Đảng cầm quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 26)

7. Kết cấu của đề tài

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.3. Đảng cầm quyền

Sự tồn tại của một đảng chính trị gắn với cuộc đấu tranh giành chính quyền, thực hiện những lợi ích của giai cấp, đạt được mục tiêu cuối cùng là trở thành đảng cầm quyền và đương nhiên, thành lập chính phủ để thể hiện ý chí thống trị xã hội của giai cấp mình.

Đảng cầm quyền là khái niệm dùng để chỉ đảng đang nắm quyền, đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền, để điều hành quản lý nhà nước, nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp. Để trở thành một đảng cầm quyền, các đảng chính trị cần bảo đảm các điều kiện như sau: 1/ Đảng và giai cấp mà đảng đại diện phải có cơ sở kinh tế- xã hội và được hình thành từ trong quá trình phát triển của quốc gia. 2/ Đảng tồn tại và hoạt động hợp pháp. 3/ Đảng phải tranh cử để thắng trong các cuộc bầu cử và nắm quyền hành pháp. 4/ Đảng phải có chương trình hành động vừa bảo vệ lợi ích giai cấp, vừa thống nhất với lợi ích quốc gia dân tộc, vừa theo kịp xu thế của thời đại. 5/ Đảng phải có hệ tư tưởng, đường lối chính sách, cương lĩnh cầm quyền đúng đắn để bảo đảm thắng cử trong các cuộc bầu cử. 6/ Đảng phải biết tập hợp quần chúng nhân dân, vận động quần chúng ủng hộ.

Như vậy, khi đảng nào điều hành chính phủ thì gọi là đảng cầm quyền, còn đảng kia đóng vai trò là đảng đối lập. Hiện tại, Đảng Dân chủ đang là đảng cầm quyền ở Mỹ, năm quyền hành pháp dưới sự điều hành của Tổng thống Barack Obama, còn Đảng Cộng hòa là đảng đối lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh hoạt động của đảng dân chủ và đảng cộng hòa trong hệ thống chính trị mỹ từ năm 2001 đến nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)