĐHQGHN có nhiều biến đổi, phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn.

Luận văn đã khảo sát 200 phiếu điều tra. Trong đó nhận được 15 phiếu của nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lí, 40 phiếu của nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy, 125 phiếu của NDT là sinh viên, học viên. Qua phân tích kết quả thu được từ phiếu điều tra, luận văn đã khái quát các đặc điểm về nhu cầu tin của người dùng tin như sau:

*Về lĩnh vực chuyên môn

Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên hầu hết các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm NDT quan tâm. Tuy nhiên nhu cầu tin cao nhất về lĩnh vực khoa học xã hội (61,6%), khoa học tự nhiên (54,4,%), tiếp theo là khoa học Mac-Lenin (50%) vì việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập lý luận Mac-lenin là không thể thiếu trong các nhà trường. Bên cạnh đó, nhu cầu tin về các lĩnh vực công nghệ thông tin cũng khá cao (41,6%), các ngành khoa học xã hội mới được đưa vào chương trình đào tạo và diện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Trong thời gian vừa qua, ĐHQG đang triển khai Đề án xây dựng và phát triển 16 ngành và 26 chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế- xã hội mũi nhọn ở ĐHQGHN đạt trình độ quốc tế, gọi tắt là nhiệm vụ chiến lược 16+23. Chính vì vậy mà Trung tâm đã và đang tăng cường bổ sung các tài liệu phục vụ cho nhiệm vụ chiến lược của ĐHQGHN.

Lĩnh vực khoa học Tổng số CB quản lí, lãnh đạo

CB nghiên cứu, giáo viên

NCS, CH, sinh viên SL % SL % SL % SL % KHXH&NV 111 61,6 12 80 24 60 75 60 Khoa học tự nhiên 98 54,4 11 73,3 22 55 65 52 Khoa học ứng dụng 41 22,7 5 30 10 25 25 20

Công nghệ thông tin 75 41,6 10 66,6 15 37,5 50 40

Khoa học kinh tế 47 26,1 5 33,3 12 30 30 24 Khoa học giáo dục 63 35 7 46,6 8 20 48 38,4 Khoa học Mac- Lenin 90 50 15 100 25 62,5 50 40 Các lĩnh vực khác 56 31 7 46,6 14 35 35 28

*Về loại hình tài liệu

Nhìn chung nhu cầu sử dụng tài liệu giáo trình và tài liệu tham khảo chiếm ưu thế (100% và 78%) đối với nhóm NDT là sinh viên và học viên

Trong giai đoạn hiện nay, do phương thức đào tạo chuyển đổi từ niên chế sang học chế tín chỉ, nhu cầu tin của người dùng trong ĐHQG ngày càng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn. Những thông tin được họ khai thác theo nhiều phương thức và ở nhiều loại hình khác nhau. Mỗi nhóm người dùng tin ở ĐHQGHN có mục đích và nhu cầu khác nhau nên đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại hình tài liệu phục vụ cho nhu cầu của họ cũng khác nhau.

Đối với nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý, thông tin họ cần có tính tổng hợp, khái quát tính thời sự và dự báo cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định. Chính vì vậy sự lựa chọn của họ là các tạp chí chuyên ngành (86,6%), báo cáo khoa học (80%), tài liệu điện tử (80%) tài liệu tra cứu (60%), đề tài nghiên cứu khoa học (53,3%)… và một số loại hình khác như sách tham khảo…

Đối với nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng viên, thông tin học cần có tính lí luận và thực tiễn, thông tin cụ thể và chính xác. Vì vậy sự lựa chọn của họ là báo cáo khoa học (87,5%), đề tài nghiên cứu khoa học (80%), tạp chí chuyên ngành (70%), tài liệu tra cứu (75%), sách tham khảo (45%), nhu cầu về luận văn - luận án, giáo trình ít được quan tâm và sử dụng.

Đối với người dùng tin là NCS, CH, sinh viên do mục đích của họ là sử dụng thông tin phục vụ cho học tập và nghiên cứu nên tài liệu họ lựa chọn có những thông tin trong tài liệu có tính chất cẩm nang giúp học viên, sinh viên định hướng, lĩnh hội và tiếp nhận thông tin, kiến thức từ phía giảng viên như giáo trình, sách tham khảo là những loại tài liệu được nhóm NDT này sử dụng nhiều. Nhu cầu sử dụng nhiều nhất là giáo trình (100%), tiếp đến là tài liệu tham khảo (78%), tài liệu tra cứu (60%) luận án, luận văn được sinh viên năm thứ ba, thứ tư, học viên cao học và nghiên cứu sinh sử dụng nhiều (56%), tạp chí chuyên ngành (36%), hiện nay do đặc thù của phương thức đào tạo theo tín chỉ, nhu cầu thông tin dưới dạng điện tử được nhóm NDT này quan tâm nhiều (40%). Qua bảng thống kê chúng cho thấy, tài liệu đa phương tiện được rất ít người sử dụng 5(0,27%) vì lí do hiện nay Internet trở thành công cụ tra cứu hữu hiệu và đã dần thay thế các phương tiện nghe nhìn khác.

Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng tài liệu của người dùng tin Tổng số CB quản lí, lãnh đạo CB nghiên cứu, giảng viên NCS, CH, sinh viên SL % SL % SL % SL % Giáo trình 134 74,4 0 0 9 22,5 125 100

Tài liệu tham khảo 121 67,2 5 30 18 45 98 78

Luận văn, luận án 75 41,6 0 0 5 12,5 70 56

Tài liệu tra cứu 106 58,8 9 60 22 55 75 60

T/chí chuyên ngành 86 47,7 13 86,6 28 70 45 36

Tài liệu điện tử 92 51.1 12 80 30 75 50 40

TL đa phương tiện (băng đĩa)

5 0,27 0 0 0 0 5 12,5

Đề tài NCKH 72 40 8 53,3 32 80 32 25,6

Báo cáo khoa học 82 45,5 12 80 35 87,5 35 28

Tóm lại: Nhu cầu tin của NDT trong ĐHQGHN thể hiện rõ đặc thù của một trường đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Nhu cầu tin phong phú, đa dạng nhưng có tính chất chuyên sâu. Những đổi mới trong phương thức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới hoạt động thông tin thư viện đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ tại đại học quốc gia hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)